Kinh nghiệm về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 40 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại một số địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Chi cục thế huyện Tam Đảo được thành lập và thực hiện nhiệm vụ quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện gồm 18 xã, thị trấn. Là đơn vị mới

thành lập nhưng được sự quan tâm của ngành thuế và Huyện ủy, UBND huyện Tam Đảo nên cơ sở vật chất được đầu tư rất cơ bản tạo điều kiên thuận lợi để Chi cục thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bảng 1.1. Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế đối với các doanh nghiệp NQD huyện Tam Đảo giai đoa ̣n 2012 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành % so cùng kỳ Tổng

số

Trong đó:

DNNQD

Tổng số

Trong đó:

DNNQD

Tổng số

Trong đó:

DNNQD

Tổng số

Trong đó:

DNNQD 2012 25.650 7.810 28.064 9.226 109 118 111 113 2013 27.250 9.045 29.155 11.050 106 122 103 119 2014 30.790 11.180 34.947 12.894 113 115 119 116

(Nguồn: Chi cục thuế huyện Tam Đảo)

Dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng trong những năm qua Chi cục liên tục hoàn thành vượt kế hoạch giao thu ngân sách. Để có kết quả đó

Chi cục đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhƣ sau:

Đối với công tác cán bộ: Hiện nay tổng số cán bộ của Chi cục là 28 người, trong đó số cán bộ có trình độ Đại học là 25 người, cán bộ có trình độ Cao đẳng, Trung cấp là 03 người. Thông qua tập huấn nghiệp vụ, bám sát quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn theo công việc thực tế nên chi cục luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Song song với công tác tập huấn, cập nhật chính sách, Chi cục đã quan tâm động viên cán bộ đi học nâng cao trình độ, hiện tại có 5 cán bộ đang trong quá trình đào tạo trình độ Thạc sỹ. Việc phân công, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nên đã khai thác và phát huy được năng lực, sở trường của mỗi người.

Đối với công tác chuyên môn: Một trong những giải pháp quan trọng nhất đó là công tác cải cách, hiện đại hoá ngành Thuế. Các ứng dụng của ngành được triển khai đến từng bộ phận, đã và đang tạo điều kiện thuận lợi

nhất cho người nộp thuế. Bên cạnh việc tuyên truyền, hỗ trợ về chính sách, giải đáp kịp thời vướng mắc cho người nộp thuế, Chi cục còn đi sâu tìm hiểu, phân tích các hoạt động kinh tế, thị trường, tài chính doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những sai sót trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, kịp thời chấn chỉnh và khai thác những khoản thu phát sinh và truy thu thuế tồn đọng. Song song với đó là việc thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế.... Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn chống thất thu ngân sách.

Theo số liệu đến hết 31/12/2014 Chi cục Thuế Tam Đảo được Cục Thuế phân cấp quản lý 158 Doanh nghiệp trong đó 100% là DNNVV. Năm 2014, đã kiểm tra tại bàn đối với hồ sơ khai thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế Tài nguyên, hồ sơ quyết toán thuế, báo cáo tài chính là 1.584, thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp là 16 đơn vị, số thuế GTGT truy thu là 486 triệu đồng, số thuế TNDN truy thu là 57 triệu đồng số thuế xử phạt là 56,5 triệu đồng, số giảm lỗ là: 187 triệu đồng. Số thuế nợ đến hết 31/12/2013 là 8,4 tỷ đồng, tỷ lệ nợ thuế trên số thu là 24%.

