5. Kết cấu của luận văn
2.3. Hê ̣ thống các chỉ tiêu phân tích
* Chỉ tiêu về đăng ký thuế
- Số lượng và tỷ lệ những sai sót về đăng ký thuế/Tổng số doanh nghiệp phải kê khai đăng ký thuế: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ chấp hành và khả năng chấp quy định về đăng ký thuế của người nộp thuế. Nó cũng phản ánh tính hiệu quả trong hướng dẫn đăng ký thuế của cơ quan thuế.
* Chỉ tiêu về kê khai thuế
- Số lượng doanh nghiệp thực tế kê khai nộp thuế/Tổng số doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả quản lý người nộp thuế GTGT của cơ quan thuế. Nếu chỉ tiêu này đạt 100% tức là cơ quan thuế đã làm tốt công tác quản lý người nộp thuế. Nếu chưa đạt 100% thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân mới có thể đi đến kết luận về hiệu lực và hiệu quả quản lý của cơ quan thuế.
- Tỷ lệ hồ sơ khai thuế GTGT nộp đúng hạn/Tổng số tờ khai thuế GTGT phải nộp: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ chấp hành thời hạn nộp tờ khai của người nộp thuế GTGT. Nó cũng phản ánh tính hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý hồ sơ khai thuế và đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế của cơ quan thuế.
* Chỉ tiêu về thanh tra, kiểm tra
- Tỷ lệ hồ sơ khai thuế GTGT có sai sót/Tổng số tờ khai thuế GTGT:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tuân thủ về hình thức của người nộp thuế. Nó
cũng phản ánh hiệu quả của hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế của bộ phận kiểm tra hồ sơ khai thuế.
- Tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra thuế tại trụ sở/Tổng số doanh nghiệp: Chỉ tiêu này cũng phản ánh năng lực thực hiện kiểm tra thuế của cơ quan thuế.
- Tổng số thuế GTGT gian lận phát hiện được: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ gian lận của người nộp thuế. Nó cũng phản ánh năng lực phát hiện gian lận của cơ quan thuế. Nó phản ánh năng lực đấu tranh chống trốn lậu thuế.
- Tỷ lệ số thuế GTGT truy thu sau kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp/Tổng số thuế GTGT kê khai của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng phát hiện gian lận và đôn đốc thu nộp số thuế GTGT gian lận của cơ quan thuế.
- Tổng số tiền phạt về vi phạm thuế GTGT: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình xử lý gian lận thuế GTGT của cơ quan thuế.
* Chỉ tiêu về quản lý nợ
- Tổng số thuế GTGT thu được từ các doanh nghiệp/Tổng số thuế GTGT phải nộp theo kê khai của các doanh nghệp: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tuân thủ về nộp thuế của người nộp thuế. Nó cũng phản ánh khả năng đôn đốc thu nộp và giải quyết nợ thuế của cơ quan thuế. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả đôn đốc thu nộp thuế của cơ quan thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả quản lý và đôn đốc thu nộp càng cao, và ngược lại.
- Tổng số nợ thuế GTGT được đôn đốc thu nộp vào NSNN: Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của đôn đốc nợ thuế GTGT của cơ quan thuế. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt.
- Tỷ lệ số lượt doanh nghiệp nộp thuế GTGT nợ quá hạn/Tổng số người nộp thuế GTGT: Tỷ lệ này phản ánh phạm vi đối tượng nợ thuế rộng hay hẹp. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ mức độ nợ thuế đã lan rộng. Nếu tỷ lệ này thấp, chứng tỏ nợ quá hạn chỉ tập trung ở một số đối tượng nhất định.
Nhƣ vậy, tỷ lệ này phản ánh hiệu quả răn đe, cảnh báo của cơ quan thuế đối với những đối tượng nợ thuế.
* Chỉ tiêu phản ánh công tác tuyên truyền hỗ trợ các đối tượng nộp thuế
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng các buổi tập huấn, đối thoại hàng năm với doanh nghiệp; số bài đăng báo, số lần giải đáp vướng mắc qua điện thoại, trực tiếp tại cơ quan thuế và trả lời bằng văn bản.
Số liệu ở chỉ tiêu này được thống kê trên báo cáo tuyên truyền hỗ trợ và báo cáo tổng kết hàng năm của Chi cục thuế Sông Lô.
