Đánh giá tổng quát vè bài trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần địa lý kinh tế - địa lý 12 THPT (Trang 187 - 193)

Các giá trị thu được Các giá trị lí thuyết

- Điểm trung bình toàn bài:28,54. - Độ lệch chuẩn: 8,29.

- Hệ số tin cậy: 0,86.

- Độ khó của bài trắc nghiệm: 57,08%. - Sai số tiêu chuẩn đo lường: 3,1.

- Trung bình lí thuyết: 31,25 - Độ khó vừa phải lí tuyết: % 2 25 100+ = 62,50% * Nhận xét:

- Điểm trung bình toàn bài xấp xỉ với điểm trung bình lí thuyết. - Hệ thống câu hỏi có độ phân biệt khá tốt.

- Độ khó của bài trắc nghiệm là 57,08 %.

Đối chiếu điểm trung bình thực tế của bài trắc nghiệm với điểm trung bình lí thuyết có độ lệch là: 28,54 - 31,25 = -2,71. Độ lệch này ở bài có 50 câu hỏi với điểm tối đa là 50, là độ lệch vừa phải. Điều này cho thấy bài trắc nghiệm vừa phải đối với đối tượng HS thực nghiệm.

- Hệ số tin cậy: r = 0,86 hệ số này tương đối cao. Điều này nói lên rằng điểm của mỗi HS do bài trắc nghiệm xác định chính xác điểm thật của HS ấy,

hay nói cách khác mức độ khác biệt do bài trắc nghiệm đo được so với điểm thực của HS là nhỏ.

- Độ lệch chuẩn: 8,29 cho thấy độ phân tán điểm trong phân bố là lớn. - Sai số tiêu chuẩn đo lường: 3,1.

Với kết quả tính toán như trên, cho thấy điểm của mỗi HS do bài trắc nghiệm biểu thị khá chính xác điểm thật của HS. Ví dụ, một HS có điểm thô là 45, ta có thể tin rằng 99% điểm số thực của HS là 45 ±3,1*2,58.

Qua thực nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- HS đạt điểm trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất 34,56 %, từ trung bình trở lên đạt 58,36%; đường phân bố thực nghiệm có dạng phân bố chuẩn Gauxơ, phản ánh hệ thống câu hỏi phân biệt tốt năng lực học tập của nhóm HS thực nghiệm.

- Tỉ lệ trung bình kết quảđạt được theo mục tiêu đạt cao ở mức độ ghi nhớ và thấp ở mức độ hiểu và vận dụng, điều này phản ánh được chính xác tình hình học tập của HS.

- Hệ thống gồm 50 câu đều có độ phân biệt dương từ tạm được đến tốt.

- Qua phân tích chỉ số độ khó, độ phân biệt ở các phương án nhiễu, chúng tôi nhận thấy kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả khi phân tích độ khó, độ phân biệt của đáp án câu.

Qua việc phân tích thực nghiệm chúng tôi thu được một số kết quả sau:

- Bước đầu chúng tôi thu được kinh nghiệm về quy trình trong việc soạn thảo câu hỏi TNKQ để kiểm tra đánh giá.

- Việc tổ chức kiểm tra chia thành nhiều đề đã khắc phục được tình trạng quay cóp.

- Điểm số bài TNKQ công bằng, khách quan, được xử lí nhanh chóng.

- Bước đầu soạn thảo và đưa ra thử nghiệm cho thấy hệ thống câu hỏi đạt được các yêu cầu cơ bản theo tiêu chí về các chỉ số thống kê.

- Qua phân tích thực nghiệm phát hiện những thiếu sót của HS. Điều này cho phép nhận định cần kết hợp phương pháp kiểm tra bằng TNKQ với phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá chất lượng hiện nay.

Kết luận chương 3

Bài trắc nghiệm khách quan soạn thảo về kiến thức phần “Địa lí Kinh tế”, ở lớp 12 THPT theo các mục tiêu nhận thức đã đặt ra đã được sử dụng để kiểm tra đánh giá 250 HS. Kết quả làm bài của HS được dùng làm cơ sở để đánh giá hệ thống câu hỏi và đánh giá kết quả học tập phần “Địa lí Kinh tế” của HS nhóm thực nghiệm.

