Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 52)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

-Các chỉ tiêu về số lượng: Số lượng vốn cho các chương trình và các lĩnh vực đầu tư.

-Cơ cấu: là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ phận với trị số tuyệt đối của cả tổng thể. Sử dụng chỉ tiêu này để xem xét tương quan mức đầu tư công cho các lĩnh vực theo nguồn vốn, theo chương trình, dự án.

-Số lượng và quy mô các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học được thực hiện từ vốn đầu tư cho xoá đói giảm nghèo.

-Số lượng vốn đã đầu tư cho các lĩnh vực, số hộ dân được đầu tư. -Số hộ nghèo, số hộ thoát nghèo,...

-Giá trị sản xuất: Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ sản xuất nhất định (thường là 1 năm) nó được tính bằng tổng của tích giữa sản lượng từng loại sản phẩm, dịch vụ và giá cả tương ứng.

-Đánh giá hiệu quả kinh tế: Hiệu quả sử dụng vốn; hiệu quả sử lao động. -Đánh giá hiệu quả xã hội: Tỉ lệ hộ thoát nghèo; tỉ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn.

-Đánh giá hiệu quả môi trường: Tỉ lệ phủ xanh rừng trồng; tỉ lệ giải quyết việc làm cho người lao động.

- Số hộ thoát nghèo; Số hộ tái nghèo; Số hộ rơixuống nghèo; Tổng số hộ nghèo; Tổng số hộ trong tính đến cuối năm; Thu nhập bình quân đầu người/năm; Tổng số lao động; Số lao động làm nông nghiệp; Số lao động làm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; Số lao động qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện.

- Diện tích rừng được giao và khoán; Tổng diện tích rừng; Năng suất cây trồng chủ yếu; Mức lương thực bình quân khẩu; Tỉ lệ diện tích lúa được tưới tiêu chủ động; Tổng đàn gia súc; Tổng đàn gia cầm; Giá trị sản phẩm chăn nuôi; Diện tích nuôi trồng thuỷ sản; Sản lượng thuỷ sản; Giá trị sản lượng thuỷ sản; Giá trị ngành nghề nông thôn; Số làng nghề; Số hộ có đủ nước sinh hoạt dung.

- Số lao động được đi xuất khẩu; Số lao động đượcthu hút vào DN; Số lao động có nghề; Số học sinh phổ thông trong độ tuổi đến trường; Tổng số trẻ em trong độ tuổi đi học; Số học sinh dân tộc thiểu số đến trường; Tổng số trẻ em DTTS trong độ tuổi đi học; Số học sinh dân tộc thiểu số theo học ở trường bán trú; Số học sinh nghèo được đi học ở các cấp; Tổng số con em nghèo trong độ tuổi đi học ở các cấp; Số trường mầm non có đủ giáo viên; Trường tiểu học có đủ giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 52)