Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Phương pháp tiếp cận hệ thống có nghĩa là khi tiếp cận một đối tượng nghiên cứu một cách có hệ thống và được chia ra hai cách là:
- Tiếp cận hệ thống theo chiều dọc: Ở đây chủ yếu là tiếp cận theo quản lý nhà nước các đơn vị hành chính và quản lý xã hội gồm: Trung ương -tỉnh - huyện - xã - thôn - hộ gia đình; hoặc theo hệ thống các chủ trương, chính sách vĩ mô của Nhà nước và quy định của các cấp chính quyền, các tổ chức có liên quan đến công tác giảm nghèo trên địa bàn. Phương pháp tiếp cận hệ thống dọc được sử dụng theo hai hướng tiếp cận từ dưới lên và tiếp cận từ trên xuống.
- Tiếp cận hệ thống theo chiều ngang: Ở đây chủ yếu là tiếp cận các chính sách, các chương trình, các dự án, các nội dung liên quan đến việc thực hiện công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
2.3.1.2. Phương pháp tiếp cận vùng
Trên cở sở đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lợi thế so sánh của các vùng trong địa phương để phân chia các vùng nghiên cứu phù hợp mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chia địa bàn nghiên cứu của huyện Bắc Sơn thành 3 vùng trên cơ sở căn cứ vào 2 tiêu chí: (i) Đặc điểm điều kiện tự nhiên, thế mạnh phát triển kinh tế của các vùng trên địa bàn huyện Bắc Sơn; (ii) Đặc điểm các chương trình, dự án giảm nghèo đang thực hiện trên địa bàn huyện Bắc Sơn.
2.3.1.3. Phương pháp tiếp cận nhóm
Sử dụng phương pháp tiếp cận nhóm, trong quá trình nghiên cứu căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, căn cứ theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015; 2016 - 2020 căn cứ vào đặc điểm của hộ nông dân trên địa bàn chúng tôi tiếp cận hộ theo các nhóm: nhóm hộ nghèo, nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ trung bình - khá (TB-Khá).
2.3.1.4. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia
Sử dụng phương pháp này trong việc tìm hiểu và rút ra các nhận xét đánh giá của cán bộ lãnh đạo và nhân dân địa phương đến các nội dung về thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp liên quan đến giảm nghèo bền vững.
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 2.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan, ban ngành các cấp của địa phương, các báo cáo tổng kết năm của các chương trình, niên giám thống kê của huyện, các đề tài khoa học được nghiên cứu trên địa bàn trong những năm qua và một số tài liệu từ các nguồn thông tin khác.
2.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
* Chọn vùng nghiên cứu
Qua phân tích và tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý, chúng tôi thấy để có được các giải pháp làm cho việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn các xã huyện Bắc Sơn thì cần thiết phải đánh giá một cách khách quan các chương trình giảm nghèo đã và đang thực hiện trên địa bàn. Theo đặc điểm địa hình thì huyện Bắc Sơn được chia thành 3 tiểu vùng khác nhau. Ở mỗi tiểu vùng đều có những đặc điểm riêng và có sự ảnh hưởng khác nhau đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phân vùng kinh tế của huyện Bắc Sơn khái quát tại bảng 2.2.
Trên địa bàn huyện Bắc Sơn đã và đang triển khai thực hiện nhiều nội dung của giảm nghèo theo nhiều chương trình, dự án khác nhau. Các chương trình, dự án đều hướng tới mục tiêu giảm nghèo và giảm nghèo bền vững, tuy nhiên, mỗi chương trình đều có sự khác nhau về nội dung, đối tượng, nguồn vốn cũng như cơ chế điều hành.
Bảng 2.2. Phân vùng kinh tế huyện Bắc Sơn
STT Khu vực Địa bàn Đặc điểm kinh tế
1 Khu vực trung tâm Xã Long Đống, Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Chiêu Vũ, Hưng Vũ, Tân Lập, Hữu Vĩnh, TT Bắc Sơn
Khu vực thích hợp phát triển nông nghiệp, ngành nghề, dịch vụ.
2 Khu vực phía Tây Xã Đồng Ý, Vận Thủy, Vũ Sơn, Chiến Thắng, Vũ Lễ,
Tân Hương, Tân Tri
Khu vực thuận lợi phát triển lâm nghiệp.
3 Khu vực phía Tây-Bắc Xã Trấn Yên, Vũ Lăng, Nhất Hòa, Tân Thành, Nhất Tiến,
Khu vực rất khó khăn cho phát triển kinh tế.