1.3.2. Kinh nghiệm về quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiê ̣p ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chi cục thuế huyện Thanh Sơn thực hiện nhiệm vụ quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Chi cục thuế huyện Thanh Sơn có 30 cán bộ, trong đó cán bộ có trình độ Đại học: 17 người, cán bộ có

trình độ Cao đẳng, Trung cấp là: 13 người. Số thu ngân sách của chi cục qua các năm nhƣ sau:

Bảng 1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế ngoài quốc doanh huyê ̣n Thanh Sơn giai đoa ̣n 2012 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành % so cùng kỳ Tổng

số

Thuế NQD

Tổng số

Thuế NQD

Tổng số

Thuế NQD

Tổng số

Thuế NQD 2012 20.680 5.700 36.489 7.236 176 127 122 126 2013 35.420 8.060 45.211 10.789 128 134 124 149 2014 43.620 12.100 50.424 13.923 116 115 112 129

(Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Sơn)

Theo số liệu đến hết 31/12/2014 Chi cục thuế huyện Thanh Sơn được Cục Thuế phân cấp quản lý 286 Doanh nghiệp, Chi cục đã chỉ đạo công tác quản lý đối với doanh nghiệp trên địa bàn số thu thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn qua các biện pháp nhƣ:

- Thực hiện nghiệp vụ kiểm tra tại bàn đối với hồ sơ khai thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế Tài nguyên, hồ sơ quyết toán thuế, báo cáo tài chính 2.973 hồ sơ, đảm bảo hồ sơ đến đâu kiểm tra, yêu cầu giải trình ngay đến đó. Trong đó tập trung chính ở các nội dung nhƣ: sử dụng hóa đơn đầu vào; hóa đơn có

giá trị mua hàng trên 20 triệu; hồ sơ điều chỉnh, kê khai bổ sung; chuyển lỗ;

chuyển số thuế được khấu trừ từ kỳ trước; các khoản chi phí theo định mức;

chi lãi vay …

- Thực hiện kế hoạch kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, hàng năm Chi cục đều chỉ đạo hoàn thành kế hoạch kiểm tra đã xây dựng. Năm 2014, Chi cục đã tổ chức kiểm tra 37/37 doanh nghiệp theo đúng kế hoạch đã được Cục Thuế tỉnh Phú Thọ phê duyệt, số thuế GTGT truy thu là 935 triệu đồng, số thuế TNDN truy thu là 810 triệu đồng, số thuế xử phạt là 327 triệu đồng và số giảm lỗ là: 670 triệu đồng. Bên cạnh đó đã trấn chỉnh các doanh nghiệp vi phạm chính sách thuế, là kinh nghiệm cho công tác quản lý doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.

- Thực hiện quy trình quản lý nợ và cƣỡng chế thuế, Chi cục đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nhằm quản lý chặt chẽ và đôn đốc số thuế nợ đọng nộp vào ngân sách. Số thuế nợ đầu năm 2012 là: 6.769 tỷ đồng , số thuế nợ đến hết 31/12/2014 là 12.023 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ thuế trên số thu là 25%. Nguyên nhân về tỷ lệ nợ thuế tăng cao do suy thoái kinh tế, Chính phủ thắt chặt đầu tƣ công. Số tiền thuế nợ chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nguyên nhân là do việc thanh quyết toán nguồn vốn chậm so với khối lượng công trình xây dựng hoàn thành nghiệm thu và bàn giao.

1.3.3. Một số bài học kinh nghiê ̣m đối với Chi cục Thuế huyện Sông Lô - Xu hướng cải cách quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT đối với DN nói riêng, đó là nâng cao tính tự giác tuân thủ của NNT bằng các biện pháp tăng cường dịch vụ hỗ trợ NNT, tạo thuận lợi và giảm chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế cho NNT; Công tác này được quan tâm và trở

thành một ưu tiên của cơ quan thuế, được thực hiện dưới nhiều hình thức;

cùng với nó các biện pháp thanh tra và chế tài xử lý được tăng cường để bảo đảm rằng các đối tượng không tuân thủ sẽ bị phát hiện và xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật.

- Cùng với việc áp dụng cơ ch ế tự khai tự nộp nhằm tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của NNT, cơ quan thuế cần chú ý tập trung cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những gian lận, vi phạm của doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế. Đồng thời đây cũng là kênh thông tin để điều chỉnh, bổ sung kịp thời chính sách thuế cho phù hợp với thực tế.

