Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 27 - 35)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới

Thực trạng nghèo đói đang diễn ra khá phổ biến và gay gắt ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Từ những nước có nền kinh tế chậm phát triển, đang phát triển và phát triển. Nhưng nghèo đói tập trung nhiều nhất ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển và đang phát triển.

Hơn 2,2 tỷ người, chiếm 1/3 dân số thế giới, đang sống ở mức nghèo khổ. Trong bản nghiên cứu có tựa đề “Duy trì tiến bộ con người - giảm bớt tổn thương và xây dựng khả năng phục hồi”, báo cáo đã đưa ra bức tranh tổng

NÂNG CAO ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN

-Mức sống vật chất

-Văn hóa, tinh thần -Giáo dục, dân trí -Y tế sức khỏe

-Cơ sở hạ tầng -Hoạt động xã hội -Môi trường sinh thái

-Khoa học kỹ thuật CỘNG ĐỒNG : Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội NHÀ NƯỚC: Quốc hội, Chính phủ và Chính quyền địa phương HỘ NGHÈO: Các nguồn lực Hỗ trợ vốn Tạo việc làm Tạo thị trường

Liên doanh, liên kết Đào tạo nghề Xây dựng chủ chương Ban hành chính sách Cơ chế điều hành và tổ chức thực hiện Tổ chức nguồn vốn ĐĐ, LĐ, nguồn vốn Ý thức thoát nghèo Tập quán, văn hóa .

GIẢM NGHÈO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

thể về những gian nan của cuộc chiến chống đói nghèo trên phạm vi quốc tế. Theo cách tính diện nghèo dựa vào thu nhập từ trước tới nay, trên hành tinh hiện có 1,2 tỷ người sống với mức bằng hoặc dưới 1,25 USD/ngày. Tuy nhiên theo Chỉ số tính diện nghèo đa chiều của UNDP, trên thế giới có tới 1,5 tỷ người sống ở 91 nước đang phát triển được xếp là diện nghèo, căn cứ vào tình trạng thiếu thốn và không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục và không có các tiêu chuẩn sống tối thiểu. Cho dù tỷ lệ hộ nghèo đang giảm theo xu thế chung trên thế giới, nhưng có tới 800 triệu người có thể trở lại mức nghèo do hoàn cảnh sống thay đổi hoặc gặp rủi ro. Rất nhiều người cũng chịu cảnh khó khăn do những tổn thương phát sinh trong cuộc sống. UNDP đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là nạn thất nghiệp đi kèm với tình trạng tội phạm gia tăng, bạo lực, sử dụng ma túy và tự tử. Dù tỷ lệ nghèo đói có chiều hướng giảm, UNDP cũng cảnh báo những sự bất bình đẳng đang gia tăng là nguyên nhân làm tăng tình trạng tổn thương. “Chống đói nghèo không chỉ là việc làm đơn thuần giảm tỷ lệ này xuống mức zero mà cần phải bảo vệ những người bị đe dọa bởi thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu hay các cuộc khủng hoảng tài chính. Cách duy nhất để bảo đảm sự tiến triển được duy trì bền vững là phải đưa mục tiêu giảm bớt tổn thương vào trong chương trình phát triển của chúng ta. Để bảo đảm trợ cấp xã hội tối thiểu cho những hộ nghèo nhất thế giới thì nền kinh tế thế giới cần có tốc độ tăng trưởng tối thiểu là 2%", báo cáo nêu rõ. Báo cáo kết luận rằng phần lớn những vấn đề mà hộ nghèo gặp phải là kết quả của những cuộc cải cách chưa đầy đủ và các thiết chế hoạt động kém hiệu quả. Một dẫn chứng cho thấy những bất công bằng rõ rệt nhất là 85 người giàu nhất thế giới hiện nay đang sở hữu khối tài sản bằng tài sản của 3,5 tỷ người nghèo cộng lại (Bộ lạo động – TBXH, năm 2009, đánh giá giữa kỳ mục tiêu giảm nghèo).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói đã được chỉ ra, trong đó phải kể đến khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay vẫn còn đeo đuổi nhiều nước, đặc biệt các nước phát triển, trong đó có Mỹ. Khu vực đồng euro đang phải đối mặt với khủng hoảng nợ công nên buộc phải áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội, trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến phần còn lại của thế giới. Nguyên nhân quan trọng nữa phải kể đến đó là giá lương thực trên thế giới tăng cao. Dân số thế giới gia tăng trong khi sản xuất lương thực chỉ đủ cho 7 tỷ miệng ăn mà chẳng có dư thừa nên bất cứ biến động nào như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu,… khiến sản lượng giảm, đều có thể làm lương thực tăng giá. Đó là chưa kể đến quá trình đô thị hóa đang tăng tốc khiến đất đai canh tác ở nhiều nước ngày càng bị thu hẹp, trong khi đầu tư cho nông nghiệp chưa được quan tâm chú trọng. Giá lương thực biến động là một nguy cơ lớn đối với an ninh lương thực ở các nước đang phát triển, tác động mạnh nhất đến người nghèo, các nước đang phát triển tập trung tới 98% số dân bị đói trên toàn thế giới. (Ngô Thắng Lợi, năm 2012, Giáo trình kinh tế phát triển)