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu trên đây vừa đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣng cũng đồng thời phản ánh hiệu quả công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế. Là cơ sở quan trọng để bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách thuế và là căn cứ để đề xuất, giải pháp quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trong thời gian tới.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ
HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Khái quát tình hình huyện Sông Lô
3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Sông Lô là huyện mới được tách từ huyện Lập Thạch theo nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch thành 2 huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô.
Theo đó, huyện Sông Lô có diện tích là 150,32 km2 và vị trí địa lý nhƣ sau:
phía Đông giáp huyện Lập Thạch, phía Tây giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Lập Thạch và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.
Về tổ chức hành chính: Huyện Sông Lô có 17 đơn vị hành chính bao gồm 16 xã và 1 thị trấn, huyện lỵ đặt tại thị trấn Tam Sơn. Các thị trấn, xã
gồm có: Bạch Lưu, Cao Phong, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, Hải Lựu, Lãng Công, Nhạo Sơn, Nhân Đạo, Như Thuỵ, Phương Khoan, Quang Yên, Tân Lập, Tứ Yên, Yên Thạch và thị trấn Tam Sơn.
Sông Lô là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 25 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km và cách sân bay quốc tế nội bài khoảng 55km vì vậy trong tương lai huyện có nhiều cơ hội và khả năng thực hiện giao thương kinh tế với các khu vực lân cận, đặc biệt với thành phố Vĩnh Yên và với thủ đô Hà Nội.
Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi khá phức tạp, đó là những núi cấu tạo bằng đá cứng phong hóa chậm nhƣ quaczit, amphibolit, gownai 2 mica và granit kết hợp với hình bằng đứt gãy nên núi có
hình bằng, thấp xuống. Phần lớn địa hình cao 11 - 30m, xen kẽ 1 số đồi cao
200-300m. Dòng Sông Lô chạy qua hầu hết các xã của huyện với chiều dài 28 km. Địa hình của huyện có nhiều đồi như bát úp, kích thước không lớn, có
dạng vòm đường nét mềm mại.
Nói chung huyện Sông Lô nằm trong vùng núi và vùng trung du của tỉnh Vĩnh Phúc tạo nên hai nhóm cảnh quan. Nhóm đồng bằng sông Lô thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nhóm cảnh quan đồi núi thấp mang đặc điểm chung của vùng trung du miền núi phía Bắc, dân cƣ sống phân tán hơn, tốc độ đô thị hoá chậm hơn nhóm đồng bằng.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên 3.1.2.1. Đất đai
Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 150,32 km2 bao gồm hai nhóm chính là đất phù sa ven sông Lô và đất đồi núi. Tài nguyên đất của huyện được đánh giá như sau :
(1) Đất phù sa
- Đất phù sa màu nâu nhạt, trung tính ít chua, được Sông Lô bồi đắp hàng năm, có kết cấu viên dạng tơi xốp, giàu dinh dƣỡng, phù hợp với sản xuất cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cần chú ý mùa vụ gieo trồng để tránh ngập úng vào mùa mƣa.
- Đất phù sa không được bồi có màu nâu nhạt, trung tính, ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh, địa hình thấp, thành phần cơ giới nặng, độ PH từ 6,6 - 7,5.
- Đất dốc tụ ven đồi không bạc màu được hình thành ở ven đồi núi thấp, tạo nên những cánh đồng nhỏ, hẹp dạng bậc thang.
- Đất phù sa xen giữa vùng đồi núi, dọc theo ven suối tạo thành những cánh đồng dài, nhỏ hẹp, độ PH cao, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước tốt, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
(2) Đất đồi núi
- Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước không bạc màu.
- Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ.
- Đất Feralitic màu vàng hoặc đỏ phát triển trên phiến thạch sét. Đây là loại đất phù hợp với trồng rừng cho năng suất cao, ở những vùng đất dốc dưới 200 thích hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp...
- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá Macma chua có
đặc điểm đất chua, tầng đất mặt mỏng, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá sa thạch Quaczit cuội kết, dăm kết.
- Đất Feralitic trên núi.
Đánh giá chung về mặt thổ nhưỡng:
- Nhóm đất Địa thành với nhiều loại đất và trên nhiều địa hình khác nhau, xen kẽ giữa vùng đồi núi thấp và những cánh đồng nhỏ hẹp rất hợp với việc phát triển rừng để bảo vệ môi trường sinh thái và trồng các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có giá trị kinh tế nhƣ: mía nguyên liệu...Đây sẽ là thế mạnh của huyện khi phát triển các cây công nghiệp.
