Tình hình huy động vốn của NHNN&PTNT huyện Văn Bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn bàn​ (Trang 53 - 55)

Giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Tỷđồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 589 100 711 100 838 100 - Từ tầng lớp dân cư 457 77,6 618 86,91 750 89,49 - Từ tổ chức KT-XH 132 22,41 93 13,08 88 10,5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết và hoạt động kinh doanh năm 2016-2018)

Đơn vị tính: Tỷđồng

Hình 3.4: Nguồn vốn huy động tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàngiai đoạn 2016 - 2018

(Nguồn: Báo cáo tổng kết và hoạt động kinh doanh năm 2016-2018)

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy từ năm 2016-2018 nguồn vốn của

0 500 1000 1500 2000 2500

Tổng nguồn vốn HĐ Từ Tầng lớp dân cư Từ tổ chức KT-Xh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

2016-2018) tăng 249 tỷ đồng, tốc độ phát triển là142,28%, Tốc độ phát triển bình quân 119,3%/năm.

Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Vốn từ dân cư gửi vào Ngân hàng phần lớn dưới dạng gửi tiết kiệm hoặc mua kỳ phiếu, trái phiếu. Trong 03 năm tiền gửi dân cư tăng 292tỷ đồng tốc độ tăng 171,99%. Năm 2016 tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm 83%, năm 2017 là 93%, năm 2018 tỷ trọng tiền gửi dân cư là 95%. Đây là nguồn vốn ổn định vững chắc để chủ động mở rộng đầu tư tín dụng, điều đó chứng tỏ rằng NHNN&PTNT huyện Văn Bàn đã chú trọng quan tâm trong lĩnh vực huy động từ tiền gửi dân cư, mở rộng địa bàn hoạt động đến khu dân cư, tuyên truyền quảng bá rộng rãi, đa dạng hóa các hình thức tiền gửi... nhằm khai thác khả năng tiềm tàng nguồn vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư đáp ứng nhu cầu vốn, cho vay kinh tế hộ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương. Đó cũng là mục tiêu chung của NHNN&PTNT huyện Văn Bàntiến tới cân đối được nguồn vốn tại chỗ không phụ thuộc vào nguồn vốn cấp trên. Ngoài nguồn tiền gửi dân cư, NHNN&PTNT huyện Văn Bàn còn tranh thủ nguồn vốn từ tổ chức kinh tế xã hội như tiền gửi kho bạc, bảo hiểm, tuy nguồn vốn này thiếu tính ổn định nhưng đây là nguồn vốn có lãi suất thấp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho Ngânhàng.

Tóm lại xác định được tầm quan trọng trong công tác nguồn vốn, NHNN&PTNT huyện Văn Bàn đã đưa ra các giải pháp linh hoạt và hiệu quả nhằm khơi tăng nguồn vốn tại địa phương đảm bảo có nguồn vốn để duy trì và hoạt động, mở rộng tín dụng theo định hướng phát triển.

* Tình hình sử dụngvốn

Trong những năm qua thông qua nguồn vốn huy động tại chỗ, NHNN&PTNT huyện Văn Bàn đã đáp ứng kịp thời, đầy đủ nguồn vốn cho hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho hàng vạn nông dân có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định và ngày càng phát triển, đảm bảo cho cuộc sống gia đình, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu, xóa được hộ đói, giảm được hộ nghèo tại huyện Văn Bàn.

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động tín dụng của NHNN&PTNT huyện Văn Bàn trong 03 năm 2016 - 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn bàn​ (Trang 53 - 55)