Cấu trúc và kĩ thuật soạn thảo câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần địa lý kinh tế - địa lý 12 THPT (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.3. Phương pháp và kĩ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

1.3.2. Cấu trúc và kĩ thuật soạn thảo câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

1.3.2.1. Cấu trúc câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Một câu hỏi nhiều lựa chọn gồm hai phần: phần "gốc" và phần "lựa chọn"

+ Phần gốc trình bày một vấn đề, một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh...

+ Phần lựa chọn gồm một số câu trả lời hoặc mệnh đề (thường là bốn) để trả lời hoặc hoàn chỉnh phần dẫn. Trong số các phương án trả lời chỉ có một phương án đáp ứng đúng yêu cầu của phần dẫn.

1.3.2.2. Một số nguyên tắc nên theo khi soạn thảo những câu TNKQ NLC Các quy tắc biên soạn liên quan đến việc cân đối câu hỏi với mục đích hỏi + Câu hỏi TNKQNLC chỉ được đem ra sử dụng khi nó thích hợp nhất với phương pháp đánh giá mà ta đặt ra. Cần tránh dùng câu TNKQNLC khi ta cần đặt các loại câu hỏi: Câu hỏi mở, câu hỏi dành cho việc đánh giá khả năng tóm tắt và hệ thống kiến thức, câu hỏi dành cho việc đánh giá khả năng tập trung hay khả năng sáng tạo.

+ Câu TNKQNLC cần phải gắn liền với mục đích kiểm tra và phù hợp với cách đánh giá.

+ Câu TNKQNLC không được gây trở ngại cho việc học.

Các qui tắc biên soạn liên quan đến giá trị chẩn đoán câu trả lời

+ Câu TNKQNLC cần phải hướng giáo viên đến diễn biến tư duy đã sử dụng của học sinh.

+ Cỏc yếu tố gõy nhiễu cần phải chỉ rừ được cỏc lỗi của kiến thức hoặc cỏc lỗi tư duy không chính xác của học sinh.

+ Cần chỉ rừ phần cõu dẫn mà cõu hỏi đề cập đến trong cõu trắc nghiệm. Phần dẫn phải cú nội dung rừ ràng và chỉ nờn đưa vào một nội dung, trỏnh đưa ra nhiều nội dung nhất là những nội dung trái ngược nhau trong một câu trắc nghiệm.

Sáu qui tắc biên soạn câu dẫn ( câu hỏi)

+ Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng qui tắc cho trước.

+ Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp.

+ Khụng được đưa ra cỏc thuật ngữ khụng rừ ràng.

+ Tránh các hình thức câu phủ định và việc đặt ra nhiều mệnh đề phủ định trong câu hỏi.

+ Cần tỏch biệt rừ phần dữ kiện và phần hỏi trong cõu dẫn.

+ Trước khi đưa ra các giải pháp trả lời, ta phải nhóm các yếu tố chung của câu trả lời..

Tám qui tắc trong việc biên soạn các phương án trả lời + Độc lập về mặt cú pháp.

+ Các phương án đưa ra phải độc lập nhau về mặt ngữ nghĩa.

+ Tránh dùng các từ chung cho phần câu hỏi và phần các phương án trả lời.

+ Không được đưa vào các từ không có khái niệm để đánh lạc hướng người trả lời.

+ Không được biên soang câu trả lời đung với phần giải thích được mô tả chi tiết hơn so với các phương án trả lời khác.

+ Các phương án trả lời phải có mức độ phức tạp như nhau.

+ Nếu phải đưa ra các từ kỹ thuật hoặc từ chuyên môn vào các phương án trả lời thì mức độ chuyên môn phải đồng đều trong các phương án đó.

+ Các phương án trả lời phải có cùng mức độ tổng quát.

1.3.2.3. Kĩ thuật soạn thảo các phương án nhiễu

Trong phần lựa chọn chỉ có một phương án đúng gọi là đáp án, ba phương án còn lại đều sai gọi là phương án nhiễu. Một câu hỏi TNKQ NLC có chất lượng tốt cần được hiểu là ngoài đáp án thì các phương án nhiễu phải phản ánh được các phương pháp tư duy khác nhau của HS nhưng chưa dẫn đến kết quả đúng vì thiếu chính xác. Từ đó suy ra một câu hỏi có chất lượng kém là câu hỏi có các phương án nhiễu không có mối quan hệ gì với phương án đúng, dẫn đến không phản ánh được các sai lầm của HS. Một câu hỏi TNKQ có các phương án nhiễu hấp dẫn sẽ làm tăng sự hứng thú, kích thích sự tìm tòi khám phá, phát triển năng lực tư duy của HS.