* Hệ thống câu hỏi

- Hệ thống câu hỏi nhìn chung có độ phân biệt khá tốt, là hệ thống câu hỏi tốt. - Độ khó của bài trắc nghiệm là 57,08 % mức độ vừa phải với nhóm HS thực nghiệm.

- Phân bố điểm tương đối tốt, số HS đạt yêu cầu của bài trắc nghiệm là 58,36%.

- Với kết quả trên, theo chúng tôi có thể lấy hệ thống câu hỏi này để đánh giá chất lượng học tập của HS lớp 12 sau khi học xong phần “Địa lí Kinh tế”.

* Đối với kết quả thực tế của bài

- Theo mục tiêu thì điểm trung bình đạt cao ở mức độ ghi nhớ và thấp ở mức độ hiểu và vận dụng, điều này phản ánh đúng tình hình học tập của HS. Đó là các em còn nặng về ghi nhớ, tái tạo vì vậy không hiểu rõ bản chất địa lí.

- Thực tế kết quả cho thấy một số câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản của chương nhưng lại nhiều HS trả lời sai. Nguyên nhân do HS còn học lệch, một số kiến thức không để ý. Một số câu ở mức độ nhận biết HS chọn sai nhiều. Nguyên nhân do HS nhớ máy móc, không mang tính hệ thống, tổng quát vì thế đã mắc lỗi nhớ thiếu kiến thức hoặc nhớ nhầm kiến thức này sang kiến thức khác. Các câu hỏi khó chủ yếu tập trung ở mức độ hiểu và vận dụng linh hoạt, điều này cho thấy HS chưa tích cực, chủđộng sáng tạo trong quá trình học tập, khả năng suy luận kém.

- Đối với chúng tôi, việc thực nghiệm sư phạm đã bước đầu giúp chúng tôi tích lũy được những kinh nghiệm cần thiết trong công việc soạn thảo câu hỏi trắc

nghiệm, từ việc lập kế hoạch đến việc soạn thảo và kiểm tra đánh giá HS, đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.

- Với những thành công và kinh nghiệm trên chúng tôi hi vọng rằng trong thời gian tới sẽ có điều kiện soạn thảo hệ thống câu hỏi TNKQ NLC cho các phần khác nhằm làm phong phú thêm câu hỏi cho yêu cầu kiểm tra đánh giá hiện nay.

PHN KT LUN

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là một bộ phận hợp thành rất quan trọng của toàn bộ quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá khách quan chính xác sẽ phản ánh đúng việc dạy của thầy và việc học của trò, từđó giúp cho người thầy có phương hướng điều chỉnh và hoàn thiện phương pháp dạy học của mình. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn và lý luận chúng tôi thấy bên cạnh các phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan, trong đó có TNKQ nhiều lựa chọn.

Đối chiếu với nhiệm vụ nghiện cứu của đề tài và giả thuyết khoa học đã đề ra, chúng tôi đạt được các kết quả sau đây:

- Hệ thống lại cơ sở lí luận của kiểm tra đánh giá nói chung và cơ sở lí luận của TNKQ nhiều lựa chọn nói riêng.

- Đề tài của chúng tôi đã chỉ ra được hình thức kiểm tra đánh giá khả thi với quá trình dạy học. Đặc biệt phân tích sâu về việc soạn thảo câu hỏi TNKQ.

- Trên cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá và xuất phát là mục tiêu cần đạt được khi giảng dạy phần “Địa lí Kinh tế” Lớp 12 THPT chúng tôi đã xây dựng được hệ thống gồm 50 câu hỏi dạng TNKQ nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá sự nắm vững kiến thức của HS. Sau mỗi câu hỏi đều có đáp án và dựđoán sự lựa chọn các phương án nhiễu đối với HS.

Dựa vào kết quả TNSP, ở mỗi câu chúng tôi đều đã tính độ khó, độ phân biệt, phân tích phương án nhiễu để chỉ ra được những nguyên nhân gây sai lầm ở HS và đưa ý kiến rút kinh nghiệm về giảng dạy.

* Đánh giá toàn bài trắc nghiệm.