- Chính sách thuế cần hướng vào các nội dung hỗ trợ NNT, tạo điều kiện thuận lợi để NNT tuân thủ pháp luật, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà

nước mà cốt lõi của vấn đề là công tác cải cách thủ tục hành chính và công tác cán bộ cần phải được quan tâm hàng đầu.

- Các điều kiện cơ bản thực hiện tốt cơ chế tự khai tự nộp và kê khai điện tử là: một hệ thống chính sách rõ ràng, đơn giản, minh bạch, đầy đủ; cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại với việc ứng dụng tin học ở mức độ ngày càng cao trong quản lý thuế; hệ thống thông tin trở thành công cụ quan trọng trong cơ chế “Tự khai - Tự nộp”; đội ngũ cán bộ thuế phải được đào tạo để có trình độ năng lực đáp ứng được yêu cầu.

- Chính sách thuế phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phát huy các lợi thế cạnh tranh, tranh thủ tiến bộ của khoa học công nghệ trên thế giới.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh?

- Thƣ̣c tra ̣ng công tác quản lý thuế giá tri ̣ gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên đi ̣a bàn huyê ̣n Sông Lô nhƣ thế nào?

- Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Sông Lô là gì?

2.2. Phương phá p nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Số liê ̣u, tài liệu đã công bố nhƣ: các báo cáo tổng kết năm, các bài viết có liên quan đến đề tài luận văn c ủa Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế và các Chi cục Thuế thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Tài liệu thứ cấp còn được thu thập tƣ̀ các báo cáo của T ỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; Huyện ủy, UBND huyện Sông Lô…, các tạp chí thuế, internet,…

Nguồn số liệu còn được tổng hợp từ các t ờ khai thuế GTGT hàng tháng, báo cáo tài chính và chứng từ nộp tiền, số liệu kiểm tra hàng năm, từ hệ thống dữ liệu thông tin cấp Chi cục, trên các chương trình phần mềm tin học ứng dụng quản lý thuế: QLT, QLN, TINC, QHS, ... có tại Chi cục. Hệ thống các văn bản pháp quy về thuế, văn bản hướng dẫn về thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

2.2.1.2. Thu thập tài liê ̣u sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc sử dụng phiếu điều tra đối với hai nhóm đối tượng là: Các doanh nghiệp NQD đang hoạt động

trên địa bàn huyện và các công chức của Chi cục thuế Sông Lô đang trực tiếp tham gia quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp NQD

a) Chọn điểm nghiên cứu

Các số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sơ điều tra đối với Chi cục thuế huyện Sông Lô, thu thập thông tin qua phỏng vấn các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2014 tổng số doanh nghiệp NQD do Chi cục Thuế huyện Sông Lô quản lý là 146 doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp đang hoạt động trong năm 2014 là 134 (N=134). Nhƣ vậy, với số lượng mẫu trong tổng thể đã biết trước là 146 chúng ta áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số. Công thức tính nhƣ sau:

n = N/(1+N*e2) Trong đó:

n : Số mẫu cần điều tra N : Tổng thể mẫu

E : Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 10%)

Để có cơ sở nghiên cứu, đánh giá đề tài đã chọn mẫu theo phương pháp hệ thống và chọn 67 doanh nghiệp làm mẫu điều tra (n = 67) với bước nhảy SI = 2.

Phiếu điều tra được phát cho các doanh nghiệp NQD đang hoạt động trên địa bàn huyện nhằm thu thập các thông tin đánh giá của DNNQD về

chính sách thuế và công tác quản lý thuế GTGT của Chi cục thuế huyện Sông Lô.

