Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 38)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam

1.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Tỉnh Lào Cai được tái lập từ tháng 10/1991, trong điều kiện kinh tế xã hội vô cùng khó khăn, 138/180 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 54,8% hộ thuộc diện đói nghèo. Sau nhiều năm phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đến năm 2004 tỉnh Lào Cai đã đạt được thành tựu: thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp 4 lần so với năm 1991. Trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã bố trí 1.156 tỷ đồng thực hiện đề án giảm nghèo bền vững, bằng 167% kế hoạch ban đầu. Kết quả theo tiêu chí cũ đến hết năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 16%, trung bình mỗi năm giảm hơn 5 điểm % tỉ lệ hộ nghèo. Một số kinh nghiệm của Lào Cai (Đỗ Thành Nam – Thanh Hải, năm

2010, Nhìn lại chương trình giảm nghèo).

- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Rà soát và hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế trong thực hiện mục tiêu XĐGN thuộc thẩm quyền phân cấp của tỉnh.

- Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo, ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đặc biệt là các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Chú trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ để người nghèo được tiếp cận và thụ hưởng các chương trình XĐGN.

- Đổi mới nội dung, phương pháp tiếp cận để tuyên truyền, giáo dục phù hợp với trình độ dân trí và năng lực nhận thức, hiểu biết của Nhân Dân địa phương.

1.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang

Tái lập tỉnh từ năm 1991, Tuyên Quang là một tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo khá cao, số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, có những xã tỉ lệ hộ nghèo còn trên 80%. Năm 2005, số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh là 55.447 hộ, chiếm 35,6% trên tổng dân số, năm 2010 Tuyên Quang đã giảm số hộ nghèo xuống còn 16,65%, bình quân giảm 7,1 điểm %/năm. Tuyên Quang đã thực hiện tốt các giải pháp:

- Quy hoạch sử dụng đất đai, huy động tối đa diện tích đất đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh trên thị trường.

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: đường giao thông, điện, trường học, trạm y tế, kiên cố hoá kênh mương, tăng cường trang thiết bị, công cụ, dụng cụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình (Đỗ Thành Nam - Thanh Hải, năm 2010, Nhìn lại chương trình giảm nghèo g).

1.2.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, có địa hình phức tạp, có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, có tỉ lệ hộ nghèo khá cao. Từ năm 2006 đến năm 2009 tỉnh Bắc Giang có hơn 91 nghìn hộ thoát nghèo, đưa tỉ lệ hộ nghèo từ 30,6% năm 2006, chỉ còn 13,7% (2009), vượt 1,3 điểm % so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra, tỉ lệ hộ

nghèo giảm bình quân 4,2 điểm %/năm. Bắc Giang đã thực hiện tốt một số biện pháp:

- Xã hội hoá công tác giảm nghèo, trong gần 5 năm, tỉnh đã huy động được tổng nguồn vốn huy động cho công tác giảm nghèo đạt gần 2,4 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 2,2 nghìn tỷ đồng, còn lại là các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp.

- Thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình Quốc gia như Chương trình 134, CT 135, CT Giáo dục, Y tế, v.v., với công tác giảm nghèo.

- Thực hiện sáng tạo và có hiệu quả một số chương trình như: chương trình “Vùng thấp ủng hộ vùng cao” của huyện Lục Ngạn; mô hình "một gia đình một con trâu (bò) sinh sản, 1 sào rau, 1 người đi xuất khẩu lao động" ở Lục Nam; mô hình "phát triển rừng kinh tế, gà đồi" ở Yên Thế; mô hình "Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm" ở Việt Yên, Yên Dũng, Tân Yên, Hiệp Hoà...

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, lâm, ngư, trong đó hướng vào việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho người nghèo thông qua các mô hình trình diễn cụ thể (Đỗ Thành Nam – Thanh Hải, năm 2010, Nhìn lại chương trình giảm nghèo)

1.2.2.4. Kinh nghiệm của tỉnh Kon Tum

Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, với địa hình đồi núi chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, là khu vực có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Tính đến 31/12/2011 tổng số hộ nghèo trên toàn tỉnh là 29.728 hộ, chiếm tỉ lệ 27,91% so với tổng số hộ của tỉnh. Tỉnh có 02 huyện nghèo theo chương trình 30a, qua 03 năm (2009- 2011) thực hiện chương trình giảm nghèo trên 02 huyện nghèo, kết quả mỗi huyện bình quân hằng năm tỉ lệ hộ nghèo giảm gần 10 điểm %. Bài học thành công của Kon Tum:

- Tỉnh uỷ có chương trình chuyên đề tập trung xây dựng các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn là cơ sở để hệ thống chính trị các cấp trên địa bàn tỉnh

đồng bộ vào cuộc, tổ chức thực hiện triển khai, tuyên truyền các cơ chế, chính sách đặc thù đối với các xã đặc biệt khó khăn, huyện nghèo.

- Củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo chương trình thực hiện Nghị quyết 30a của tỉnh, huyện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác theo dõi, tổng hợp, giám sát, đánh giá.

- Coi trọng công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài truyền thanh, truyền hình, Báo Kon Tum,…), đồng thời lồng ghép nội dung Nghị quyết 30a trong các cuộc họp dân của chính quyền, hội đoàn thể để nhân dân hưởng ứng, tạo sự đồng thuận phát triển kinh tế, đạt yêu cầu giảm nghèo nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30a.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp (Đỗ Thành Nam – Thanh Hải, năm 2010, Nhìn lại chương trình giảm nghèo).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 38)