CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.7. Thực trạng của hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh trong hoạt động dạy học địa lí ở một trường THPT Nguyễn Trãi - Hội An
1.7.1. Mục đích điều tra
- Tìm hiểu thực tế mục tiêu của giáo viên khi sử dụng các bài kiểm tra đánh giá.
- Tìm hiểu thực tế qui trình soạn thảo một đề TNKQ nhiều lựa chọn của giáo viên.
- Tìm hiểu thực tế việc soạn thảo các phương án nhiễu của giáo viên khi biên soạn các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn.
- Tìm hiểu các quan niệm của giáo viên về việc sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá (tự luận hay TNKQ).
- Tìm hiểu những khó khăn và sai lầm phổ biến của HS khi học phần nội dung kiến thức phần “Địa lí Kinh tế”.
1.7.2. Phương pháp điều tra
Để thực hiện đề tài của mình, chúng tôi đã điều tra thực tế hoạt động kiểm tra đánh giá ở một số trường THPT thuộc thành phố Đà Nẵng như: trường THPT Thái Phiên; trường THPT Trần Phú.
- Điều tra giáo viên:
+ Dùng phiếu điều tra (xem phụ lục 3).
+ Trao đổi trực tiếp với giáo viên.
- Điều tra HS: Trao đổi trực tiếp với HS lớp 12C1, 12C2, 12C3, 12C4, 12C5, 12C6 trường THPT Nguyễn Trãi - Hội An.
1.7.3. Thực trạng của hoạt động kiểm tra đánh giá
Trong những năm gần đây, cùng với việc Bộ giáo dục và đào tạo chủ trương đưa hình thức kiểm tra TNKQ vào kì thi tốt nghiệp THPT và thi đại học ở một số môn học (trong đó có môn Địa lí) thì việc kiểm tra đánh giá ở THPT cũng đã có sự đổi mới. Các đề TNKQ được sử dụng trong các đề kiểm tra 15 phút và sử dụng kết hợp với câu hỏi tự luận trong các đề kiểm tra một tiết và học kì. Tuy nhiên, về mục tiêu sử dụng các đề kiểm tra, qui trình soạn thảo đề kiểm tra TNKQ và kĩ thuật soạn thảo các phương án nhiễu của giáo viên thì còn có nhiều hạn chế. Điều này được thể hiện rất rừ qua kết quả điều tra:
- 85% giáo viên được hỏi chỉ sử dụng các đề kiểm tra với mục tiêu: đánh giá kết quả học tập và xếp loại học lực (theo môn học) của HS.
- 15% giáo viên được hỏi có thêm mục tiêu nữa: dùng kết quả kiểm tra để tìm ra những chỗ mạnh yếu của HS từ đó giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp hơn.
- 30% giáo viên được hỏi có xây dựng bảng phân bố câu hỏi theo mục tiêu giảng dạy (nhưng không lập bảng ma bảng ma trận hai chiều).
- 40% giáo viên được hỏi giành thời gian thiết kế các phương án nhiễu.
- 90% số giáo viên được hỏi cho rằng cần kết hợp cả hình thức tự luận và TNKQ trong các đề kiểm tra 45 phút và học kì ở các khối lớp.
Kết quả điều tra cho thấy: nhìn chung các giáo viên được hỏi chưa biết đầy đủ chức năng sư phạm của kiểm tra đánh giá trong dạy học. Nhiều giáo viên không theo tiến trình soạn thảo một đề TNKQ nhiều lựa chọn khi soạn thảo các đề kiểm tra TNKQ nhiều lựa chọn. Phần lớn các giáo viên chưa quan tâm đến tác dụng của phương án nhiễu và không dành thời gian thiết kế các phương án nhiễu.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã hệ thống lại cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá nói chung cũng như cơ sở lí luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Trong đó chúng tôi quan tâm đến vấn đề sau:
+ Mục đích, chức năng của việc kiểm tra đánh giá. Vì mục đích, chức năng của bài trắc nghiệm quyết định nội dung và hình thức của bài trắc nghiệm
+ Cách phát biểu mục tiêu dạy học và phân loại mục tiêu dạy học. Bởi để viết được một bài trắc nghiệm tốt cần định rừ được mục tiờu dạy học và cỏc cõu trắc nghiệm gắn chặt với các mục tiêu này.
+ Để thấy được ưu điểm và nhược điểm của các hình thức kiểm tra đánh giá; ở chương này chúng tôi hệ thống lại các phương pháp kiểm tra, đánh giá; trong đó chú trọng tới cơ sở lí luận và kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc ngiệm khách quan nhiều lựa chọn cụ thể là:
- Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
- Cách tiến hành soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhều lựa chọn.
- Kĩ thuật soạn thảo các phương án nhiễu.
- Cách chấm bài, xử lí điểm, đánh giá kết quả bài trắc nghiệm đã soạn.
- Các chỉ số thống kê để đánh giá độ tin cậy của bài trắc nghiệm.
Tất cả những điều trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương"Dao động và sóng điện từ"của học sinh lớp 12 THPT mà nội dung nghiên cứu cụ thể sẽ được trình bày ở chương sau.