Đánh giá chung về công tác giảm nghèo của huyện Bắc Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 74)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng nghèo đói của các hộ điều tra

3.2.3. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo của huyện Bắc Sơn

a) Thuận lợi

Bắc Sơn là huyện vùng cao của tỉnh Lạng Sơn có đặc điểm khí hậu, thủy văn riêng biệt, diện tích đất nông - lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao cho phép phát triển các loại cây trồng, chăn nuôi gia súc gia cầm đặc sản nâng cao giá trị sản phẩm.

Bắc Sơn thuộc vùng sinh khoáng Đông Bắc - Việt Nam thuộc vành đai sinh khoáng tây Thái Bình Dương. Do vậy, huyện có nguồn tài nguyên khá phong phú về chủng loại và trữ l ượng cho phép phát triển công nghiệp khai khoáng thu hút lao động, tạo việc làm cho khu vực nông thôn.

Cơ sở hạ tầng (đặc biệt là hạ tầng giao thông), các dịch vụ đã được thông xuốt từ huyện đến các xã đây là điều kiện tốt giúp giao lưu và giao thương để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Huyện có 6 dân tộc chính cùng sinh sống, lao động dồi dào, cần cù chịu khó, ham học hỏi để nâng cao nhận thức góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương.

Hệ thống chính trị của huyện được giữ vững và ổn định, phát huy năng lực lãnh đạo và điều hành, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế đã đề

ra, đảm bảo chức năng, quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện; hiệu lực và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của UBND huyện ngày càng nâng cao.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn ổn định; giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt vượt so kế hoạch hàng năm, tăng so với cùng kỳ năm trước. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội như: Giáo dục đào tạo, y tế, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động được thực hiện tốt; văn hóa thông tin thể thao đạt kết quả tích cực. Các chính sách về an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt góp phần ổn định đời sống Nhân dân, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng lãng phí được đẩy mạnh, an ninh chính trị được giữ vững. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện, nhận thức của cán bộ, Nhân dân trong công tác phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tạo việc làm và giảm tỷ lệ hộ nghèo.

b) Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì Bắc Sơn cũng còn không ít những hạn chế, khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế của địa phương đặc biệt là kinh tế hộ gia đình. Những hạn chế, khó khăn đó là:

Địa hình phức tạp, đồi núi dốc, đi lại khó khăn nên gặp không ít khó khăn cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (đặc biệt là lĩnh vực nông lâm nghiệp).

Nguồn lực lao động chiếm tới 90% là lao động nông nghiệp nông thôn, dân tộc thiểu số chiếm tới 2/3, tỷ lệ nữ cao (chiếm 56,8%), trình độ dân trí thấp nên gặp không ít khó khăn trong việc tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm qua của huyện còn thấp, đặc biệt là hạ tầng giao thông, đường giao thông chủ yếu mới chỉ tới trung tâm xã, việc giao thông liên xã liên thôn còn gặp nhiều khó khăn. Đây là

yếu tố không thuận lợi hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

3.2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, dẫn đến nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và người dân về trách nhiệm và nghĩa vụ trong giảm nghèo còn hạn chế do đó việc thoát nghèo ở một số nơi không bền vững.

Sự quan tâm của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa đầy đủ, sự chỉ đạo chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ dẫn đến việc điều tra, rà soát hộ nghèo kéo dài không đúng thời gian quy định.

Cán bộ cơ sở còn một bộ phận có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, chưa sáng tạo trong triển khai thực hiện các chương trình chính sách, hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo. Vẫn còn một bộ phận hộ nghèo chưa tích cực làm ăn, có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước.

Nhiều nơi công tác quản lý hộ nghèo còn hạn chế như quản lý sổ hộ nghèo, cận nghèo tại cấp xã, do đó việc cung cấp dữ liệu cho thực hiện các chính sách giảm nghèo khó khăn và chậm. Việc thực hiện công tác thông tin, báo cáo chưa nghiêm túc dẫn đến hiệu quả công tác giảm nghèo chưa đạt yêu cầu.

Hạ tầng cơ sở nông thôn còn thiếu tính bền vững, đặc biệt là giao thông, nước sạch và thuỷ lợi. Sự chênh lệch về nhận thức, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật sản xuất, việc tiếp cận sản xuất hàng hoá ở một số nơi, nhất là vùng cao còn nhiều hạn chế.

Sự phối hợp, lồng ghép các chương trình chưa đồng bộ, chưa tạo được hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo, một số nội dung hoạt động Chương trình giảm nghèo hiệu quả phát huy còn hạn chế như một số cơ chế chính sách triển khai chậm, nhiều nơi còn thiếu tính chủ động, việc chỉ đạo triển khai giải pháp thiếu quyết liệt; những chính sách an sinh xã hội và sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước dành cho hộ nghèo tương đối lớn, nên các hộ dân

không muốn thoát nghèo để được hưởng lợi từ những chính sách giảm nghèo của Nhà nước.

3.4. Giải pháp giảm nghèo bền vững cho nông dân trên địa bàn huyên Bắc Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)