Luận văn cũng lựa chọn phát phiếu điều tra đối với 100% công chức đang làm công tác trực tiếp liên quan đến quản lý thuế GTGT gồm: Đội Tuyên truyền hỗ trợ NNT; Đội Kê khai - Kế toán - Tin học; Đội Kiểm tra;

Đội Quản lý nợ và cƣỡng chế thuế và 01 Đ/C lãnh đạo (15 công chức). Nội dung phiếu điều tra đánh giá công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT về thuế GTGT, ý thức chấp hành pháp luật thuế GTGT của NNT và công tác thực hiện các nội dung quản lý thuế GTGT của Chi cục Thuế Sông Lô đối với các DNNQD trên địa bàn huyện.

b) Tiến hành thu thập số liệu mới

Để tiến hành thu thập số liệu mới và có cơ sở khoa học nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các DNNQD tại Chi cục thuế huyện Sông Lô, đề tài đã tiến hành bằng hình thức lập phiếu điều tra theo mẫu đã chọn với doanh nghiệp và công chức đang trực tiếp tham gia công tác quản lý thuế. Đề tài đã xây dựng phiếu điều tra đối với 2 nhóm đối tượng nghiên cứu gồm: phiếu điều tra dành cho doanh nghiệp (Chủ doanh nghiệp; Giám đốc) và phiếu điều tra dành cho công chức thuế đang làm việc tại các Đội chức năng trực tiếp liên quan đến quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp. Nội dung các ý lựa chọn trả lời trong phiếu điều tra được đánh giá thang định danh, thang thứ bậc và thang tỷ lệ.

Nội dung phiếu điều tra được xây dựng ngoài phần thông tin chung về

doanh nghiệp và phần ý kiến tự chọn chủ yếu nhằm vào 3 vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm nhất đó là: Tác động của Luật thuế GTGT hiện hành và mức độ phù hợp đối với doanh nghiệp khi áp dụng; Tính minh bạch và trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý thuế GTGT; Việc chấp hành chính sách thuế GTGT của Doanh nghiệp.

Nội dung phiếu điều tra dành cho công chức thuế, đề tài đã lựa chọn những câu hỏi sát thực nhằm đánh giá về 3 vấn đề được quan tâm nhiều là:

Công tác hỗ trợ NNT về thuế GTGT của cơ quan thuế; Việc chấp hành chính sách thuế GTGT hiện hành của doanh nghiệp và công tác thực hiện các nội dung quản lý thuế GTGT đối với DN. Do công chức tham gia quản lý thuế đối với DN NVV đều tập trung tại văn phòng Chi cục Thuế nên đề tài đã lựa chọn

hình thức phỏng vấn trực tiếp theo các câu hỏi chuẩn bị trước và phòng vấn 100% công chức làm ở Đội Nghiệp vụ - Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT; Đội Dự toán - Kê khai - Kế toán - Tin học; Đội Kiểm tra - Kiểm tra nội bộ; Đội Quản lý nợ và Cƣỡng chế thuế và một đồng chí lãnh đạo Chi cục trực tiếp phụ trách công tác quản lý thu thuế doanh nghiệp NQD.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin 2.2.2.1. Xử lý thông tin bằng phần mền Excel

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.2.2. Tổng hợp thông tin bằng hệ thống bảng biểu

Các thông tin liên quan đến quản lý thuế đối với các doanh nghiệp được tổng hợp bằng hệ thống bảng biểu để so sánh, đánh giá, phân tích tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thực hiện thông qua việc sử dụng số tuyệt đối, số bình quân, số tối đa, số tối thiểu. Phương pháp này tập trung vào khai thác, đánh giá, phân tích số liệu về

tình hình quản lý NNT, tình hình kê khai thuế GTGT, kết quả thu nộp thuế GTGT, kết quả kiểm tra thuế GTGT, tình hình quản lý nợ thuế GTGT… và kết quả đánh giá tổng hợp các phiếu điều tra.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Tức là trên cơ sở các số liệu thu ngân sách, số liệu kê khai thuế, nợ thuế, kết quả kiểm tra thuế... đề tài so sánh cả về số tuyệt đối, số tương đối theo từng chỉ tiêu, so sánh số thực hiện

với kế hoạch giao trong cùng kỳ và cùng kỳ năm trước để đánh giá về các yếu tố phát triển hay hạn chế có sự tác động về chủ quan và khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)