Các giải pháp trước mắt, cơ bản thực hiện giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 74 - 80)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Giải pháp giảm nghèo bền vững cho nông dân trên địa bàn huyên Bắc Sơn

3.4.2. Các giải pháp trước mắt, cơ bản thực hiện giảm nghèo

3.4.2.1. Nâng cao năng lực, nhận thức của các cấp, các Ban ngành, các tổ chức của người dân về XĐGN

- Mở các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức, năng lực của cán bộ làm công tác giảm nghèo, tổ chức tuyên truyền về công tác giảm nghèo cho nhân dân.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương đồng thời phát huy vai trò chức năng tham mưu của cơ quan chức năng đối với công tác xóa đói giảm nghèo.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi về nhận thức, ý thức của người dân trong việc xóa đói giảm nghèo, từ đó khơi dậy được ý chí tự vươn lên thoát nghèo của người dân.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyên lâm, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với từng vùng để tạo điều kiện cho phát triển, năng suất cao, đặc biệt là thực hiện tốt các mô hình giảm nghèo hiện có để nhân rộng ở các địa phương.

Lựa chọn đội ngũ cán bộ có trình độ để thực hiện tốt công tác khuyến nông - khuyên lâm tại cơ sở.

- Đẩy mạnh việc giải quyết việc làm cho người dân lao động, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dạy nghề, chú trọng trong công tác giải quyết việc làm thông qua công tác xuất khẩu lao động.

- Tăng cường công tác kiểm tra; giám sát nhằm đánh giá kết quả thực hiện, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác xóa đói giảm nghèo.

- Các ngành các địa phương xây dựng được kế hoạch, đề án để thống nhất tổ chức thực hiện, gửi về Ban chỉ đạo theo dừi đỏnh giỏ quỏ trỡnh thực hiện.

Triển khai các nội dung chương trình giảm nghèo cho giai đoạn 2015- 2020, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ( Mua thẻ BHYT, cấp vở viết, sách giáo khoa miễn phí cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…) các xã, thị trấn phải xây dựng chương trình, mục tiêu, kế hoạch giảm nghèo của địa phương, phân công thành viên, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo phụ trách trên địa bàn huyện để giúp nhân dân thực hiện các công tác giảm nghèo, nghiên cứu bố trí các cán bộ chuyên trách để giúp Ban chỉ đạo XĐGN các cấp trong việc thực hiện.

- Thực hiện có hiệu quả các chương trình 134, 135, đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh tiến độ giải quyết các dự án, thực hiện tốt các nội dung hỗ trợ người nghèo theo quyết định 112 của chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật ở các xã thuộc chương trình 134, 135. Chính sách cho vay vốn phát triển kinh tế sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình 134 về một số chính sách về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào thiểu số đặc biệt khó khăn. Đây là các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa là những đối tượng khó khăn nhất của xã hội. Nếu thực hiện tốt chính sách này thì góp phần giảm nghèo bền vũng hơn.

3.4.2.2. Giải pháp ưu tiên và hỗ trợ người nghèo

- Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập như:

+ Dự án tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, với lãi xuất ưu đãi, điều kiện vay đơn giản, từ đó giúp hộ nghèo có vốn để phục vụ sản xuất chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân.

+ Dự án hướng dân người nghèo cách làm ăn kết hợp khuyến nông -

khuyến lâm và những chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Một bộ phận nghèo được tập huấn hướng dẫn cách làm ăn thông qua các lớp tập huấn kỹ năng và được cung cấp một phần giống cây trồng vật nuôi - do sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan thực hiện.

+ Đào tạo nghề cho người nghèo bằng cách thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, hoạt động của các tổ chức đoàn thể. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, để biết nghề nghiệp là cần thiết và quan trọng như thế nào đối với cuộc sống, thu nhập cao là điều kiện để ổn định cuộc sống.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân, để từ đó họ có nhận thức, ý thức và trách nhiệm hơn đối với việc XĐNG, đồng thời để cho mọi người quan tâm hơn nữa đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

- Tuyên truyền và vận động những người nghèo để có cơ hội được đi học nghề đồng thời chủ động tạo và tìm kiếm việc làm cho họ ngay trên địa bàn sinh sống.

- Triển khai và thực hiện tốt các chương trình, dự án nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời cần huy động hơn nữa nguồn lực cộng đồng cùng với ngân sách mà huyện đang có, để kịp thời đáp ứng và khắc phục những vấn đề cấp thiết, cấp bách trong cuộc sống đối với người nghèo.

3.4.2.3. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất hợp lý

Hiện nay nền kinh tế của người dân chủ yếu là nền kinh tế thuần nông, cho nên thu nhập của người dân còn thấp, dẫn đến cảnh đói nghèo càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, với điều kiện vị trí địa lý cũng như thực trạng hiện nay thì nền kinh tế thuần nông là vẫn phù hợp nhất.Nhưng muốn cải thiện của đời sống của những người nghèo nói riêng và nhân dân toàn huyện nói chung thì huyện cần xác định được mục tiêu cũng như đi đúng hướng, để làm sao cho cuộc sống của người dân toàn huyện ngày một nâng cao.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với bố trí cơ cấu lao động hợp lý, khai thác triệt để đất đai bằng cách mở rộng diện tích đất. Từng bước nâng cao tỷ trọng cây công nghiệp, sản phẩm chăn nuôi, thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi để thu được giá trị kinh tế cao. Khuyến khích người dâncần phải chăm lo hơn nữa đến phát triển kinh tế hộ gia đình, kết hợp mộtcách biện chứng sức vận động của từng cá nhân người nghèo với sự hỗ trợ của cộng đồng.