Theo nhận định của ông Kuroda (Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á ABD) khoảng 620 triệu người ở châu Á sống dưới mức 1 USD/ngày. Ít nhất một nửa trong số này lần lượt sống ở Ấn Độ và trung Quốc, hai nước có nền kinh tế đang phát triển mạnh. Hơn 140 triệu người ở châu Á bị đẩy vào tình trạng cực kỳ nghèo đói trong năm 2009 khi nạn thất nghiệp gia tăng do suy thoái kinh tế toàn cầu. Đó là cảnh báo của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong bản báo cáo thống kê mang tên The Fallout in Asia được công bố ngày 18/2/2010 (Nguyễn Văn Định, năm 2008, giáo trình an sinh xã hội).

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc châu Phi là châu lục có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao nhất thế giới (25,6% ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi). Thất nghiệp là một trong những vấn đề chủ chốt gây ra nạn đói nghèo của lục địa Đen và ảnh hưởng tiêu cực đến các chương trình, các kế hoạch phát triển, với tỷ

lệ tăng 10% mỗi năm, 32 trong số 38 nước nghèo nhất thế giới thuộc châu Phi. Số tiền nợ của châu Phi lên tới 425 tỷ USD, tuổi thọ trung bình ở châu Phi thấp nhất thế giới, 45 tuổi; chỉ có 58% số người dân châu Phi được dùng nước sạch.

1.2.1.1. Trung Quốc

Sau khi cách mạng thành công (1949), có thể chia quá trình phát triển kinh tế ở Trung Quốc làm hai giai đoạn: từ năm 1949 - 1977 là thời kỳ xây dựng CNXH theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và từ năm 1977 đến nay thực thiện cải cách kinh tế theo hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, tuy ở Trung Quốc sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm giàu nghèo không lớn nhưng số dân đói nghèo rất cao. Từ năm 1985 - 1988, chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân cư giàu nhất với nhóm dân cư nghèo nhất chỉ 6,5 lần và hệ số Gini chỉ là 0,3.

Nếu theo mức chuẩn nghèo của Cục Thống kê Trung ương Trung Quốc là người có thu nhập 100 nhân dân tệ/người/ năm, thì số người nghèo ở nông thôn năm 1978 là 250 triệu người (chiếm 30% dân số), đến năm 1985 chỉ còn 125 triệu người và năm 1998 chỉ còn 43 triệu người. Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế phân hoá giàu nghèo và thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo. Có thể phân loại các biện pháp được thực hiện xoá đói giảm nghèo ở Trung Quốc thành 2 nhóm: nhóm các biện pháp chung và nhóm các biện pháp trực tiếp XĐGN.

-Nhóm các biện pháp chung ở Trung Quốc đã được thực hiện rất phong phú và thay đổi từng thời kỳ, cụ thể như: duy trì sự ổn định về chính trị xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho mọi người; điều tiết hợp lý giữa thu nhập và phân phối; tạo việc làm thông qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế nông thôn, chú ý thích đáng đến phát triển đều ở các vùng.