Vì vậy khi biên soạn câu hỏi TNKQ NLC cần ý thức được vai trò và tầm quan trọng của các phương án nhiễu. Dưới đây chúng tôi đề xuất một số kĩ thuật soạn thảo các phương án nhiễu như sau:

- Trong khi giải toán địa lí, những sai sót mà HS có thể mắc phải rất đa dạng, nhưng trong đó có những lỗi sai thuộc loại có hệ thống, tức là những lỗi sai mà nhiều HS thường mắc phải, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, GV có thể dễ dàng dự đoán trước được các phương án nhiễu nhằm vào những lỗi này. Ví dụ: lỗi sai phổ biến nhất là HS thường không để ý đến đơn vị của các đại lượng địa lí hoặc có để ý đến đơn vị nhưng khi đổi đơn vị thì bị sai.

- Một đại lượng địa lí có quan hệ với nhiều đại lượng địa lí khác nhau. Vì vậy nếu học không kĩ hoặc không để ý đến thứ nguyên của các đại lượng HS có thể chọn nhầm công thức. Do đó khi giải bài tập dù biến đổi toán học đúng thì vẫn dẫn đến kết quả sai. Các phương án nhiễu có thể nhằm vào lỗi này.

- Sử dụng các đáp số sai bắt nguồn từ cách biến đổi, suy luận toán học sai để làm phương án nhiễu: ở mỗi bậc học, yêu cầu cần có trình độ toán học cơ bản để

có thể giải quyết các vấn đề của địa lí học luôn được quan tâm. Một HS không thể học tốt môn địa lí nếu học yếu môn toán học. Vì vậy có thể sử dụng các lỗi sai cơ bản mà HS thường mắc phải khi biến đổi toán học để soạn thảo các phương án nhiễu. Ví dụ: với công thức chứa căn bặc hai, HS thường quên không khai căn thức

hoặc bình phương hai vế (khi đại lượng cần tìm nằm trong căn thức); HS thường nhầm lẫn giữa mối quan hệ về tỉ lệ thuận với hàm bậc nhất; nhầm lẫn khi suy luận từ công thức toán học sang dạng đồ thị tương ứng; không hiểu chính xác về mối quan hệ phần trăm giữa các đại lượng; lẫn lộn giữa giá trị lớn nhất với giá trị cực đại, giá trị nhỏ nhất với giá trị cực tiểu...

- Có thể xây dựng các phương án nhiễu dựa trên việc định nghĩa quá rộng hoặc quá hẹp của khái niệm.

- Có thể xây dựng các phương án nhiễu dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa các đại lượng địa lí: Khi xây dựng các khái niệm, định luật địa lí... thường có các biểu thức toán học biểu thị mối quan hệ định lượng giữa các đại lượng địa lí và từ các biểu thức này có thể biến đổi thành các biểu thức khác. Tuy nhiên quan hệ nhân quả giữa các đại lượng chỉ thể hiện ở biểu thức gốc, không có ở các biểu thức hệ quả.

- Dùng những khái niệm, sự vật, hiện tượng, tính chất có nét tương đồng thường gây nhầm lẫn cho HS, tạo cảm giác gần đúng hoặc khó phân biệt để làm phương án nhiễu.

Có thể nói các phương án nhiễu bắt nguồn từ các quan niệm sai lầm và các sai lầm mà HS thường mắc phải là các phương án nhiễu hấp dẫn HS nhất. Để có các phương án này người biên soạn cần có kiến thức sâu sắc về địa lí học, có kinh nghiệm dạy học và đặc biệt cần có những trao đổi trong cộng đồng các giáo viên địa lí.

1.3.2. Tiến trình son tho mt bài trc nghim khách quan nhiu la chn

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần địa lý kinh tế - địa lý 12 THPT (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)