Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Kết quả nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn
3.4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT trên địa bàn huyện Văn Bàn
3.4.1.1. Quan điểm về nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT trên địa bàn huyện Văn Bàn
- Lợi nhuận là một trong những mục tiêu quan trọng đối với NH vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX phải phục vụ mục tiêu này, phải góp phần nâng cao lợi nhuận cho NH qua việc tăng doanh số cho vay, giảm tỷ lệ nợ quá hạn.
- Mục tiêu lợi nhuận của NH phải gắn với mục tiêu phát triên kinh tế xã hội của địa phương, là nền tảng để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển hệ thống của
NH, lành mạnh hóa nền tài chính của huyện Văn Bàn.
3.4.1.2. Định hướng về nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT trên địa bàn huyện Văn Bàn
Để thực hiện hướng đầu tư và chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ đồng thời căn cứ vào định hướng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam đã đề ra định hướng như sau:
Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và chịu trách nhiệm để thực hiện tốt vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng háo và hiện đại hoá các hoạt động dịch vụ Ngân hàng.
Ưu tiên cho cây trồng, vật nuôi theo hướng sản phẩm hoá, vùng chuyên canh tập trung. Đối với ngành tiểu thủ công truyền thống cho vay theo hướng tập trung, có thị trường ổn định trong và ngoài nước.
Ưu tiên những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vùng sinh thái nuôi trồng đặc sản, trong đó đồng bằng sông Hồng là lương thực, rau quả, chăn nuôi lợn, gà, trâu,bò.
Hộ gia đình là khách hàng chủ yếu, khuyến khích phát triển loại hình kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác.
Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở pháp lý đảm bảo phát huy được nguồn lực tại chỗ, giữ vững khách hàng truyền thống đồng thời thu hút khách hàng mới nhằm thực hiện vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp.
3.4.1.3. Mục tiêu về nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNo
& PTNT trên địa bàn huyện Văn Bàn
Ngay từ đầu các năm, hoạt động kinh doanh đã được định hướng theo đề cương xây dựng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng cấp trên. Từ cơ sở đó, kết
hợp với công tác điều tra tình hình kinh tế xã hội địa phương đồng thời đánh giá tiềm lực kinh doanh của mình; NHNN&PTNT huyện Văn Bàn đã xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu có khả năng thực hiện trên cơ sở sự nỗ lực của tập thể cán bộ viên chức trong đơn vị. Các chỉ tiêu cụ thể đó là:
+ Nguồn vốn huy động tại địa phương: Phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt tối thiểu 920 tỷ đồng, tăng 82 tỷ so năm 2018, tốc độ tăng 11,2%.
+ Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế: Phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt 937 tỷ đồng, tăng 100 tỷ đồng so với năm 2018, tốc độ tăng 14,5%.
+ Tỷ trọng cho vay trung dài hạn thông thường/ Tổng dư nợ: 42,2%
+ Tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%
+ Thu dịch vụ: 4,8 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 4,3%.
+ Thu nợ rủi ro: 100 triệu.
+ Kết quả tài chính: Có quỹ thu nhập đủ chi lương V1+V2 và có tối thiểu 2 tháng lương thưởng và lương năng suất.
Những năm tiếp theo NHNN&PTNT huyện Văn Bànsẽ tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, hoạt động của Ngân hàng sẽ đứng trước những thuận lợi cơ bản, đó là: Nền kinh tế sẽ phát triển theo hướng bền vững và ổn định; môi trường pháp lý, môi trường kinh tế xã hội sẽ tiếp tục được hoàn thiện và củng cố. Nhưng hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT huyện Văn Bàncũng phải đối đầu với nhiều khó khăn, thử thách: Nền kinh tế trên địa bàn còn nhiều, tích luỹ nội bộ thấp, hiệu quả kinh doanh của hộ sản xuất và các doanh nghiệp chưa cao. Trước những thời cơ và thách thức đó, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của Huyện Văn Bàn, căn cứ vào định hướng mục tiêu hoạt động của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, của Ngân hàng NN&PTNT Lào Cai, định hướng công tác tín dụng của NHNN&PTNT huyện Văn Bàn trong thời gian tới là:
Tiếp tục mở rộng và tăng trưởng tín dụng, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển Nông nghiệp và nông thôn, đối tượng đầu tư phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài,
xây dựng chính sách chiến lược khách hàng, xác định mục tiêu, phương châm
“an toàn, hiệu quả và phát triển”.
Tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất, giải quyết một cách triệt để nợ xấu, nhất là các khoản xấu tồn đọng từ những năm trước đây nhằm giảm nợ xấu để đạt được mức quy định của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong nhiệm vụ được giao.
Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, hoạt động tín dụng năm sau phải cao hơn năm trước, có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện để đạt được 2 mục tiêu cơ bản là: “Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh và nâng cao nâng cao chất lượng tín dụng đạt hiệu quả cao”.
3.4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại