Tiến trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần địa lý kinh tế - địa lý 12 THPT (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.3. Phương pháp và kĩ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

1.3.2. Tiến trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Một bài trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục tiêu nhưng bài trắc nghiệm ích lợi có hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để phục vụ cho một mục tiêu chuyên biệt nào đó.

- Nếu bài trắc nghiệm là một bài thi cuối học kì nhằm xếp hạng HS thì các câu soạn phải đảm bảo điểm số được phân tán rộng, như vậy mới phát hiện ra được HS giỏi và HS kém.

- Nếu là bài trắc nghiệm nhằm kiểm tra những điều hiểu biết tối thiểu về một phần nào đó thì ta soạn thảo những câu hỏi sao cho hầu hết HS đều đạt được điểm tối đa.

- Nếu bài trắc nghiệm nhằm mục tiêu chuẩn đoán, tìm ra những chỗ mạnh, yếu của học sinh, giúp cho giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp, thì câu trắc nghiệm được soạn thảo sao cho tạo cơ hội cho HS phạm tất cả mọi sai lầm về môn học nếu chưa học kĩ.

- Bên cạnh các mục đích nói trên ta có thể dùng trắc nghiệm với mục tiêu tập luyện giúp cho HS hiểu thêm bài học và có thể làm quen với lối thi trắc nghiệm.

Tóm lại, trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục tiêu, người soạn trắc nghiệm phải biết rừ mục tiờu của mỡnh thỡ mới soạn thảo được bài trắc nghiệm giỏ trị vỡ mục tiêu chi phối nội dung, hình thức bài trắc nghiệm. Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan được soạn thảo trong đề này với mục đích chính là có thể chuẩn đoán, tìm ra những chỗ mạnh, yếu của HS, giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp hơn, và cũng có thể dùng để làm một bài thi cuối chương, kỳ nhằm xếp hạng HS (Giỏi, kém...). Hoặc có thể dùng một số câu hỏi làm một bài kiểm tra thông thường nhằm kiểm tra những hiểu biết tối thiểu của HS về sóng điện từ, các loại sóng vô tuyến....

1.3.2.2. Phân tích nội dung môn học

Việc xác định các nội dung về kiến thức và kĩ năng cần đánh giá để đưa vào kiểm tra phải dựa trên những mục tiêu cụ thể đã ghi trong chương trình môn học.

Việc xác định nội dung kiểm tra có thể được thực hiện theo những bước sau đây:

- Phân chia nội dung của chương thành những nhóm kiến thức theo mạch kiến thức.

- Xác định mục tiêu dạy học: Xác định các mục tiêu thao tác với từng nội dung kiến thức cụ thể.

1.3.2.3. Thiết lập dàn bài trắc nghiệm

Sau khi nắm vững mục tiêu của bài trắc nghiệm và phân tích nội dung môn học ta lập được một dàn bài cho trắc nghiệm. Lập một bản ma trận hai chiều; một chiều biểu thị nội dung và chiều kia biểu thị các quá trình tư duy (mục tiêu nhận thức) mà bài trắc nghiệm muốn khảo sát. Số câu hỏi được đưa vào trong mỗi loại phải được xỏc định rừ và ma trận này phải được chuẩn bị xong trước khi cỏc cõu hỏi trắc nghiệm được viết ra.

Dàn bài trắc nghiệm.

Mục tiêu nhận thức Nôi dung kiến thức

Nhận

biết Hiểu Vận

dụng Tổng % Nội dung 1

Nội dung 2 Nội dung 3 Tổng

1.3.2.4. Lựa chọn số câu hỏi và soạn thảo các câu hỏi cụ thể

* Số câu hỏi trong bài rắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn:

- Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm phải tiêu biểu cho toàn thể kiến thức mà ta đòi hỏi ở HS phải có.

- Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm được giới hạn tùy thuộc vào phạm vi nội dung cần kiểm tra.

* Viết câu hỏi: Căn cứ vào kết quả phân tích nội dung và ma trận hai chiều để viết các câu hỏi trắc nghiệm. Khi viết chúng ta nên theo các qui tắc khi soạn thảo, những lời khuyên thực tế, những1.3.2.5.Chỉnh lí sơ bộ các câu hỏi

Phân tích sơ bộ các câu hỏi trước khi đem ra thực nghiệm để phát hiện trước những sai sót có thể có trong quá trình soạn thảo: sự chính xác của các thuật ngữ, cách diễn đạt những câu chưa đảm bảo yêu cầu kiến thức, thời gian làm bài, sự hợp lí của các số liệu, cũng như loại bỏ các từ thừa, các phương án nhiễu không hợp lí...

Do đó những ý kiến của các bạn đồng nghiệp các chuyên gia rất bổ ích trong việc sủa chữa, hiệu chỉnh các câu hỏi.

1.3.2.5. Hoàn thiện câu hỏi

Thực nghiệm nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của việc sử dụng các câu hỏi. Qua các đợt thực nghiệm để có những số liệu thống kê làm cơ sở để lựa chọn và giữ lại các câu hỏi tốt đồng thời sửa lại hoặc loại bỏ các câu hỏi không đạt yêu cầu. gợi ý của các chuyên gia về đánh giá giáo dục.

Tiến trình trên được biểu diễn bằng sơ đồ khối sau

Sơ đồ tiến trình xây dựng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn

1.4. Cách trình bày và cách chấm điểm một bài trắc nghiệm khách quan nhiều

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần địa lý kinh tế - địa lý 12 THPT (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)