- Nhóm đất Thủy thành phân bố tương đối tập trung rất thuận lợi cho xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng, các khu công nghiệp và trồng cây lương thực, cây rau quả có giá trị kinh tế cao.
3.1.2.2. Mặt nước
- Nguồn nước mặt khá dồi dào, hệ thống các ao, hồ đập thuỷ lợi, thuận lợi cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy do địa hình huyện Sông Lô tương đối phức tạp, vấn đề giữ nước đảm bảo tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản của huyện vẫn gặp khó khăn nhất là những năm thời tiết có biến động thất thường về lượng mưa.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm (chưa có khảo sát để đánh giá về trữ
lượng cụ thể). Nguồn nước ngầm gần mặt đất do dân tự khoan, đào giếng khai thác có chất lượng khá tốt, trữ lượng ổn định phục vụ trực tiếp cho nhu cầu nước sinh hoạt của dân cư các xã trong huyện.
- Huyện Sông Lô chạy dọc theo tuyến Sông Lô với chiều dài 28km.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển về các lĩnh vực: khai thác và kinh doanh khoáng sản (cát, sỏi), vận tải đường sông, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên sông.
3.1.2.3. Khí hậu
Giống nhƣ nhiều tỉnh thành khác thuộc khu vực Bắc Bộ, Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1.500mm đến 1.800mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, tháng 7 và tháng 8 nên thường gây ra hiện tượng úng lụt ở các vùng trũng vào mùa mƣa và hạn hán tại nhiều vùng đồi núi vào mùa khô. Nhiệt độ trung bình đo được ở đây khoảng 23,50C - 250C và có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa mùa hạ và mùa đông, độ ẩm trung bình 84.
Tóm lại, huyện Sông Lô có khí hậu đặc trƣng là nóng, ẩm mƣa nhiều vào mùa hè, khô hanh lạnh về mùa đông, thích hợp với nhiều loại cây trồng tạo điều kiện phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng. Song cần có biện pháp phòng chống úng lụt, khô hạn kịp thời và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và mức sống của nhân dân.
3.1.3. Dân số, lao động
Tổng dân số toàn huyện tính đến 2009 là 88.626 người. Mật độ phân bố dân số trung bình là 590 người/km2, số người trong độ tuổi lao động là 46.998 người, chiếm gần 53% trong tổng dân số.
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình luôn được các cấp, các ngành quan tâm nên đạt hiệu quả khá. Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm 0,3%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2009 ước là 1,1% (kế hoạch đề ra dưới 0,83%).
Cơ cấu nam luôn thấp hơn nữ, trong năm 2009 nam chiếm 49,1%, nhƣng độ chênh lệch này sẽ giảm dần qua các năm. Do đặc thù là một huyện miền núi nên tỷ lệ dân số nông nghiệp còn rất cao, chiếm 96,6%, cơ cấu dân đô thị chiếm 3,4% dân số toàn huyện (thấp nhất trong tỉnh Vĩnh Phúc) và chỉ từ năm 2008 mới bắt đầu có dân đô thị, nhƣ vậy tỷ lệ dân nông nghiệp cao hơn hẳn so với dân đô thị. Dự báo trong vòng 12 năm tới cùng với việc phát triển mạnh các khu công nghiệp của tỉnh, tốc độ đô thị hóa về dân số của huyện sẽ rất cao (ƣớc thấp nhất là 2,7%/năm).
Lực lượng lao động chiếm gần 53% dân số, trong đó lao động nữ chiếm 52,2% và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm gần 3,2% trong lao động so với tổng lao động đang làm việc. Trong những năm qua, huyện đã chú trọng giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên tỷ trọng lao động không có việc làm thường xuyên vẫn cao khoảng 4,5%.
Chất lượng lao động trong các ngành phi nông nghiệp tăng dần lên do nhu cầu phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ- thương mại. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn) năm 2009 đạt 38%.
Như vậy, nguồn lao động của huyện Sông Lô tuy khá dồi dào, lực lượng lao động trẻ, khoẻ, chịu khó, thông minh, nhanh nhạy tiếp thu cái mới nhƣng lực lượng lao động qua đào tạo thấp nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ lao động khi huyện phát triển các khu, cụm công nghiệp trong giai đoạn tới.