-Nhóm các biện pháp trực tiếp như là: xây dựng các mô hình, chỉ đạo làm điểm cho từng vùng, từng địa phương để làm hình mẫu, làm đầu tàu

“lan toả”, huy động mọi nguồn lực cho XĐGN; chuyển nền kinh tế nông nghiệp từ sản xuất tập trung sang sản xuất tư nhân với mô hình kinh tế hộ gia đình và giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân; hỗ trợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn; hỗ trợ tích cực về truyền thông, giáo dục, y tế, nhà ở cho các hộ nghèo và vùng khó khăn. Hiện nay Trung Quốc lại là nước có tỉ lệ số người ở mức nghèo khổ thấp nhất (Hương Lê, năm 2011, Xóa đói giảm nghèo bền vững).

1.2.1.2. Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia đất hẹp người đông, điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, điều kiện để phát triển kinh tế rất khó khăn, nghèo nàn về tài nguyên, lại thường xuyên xảy ra động đất. Nhưng chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ II kết thúc (1945), Nhật Bản đã từ một đất nước kệt quệ sau chiến tranh vươn lên thành một cường quốc về kinh tế, đời sống nhân dân tăng cao, tình trạng đói nghèo giảm đáng kể. Hiện nay 90% dân số Nhật Bản là tầng lớp trung lưu. Có được thành quả như vậy là nhờ vào các kế hoạch, chính sách được đưa ra đúng đắn và thực hiện tích cực, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và XĐGN bền vững. Nhật Bản đã thực hiện một số giải pháp cụ thể:

- Nhà nước can thiệp mạnh mẽ vào nền kinh tế thị trường, đảm bảo sự phát triển theo mục tiêu ưu tiên;

- Thực hiện quá trình dân chủ hoá sau chiến tranh, tạo lập nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều chủ thể, có sự bình đẳng tương đối trong sản xuất kinh doanh, thực hiện dân chủ hoá lao động;

- Xoá bỏ sự phân hoá giàu nghèo, tạo lập sự bình đẳng xã hội đối với tài sản và đất đai nhanh chóng thực hiện mục tiêu “ruộng đất cho người cày”;

- Thực hiện nhiều chính sách với phương châm “mọi người cùng

hưởng lợi” từ tăng trưởng kinh tế;

- Thực hiện chính sách thuế thu nhập để giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư;

- Thực hiện chính sách vùng, khu vực, khuyến khích phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng, hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông thôn thông qua chính sách bảo hộ đối với sản xuất nông nghiệp;

- Thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng có thu nhập thấp;

- Thực hiện chính sách về phúc lợi xã hội, thông qua hệ thống bảo hiểm rộng lớn trên các lĩnh vực, dịch vụ công cộng, phúc lợi bảo hiểm xã hội, y tế cộng đồng, trợ cấp và giúp đỡ cho các nạn nhân chiến tranh.

Đây chính là biện pháp có hiệu quả để những người nghèo sớm thoát khỏi cảnh nghèo và những người không may gặp rủi ro nhanh chóng trở lại cuộc sống ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống (Hương Lê, năm 2011, Xóa đói giảm nghèo bền vững).

1.2.1.3. Thái Lan

Thái Lan đã xác định tầm quan trọng của việc chiếm hữu đất và việc chuyển dịch tỉ lệ diện tích đất theo hướng có lợi và cơ hội kiếm được việc làm tăng lên, đặc biệt là trong khu vực phi nông nghiệp.

Thái Lan đã áp dụng chính sách giảm nghèo ở từng vùng trọng điểm thông qua chính sách đất đai, giải quyết việc làm, ưu tiên ở những vùng không có đất đai và đạt được kết quả cao, giảm mức đói nghèo từ 59% năm 1962 xuống còn 26% năm 1986. Sau này, Thái Lan đã áp dụng mô hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nông thôn qua việc phát triển các xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn nhằm giảm nghèo. Nhờ vậy tỉ lệ đói nghèo của Thái Lan đã giảm xuống còn 23% vào năm 1990 (Hương Lê, năm 2011, Xóa đói giảm nghèo bền vững).