- Qua hai vòng thực nghiệm và sử dụng phương pháp thống kê, cho thấy hệ thống câu hỏi là khả thi và có thể dùng tài liệu tham khảo cho giáo viên trong kiểm tra và đánh giá cũng như có thể dùng hệ thống câu hỏi làm bài tập cho HS tự kiểm tra đánh giá mình.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra được các bài học:

- Phương pháp TNKQ NLC là loại trắc nghiệm có thể thông tin phản hồi nhanh về tình hình chung của nhóm HS với những khó khăn, sai lầm mà họ gặp phải làm cơ sở để cải tiến phương pháp dạy học. Cũng qua bài kiểm tra, HS có thể tự đánh giá, tự nhận ra những sai lầm mà mình thường mắc để có kế hoạch tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức. Với phương pháp này có thể tránh được tình trạng học lệch, học tủ, quay cóp.

- Do điều kiện thời gian và khuôn khổ luận văn nên TNSP mới chỉ tiến hành được hai lần và tiến hành trên diện chưa rộng nên việc đánh giá còn có những hạn chế nhất định. Nếu có điều kiện, có thể dùng hệ thống câu hỏi để kiểm tra, đánh giá HS trên diện rộng và mở ra các buổi giao lưu trao đổi từ những lựa chọn sai lầm của HS để tìm ra nguyên nhân sai lầm mà HS hay mắc phải, từđó đổi mới phương pháp dạy học khắc phục sai lầm của HS một cách triệt để hơn. Mặt khác, để đánh giá các mục tiêu nhận thức của HS một cách khách quan và chính xác hơn thì trên cơ sở hệ thống câu hỏi TNKQ NLC chúng ta có thể tổ chức TNSP lần ba theo cách thức chia hệ thống câu hỏi thành ba bài kiểm tra độc lập theo ba mục tiêu nhận thức (nhận biết, hiểu và vận dụng). Điều đó có nghĩa là hệ thống câu hỏi TNKQ NLC là một hệ thống câu hỏi hết sức linh hoạt trong kiểm tra đánh giá nói chung.

- Mỗi câu hỏi muốn đạt được độ khó, độ phân biệt mong muốn phải được thử nghiệm, phân tích và điều chỉnh nhiều lần trên các mẫu khác nhau, sau đó nhập ngân hàng câu hỏi ở trường THPT. Từđó giúp cho việc soạn đề thi dùng kiểm tra kết quả học tập trở nên dễ dàng, đáp ứng yêu cầu kiểm tra đánh giá của môn học.

Kiểm tra, đánh kết quả học tập của HS cho đến nay vẫn cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá. Dựa vào mục tiêu và chức năng cụ thể của bài kiểm tra chúng ta quyết định chọn phương pháp kiểm tra đánh giá nào cho phù hợp. Để việc kiểm tra, đánh giá đạt tính nghiêm túc, khách quan, công bằng và tránh tình trạng học tủ , học lệch thì phương pháp TNKQ phát huy được ưu việt của mình.

TÀI LIU THAM KHO

1. Lê Thông (tổng chủ biên) - Địa lí 12. NXB Giáo duc, Hà Nội 2008.

2. Lê Thị Thanh Hương - Đề cương bài giảng giảng “kiểm tra đánh giá trong dạy học, Khoa Địa lí, Đại học Sư phạm - ĐHĐN.

3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí lớp 12, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, . 4. Vũ Thị Ngọc Hằng - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan giúp

học sinh tự kiểm tra-đánh giá kết quả học tập trên máy tính Phần Động học chất điểm và phần động lực học chất điểm (thuộc phần trình Vật lý lớp 10-Ban cơ bản), Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Mạnh Hùng - Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học bài Địa lí 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ.

6. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội (2017).

7. Nguyễn Đức Vũ (2008) - Trắc nghiệm địa lý 12, Nhà xuất bản Giáo Dục.

8. Bước đầu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần I và phần II phần ‘sinh học tế bào’, SH10 nâng cao - THPT, Luận văn tốt nghiệp.

9. Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho phần "Dao động và sóng điện từ" ở lớp 12 THPT.

10. PGS.TS Đậu Thị Hòa - Đề cương bài giảng “lý luận dạy học địa lý”, Khoa Địa lý, Đại Học Sư phạm - ĐHĐN.

11. Phạm Hữu Tòng, Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học địa lí, Bài giảng chuyên đề cao học, 2008.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần địa lý kinh tế - địa lý 12 THPT (Trang 187 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)