3.1.4. Đặc điểm của các doanh nghiệp NQD tại huyện Sông Lô
Huyện Sông Lô là một huyện mới, do đó các doanh nghiệp ở đây chủ yếu là doanh nghiệp trẻ. Tính đến 31/12/2014 chi cục thuế huyện Sông Lô đang quản lý 134 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động. Trong số này có 5 doanh nghiệp đã thành lập từ 10 trở lên; 12 doanh nghiệp đã thành lập từ 5 năm đến dưới 10 năm; còn lại là các doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm.
Ngành nghề kinh doanh khá đa dạng bao gồm: Kinh doanh vật liệu xây dựng; xăng dầu; sản xuất ván; khai thác đất đá; may mặc; xây dựng...Tuy nhiên do tình hình kinh tế địa bàn huyện còn khó khăn nên quy mô các doanh nghiệp đều nhỏ và siêu nhỏ.
Theo số liệu thống kê tại Chi cục thuế huyện Sông Lô đến 31/12/2014, chỉ có 03 doanh nghiệp vốn điều lệ từ 10 tỷ trở lên, còn lại đều dưới 10 tỷ. Số lượng lao động đông nhất là ở doanh nghiệp may mặc với 150 công nhân, còn lại số lao bình quân của các doanh nghiệp là 12 lao động. Có 42 doanh nghiệp có lợi nhuận, số còn lại đều báo cáo lỗ. Lợi nhuận bình quân của một doanh nghiệp là 25 triệu đồng/năm.
Giám đốc các doanh nghiệp rất ít được đào tạo bài bản về học vấn chuyên môn, phần lớn là người lao động chân tay kinh doanh buôn bán nhỏ rồi thành lập doanh nghiệp. Trình độ kế toán phần lớn là trình độ Trung cấp.
Tuy các doanh nghiệp NQD ở huyện Sông Lô nhỏ về quy mô, còn yếu về
tiềm lực nhƣng số thu từ thuế của các doanh nghiệp NQD vào NSNN hàng năm đều cao nhất và các năm sau đều cao hơn năm trước. Vì vậy, các doanh nghiệp NQD có vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho NS của huyện Sông Lô.
3.1.5. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Sông Lô
* Lợi thế so sánh
- Là huyện miền núi vừa mới được tách ra từ huyện Lập Thạch cũ nên các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng... gần như chưa được đầu tƣ xây dựng và phát triển. Đây là một trong những thuận lợi cho huyện trong việc quy hoạch phát triển các ngành kinh tế cũng nhƣ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Đường Xuyên Á chạy qua sẽ tạo cho huyện Sông Lô có nhiều điều kiện để phát triển theo hướng hướng giao lưu kinh tế với thành phố Việt Trì
- Người dân Sông Lô có tinh thần đoàn kết, cần cù, chịu khó, thông minh sáng tạo trong lao động sản xuất nên có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến.
- Sông Lô có nguồn nhân lực khá dồi dào, là thị trường lao động đông đảo và là thị trường có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ khá lớn nên đây là yếu tố quyết định việc phát triển nền kinh tế thị trường hàng hoá của huyện.
- Huyện có quỹ đất khá lớn để phát triển các ngành phi nông nghiệp, đặc điểm thổ nhƣỡng khá phong phú, phù hợp với nhiều loại cây trồng nhƣ cây công nghiệp, cây nguyên liệu, thuận lợi cho đa dạng hoá nông nghiệp, phát triển các làng nghề.
- Sông Lô có lợi thế phát triển các loại hình dịch vụ nhƣ dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, đặc biệt là vận tải đường sông, dịch vụ đào tạo nghề…
- Huyện Sông Lô mới được thành lập nên đang được sự quan tâm ưu tiên (trong đó có các chính sách ƣu tiên về mở rộng đô thị và phát triển kinh tế - xã hội huyện Sông Lô) và sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Vĩnh Phúc, các cấp, các ngành Trung ương. Đồng thời số lượng cán bộ quản lý trẻ chiếm ƣu thế có tính năng động và sáng tạo cao, đoàn kết, có trách nhiệm và đặc biệt biết vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.
* Hạn chế
Sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện Sông Lô trong tương lai mặc dù có nhiều lợi thế, nhưng bên cạnh đó huyện đang đứng trước những khó khăn sau:
+ Nằm cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 25 km và cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế nên việc thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút lao động kỹ thuật cao và phát triển các ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thương mại...) sẽ gặp nhiều bất lợi.