1.2.1.4. Malaixia

Kinh nghiệm của Malaixia về XĐGN là áp dụng các biện pháp nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng về thu nhập, đó là kết hợp tăng trưởng kinh tế nhanh với phân phối thu nhập công bằng, nâng cao mức sống của nhân dân. Chính phủ Ma-lai-xi-a rất chú trọng đến việc phát triển nền nông nghiệp, coi

nông nghiệp là thế mạnh hàng đầu. Lấy mục tiêu phát triển nông nghiệp để tạo nền tảng cho việc phát triển nền công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và giải quyết những vấn đề xã hội. Kết quả là Malaixia đã giảm từ 20,7% người nghèo đói năm 1986 xuống còn 17,1% năm 1990. Đặc biệt Malaixia coi giáo dục là nền tảng để tiến hành phân phối thu nhập bình đẳng

(Hương Lê, năm 2011, Xóa đói giảm nghèo bền vững).

1.2.1.4. Khái quát kinh nghiệm giảm nghèo của các nước trên thế giới

Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới và khu vực đã thực hiện có hiệu quả công cuộc xoá đói giảm nghèo đó là áp dụng sự “can thiệp vĩ mô thuộc về vai trò quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước để chống đói nghèo” vào việc xoá đói giảm nghèo từng bước có hiệu quả. Điểm mấu chốt trong kinh nghiệm của các nước này là Nhà nước kịp thời có những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời đảm bảo được những điều kiện để thực thi. Những giải pháp và chính sách đó hướng vào phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thực hiện cải thiện mức sống dân cư, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

Về mặt lý thuyết, mọi ý tưởng nằm ở vị trí chủ đạo của chiến lược phát triển và chương trình kế hoạch quản lý xã hội của Nhà nước.

Về mặt thực tiễn xã hội, bài học kinh nghiệm này cho thấy tầm quan trọng thiết thực của các chính sách hỗ trợ phát triển cho người nghèo bằng cách tạo việc làm và tăng thu nhập thực tế cho họ, tạo cho họ cơ hội và trợ giúp các điều kiện để tự mình thoát ra khỏi nghèo đói.

Đây là phương thức cơ bản và lâu dài, vì không thể xoá đói giảm nghèo trên quy mô xã hội và cộng đồng dân cư chỉ bằng cách để người dân tự cứu và cứu tế đơn thuần. Cũng không thể đơn giản cắt bớt thu nhập của người giàu để phân phối cho người nghèo, vì biện pháp này có tính chất thụ động, gây hậu quả tiêu cực, tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nýớc và làm suy giảm nhân tố kích thích đối với người lao động, làm triệt tiêu động lực phát triển

sản xuất, phát triển kinh tế của bản thân hộ nghèo. Tuy nhiên việc điều tiết an sinh xã hội qua thu nhập, qua phân phối để khắc phục những sự phân hoá giàu nghèo bằng những chính sách hợp lý (ví dụ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập bất thường), tăng quỹ phúc lợi xã hội là cần thiết và được coi trọng vì mục đích công bằng xã hội.

Kinh nghiệm cho thấy, nhà nước không nên can thiệp trực tiếp đến hộ nghèo, mà chỉ nên thông qua các chính sách, tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi để hỗ trợ cho người nghèo. Cùng với Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ,… cần phối hợp và tham gia trực tiếp vào quá trình xã hội hoá chương trình xoá đói giảm nghèo. Các tổ chức này có thể làm được nhiều việc hữu ích, như cung cấp các tư vấn để phát triển sản xuất, kinh doanh, cho vay các món vay nhỏ để sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ, dạy nghề và chuyển giao công nghệ mới phù hợp cho người nghèo. Vốn và công nghệ là hai yếu tố rất cơ bản mà các tổ chức này hướng tới, là các giải pháp quan trọng làm chuyển biến tình trạng nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 27 - 35)