Kết hợp các yếu tố về phân vùng kinh tế và khái quát các chương trình, dự án giảm nghèo, chọn 3 xã nghiên cứu đại diện cho 3 vùng bao gồm các xã theo bảng 2.3.
Bảng 2.3. Các xã được lựa chọn nghiên cứu
Xã Phân loại vùng
Tổng số hộ
Diện tích (Ha)
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ
(hộ)
Tỉ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%) Long Đống Đại diện cho
vùng 1 1036 3.302,6 279 26,93 125 12,07 Đồng Ý Đại diện cho
vùng 2 1025 2.734,4 100 9,76 111 10,83 Nhất Hòa Đại diện cho
vùng 3 918 4.239,9 428 46,62 127 13,83
* Chọn mẫu nghiên cứu
Để thu thập thông tin có hiệu quả tôi sử dụng sẵn nội dung tìm hiểu, hệ thống biểu mẫu và sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ dân của các xã Long Đống, Đồng Ý, Nhất Hòa. Các thông tin sơ cấp thu thập tại các hộ bằng quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra. Quy mô mẫu được lấy theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên.
+ Đối với cán bộ: Phỏng vấn cán bộ phụ trách lĩnh vực của Phòng Lao động, thương binh và xã hội; Phòng Nội vụ, và Cán bộ phụ trách lĩnh vực tại các xã nghiên cứu.
+ Đối với người dân: Để chọn số mẫu, chúng tôi sử dụng công thức chọn mẫu Slovin:
n =
N 1+N.e2 Trong đó:
n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể,
e là sai số cho phép (e=5%)
+ Vùng 1: gồm Xã Long Đống, Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Chiêu Vũ, Hưng Vũ, Tân Lập, Hữu Vĩnh, TT Bắc Sơn (đại diện vùng là xã Long Đống), chọn 35 hộ.
+ Vùng 2: gồm Xã Đồng Ý, Vận Thủy, Vũ Sơn, Chiến Thắng, Vũ Lễ, Tân Hương, Tân Tri (đại diện vùng là xã Đồng Ý), chọn 35 hộ.
+ Vùng 3: Xã Trấn Yên, Vũ Lăng, Nhất Hòa, Tân Thành, Nhất Tiến, (đại diện vùng là xã Nhất Hòa), chọn 35 hộ.
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA: Sử dụng pháp pháp này thu thập và phân tích ý kiến của người ngoài cộng đồng, bằng các hoạt động quan sát, trao đổi, phỏng vấn không chính thức theo chủ đề các nội dung liên quan đến việc giảm nghèo, các chương trình giảm nghèo, vấn đề giảm nghèo bền vững và các vấn đề khác có liên quan.
- Phương pháp đánh giá có sự tham gia: Việc đánh giá có sự tham gia được thực hiện với cả các hộ nông dân nghèo và người ngoài cộng đồng để đánh giá thực trạng nguồn lực và tình hình chung của địa phương, nhằm thu thập các thông tin nhiều chiều về việc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững cho cỏc hộ nụng dõn trờn địa bàn huyện Vừ Nhai. Phương phỏp này được thực hiện bằng việc khảo sát, thảo luận nhóm, thảo luận chuyên gia và đánh giá nhóm.
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu 2.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như tần suất, số bình quân, số trung vị, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, số nhỏ nhất để phân tích có tính mô tả, phản ánh thực trạng của việc giảm nghèo và các yếu tố liên quan đến việc giảm nghèo bền vững.
2.3.3.2. Phương pháp so sánh
Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như số tương đối, đánh giá sự biến động của việc giảm nghèo và các yếu tố liên quan đến việc giảm nghèo bền vững.
2.3.3.3. Phương pháp phân tổ
Căn cứ vào các tiêu thức về định tính và định lượng phân chia các đơn giá trị, đơn vị vào các tổ khác nhau như nguồn vốn, thu nhập, loại hộ, ngành nghề, giới tính, địa phương,…
2.3.3.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Sử dụng phương này trong nghiên cứu sâu một vấn đề kinh tế xã hội ở một địa điểm và thời gian cụ thể. Dùng để phân tích tác động của một sự can thiệp nào đó nhờ chính sách, công nghệ, các vấn đề định tính, những điều cần rút ra có tính suy rộng. Trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp đi sâu nghiên cứu về vấn đề: Số liệu nghiên cứu hộ nông dân được thu thập từ việc điều tra chọn mẫu các hộ nông dân theo phân vùng trên địa bàn huyện Bắc Sơn bằng phiếu điều tra.