Cần đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cay trồng từ tự cung, tự cấp sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao, trong khi đó thì cần phát triển mạnh các cây công nghiệp ngắn ngày nhằm tạo được thu nhập nhanh và có giá trị kinh tế cao. Khuyến khích mở rộng diện tích các loại nông sản có thế mạnh cũng như phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện như là cam, quýt, hồi, mận, bưởi..và các cây công nghiệp thuốc lá, ngô, khoai, sắn.

Cần phải kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi một cách hợp lý: Cần phải biết kết hợp giữa phát triển gia súc gia cầm với nuôi trồng một cách hợp lý và đặc biệt là các cây trồng ngắn ngày như: lúa, ngô, lạc, đỗ... Đây là các loại cây trồng truyền thống của người dân trên địa bàn huyện, đất canh tác của người dân còn khá nhiều nhưng họ chưa biết kết hợp, tận dụng một cách hợp lý. Vậy nên, cần mở rộng và đầu tư, thâm canh để tăng năng suất hơn hiện tại, ngoài việc tiêu thụ các sản phẩm này thì những loại cây trồng này còn có khả năng cung cấp một lượng thức ăn lớn để phát triển vật nuôi, đặc biệt là trâu, bò.

Thay đổi cớ cấu cây trồng: Hiện nay cây quýt là thế mạnh của vùng, do điều kiện và yếu tố thiên nhiên đem lại nên rất thuận lợi để phát triển, chính vì vậy huyện cần mở rộng diện tích để người dân có điều kiện nâng cao thu nhập.

Hỗ trợ vay vốn và các chính sách, định hướng làm ăn cho người nghèo trong địa bàn huyện: Tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách gặp khó khăn là hoạt động quan trọng, hỗ trợ người nghèo

vay vốn với lãi suất ưu đãi. Ngoài việc cho người dân vay vốn thì cần phải áp dụng và mở những lớp tập huấn, dạy cách làm ăn cho người dân để từ đó họ có kinh nghiệm và làm ăn tốt hơn, cũng như giúp họ tiếp thu được các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm áp dụng vào sản xuất để đạt hiệu quả cao, từ đó nâng cao hiệu quả đất canh tác, khai thác tiềm lực lao động của người dân nhằm nâng cao thu nhập của những hộ nông dân nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương cũng như trên địa bàn huyện.

Huyện cần chú tâm hơn nữa đến vấn đề đó chính là kết hợp giữa VAC (vườn, ao, chuồng), để sao cho tiết kiệm được phần nào, góp phần sản xuất một cách quy mô và hợp lý nhất, nhằm khác phục được tình trạng vườn không, chuồng trống, từ đó sẽ đem hiệu quả kinh tế cao.

Khai thác sử dụng tiềm năng và thế mạnh trên địa bàn huyện: Đất đai của huyện rất phù hợp để cho phát triển lâm nghiệp. Hiện nay, vấn đề quan trọng của huyện Bắc Sơn là chú trọng khôi phục và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, kết hợp trồng rừng làm kinh tế, góp phần tạo thu nhập cho người dân cũng như cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh.Tạo điều kiện thuận lợi cũng như hình thành những khu du lịch sinh thái, Phát triển và cung cấp giống cây trồng cho người dân và trên địa bàn các xã như: Tân lập, tân hương, mỏ nhài... và còn nhiều xã khác.

Nguồn lực lao động vừa là thế mạnh cũng như hạn chế của huyện, hiện nay huyện có lực lượng lao động tương đối dồi dào, tuy nhiên trình độ học vấn của những người lao động còn thấp. Để khắc phục và phát huy được thế mạnh, tiềm năng cùa vùng thì huyện cần phải tạo điều kiện để cho các chủ hộ gia đình được học các lớp tập huấn khuyên nông,để từ đó hoàn thiện kiến thức của mình thông qua các lớp tập huấn, lớp bổ túc văn hóa, từ đó học hỏi được kinh nghiệm làm ăn của những hộ khá giả. Tạo điều kiện cho con em được tới trường, được trang bị đầy đủ kiến thức, đó chính là nền tảng, là tiền đề để cho họ có kiến thức, kỹ năng cho cuộc sống. Khai thác nguồn lực lao

động không có nghĩa là toàn bộ số người trong một hộ gia đình ai ai cũng làm việc cả ngày mà là phải phân bổ một cách hợp lý để làm việc, cũng như công việc phải phù hợp với độ tuổi lao động, giới tính, sức khỏe. Để sao cho dảm bảo được chất lượng cuộc sống, nâng cao năng suất lao động.

Bên cạnh những nguồn lực đó thì huyện còn nhiều nguồn lực khác mà bản thân các chủ hộ chưa ý thức được. Đó là điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích rừng lớn, thuận lợi cho việc nhân rộng các mô hình rừng.

Xây dựng các làng văn hóa, kết hợp với các khu du lịch sinh thái. Bắc Sơn có nhiều điều kiện để phát triển các ngành nghề du lịch, bởi vì huyện có nhiều di tích lịch sử, các công trình kiến trúc như hang lấn táy, lễ hội lồng tồng được tổ chức hàng năm và rất được nhiều du khách quan tâm, vừa qua có lễ hội ná nhèm được du khách trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm, ngoài ra còn nhiều địa điểm du lịch khác... Do đó cần phát huy và tận dụng tốt những gì đã có, để từ đó kết hợp được giữa xây dựng các làng văn hóa với du lịch sinh thái. Đó chính mà vấn đề mà huyện cần hướng tới, cũng chính là hướng đi và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)