Kết quả khảo sát chung về dạy học tích hợp ở trường THCS

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học phần âm học nhiệt học ở trường THCS. (Trang 133 - 137)

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.1. Kết quả khảo sát chung về dạy học tích hợp ở trường THCS

Bảng 3.1. Bảng kết quả điều tra mức độ quan tâm đến dạy học tích học của giáo viên trường THCS

Mức độ quan tâm Phần trăm

Mới chỉ nghe nói đến 0%

Không quan tâm 0%

Rất muốn tìm hiểu 4%

Đang tìm hiểu 35%

Đang nghiên cứu về DHTH 41%

Đang dạy về DHTH 20%

Theo số liệu ở Bảng 3.1, các thầy cô đều đã nắm bắt thông tin về DHTH và hầu hết đều đang tìm hiểu hoặc đang nghiên cứu về DHTH (chiếm 76%). Có 20% GV đang DHTH.

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm đến DHTH

Nhƣ vậy, DHTH không hề xa lạ với các thầy cô nhƣng số lƣợng GV nghiên cứu và vận dụng DHTH còn hạn chế. Việc này cho thấy, vẫn còn tồn tại nhƣng khó khăn nhất định để DHTH trở nên phổ biến và đƣợc đƣa vào giảng dạy chính quy.

3.6.1.2. Điều tra mức độ vận dụng dạy học tích hợp

Bảng 3.2. Bảng kết quả điều tra mức độ vận dụng dạy học tích hợp

Mức độ vận dụng Phần trăm

Chƣa bao giờ 0%

Hiếm khi 34%

Thỉnh thoảng 46%

Thường xuyên 20%

Theo số liệu ở Bảng 3.2, trong số các GV đã DHTH (chiếm 20% trong tổng số GV được khảo sát - theo Bảng 3.1) thì có 1/5 (chiếm 20%) vận dụng DHTH thường

xuyên. Còn hầu hết các GV DHTH ở tần số thấp (34% hiếm khi và 46% thỉnh thoảng).

Nhƣ vậy, tuy DHTH đã đƣợc GV đƣa vào giảng dạy chính quy nhƣng không thường xuyên, hầu hết vẫn áp dụng dạy học theo kiểu truyền thống.

3.6.1.3. Điều tra phạm vi vận dụng dạy học tích hợp

Bảng 3.3. Bảng kết quả điều tra phạm vi vận dụng dạy học tích hợp

Phạm vi vận dụng Phần trăm

Nội môn 83%

Đa môn 17%

Liên môn 0%

Xuyên môn 0%

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ vận dụng DHTH

Theo số liệu ở Bảng 3.3, khi DHTH thì đa số GV đều vận dụng ở mức độ nội môn (nghĩa là tích hợp các kiến thức phổ thông vào nội dung bài học), đây là mức độ tích hợp thấp nhất, một số ít vận dụng ở mức độ đa môn (nghĩa là tích hợp các kiến thức ở các môn học liên quan vào bài học của môn đang dạy). Đặc biệt, không có GV

nào DHTH ở mức độ liên môn và xuyên môn.

Nhƣ vậy, DHTH liên môn và xuyên môn chƣa đƣợc vận dụng vào giảng dạy ở các trường phổ thông. Hầu hết các GV dạy học đơn môn rồi lồng ghép thêm các kiến thức phổ thông vào bài học. Điều này cho thấy còn tồn tại những khó khăn nhất định trong việc đƣa DHTH ở mức độ cao vào giảng dạy chính quy.

3.6.1.4. Điều tra về mức độ sử dụng từng phương pháp và kĩ thuật dạy học Bảng 3.4. Bảng kết quả khảo sát

về mức độ sử dụng từng phương pháp và kĩ thuật dạy học PP và

KT

Mức độ sử dụng

PP thuyết

trình

PP đàm thoại

PPDH theo

góc

PPDH giải quyết vấn đề

PPDH dựa trên dự án

PPDH theo trạm

PPDH theo Lamap

thuật sơ đồ duy

thuật khăn trải bàn

Thường

xuyên 87% 52% 8% 38% 11% 7% 5% 14% 42%

Thỉnh

thoảng 12% 47% 7% 42% 34% 5% 18% 31% 16%

Hiếm

khi 1% 28% 10% 15% 45% 4% 15% 39% 27%

Chƣa

bao giờ 0% 3% 75% 5% 81% 84% 62% 16% 15%

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện phạm vi vận dụng DHTH

Theo số liệu ở Bảng 3.4, về phương pháp dạy học thì phương pháp dạy học được sử dụng thường xuyên là phương pháp thuyết trình (chiếm 87%), trong khi các phương pháp dạy học theo góc, theo trạm, theo dự án, theo Lamap rất ít khi được sử dụng (bình quân có 60,4% số GV được khảo sát chưa bao giờ sử dụng các phương pháp này). Còn về kĩ thuật dạy học, kĩ thuật khăn trải bàn đƣợc sử dụng với mức độ cao hơn kĩ thuật sơ đồ tƣ duy nhƣng nhìn chung, cả hai kĩ thuật đều rất ít khi đƣợc sử dụng.

Như vậy, GV chưa chú trọng đến việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy. Điều này cho thấy cần phải có biện pháp nhằm giúp GV thuận lợi hơn trong việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật này vào giảng dạy.

3.6.1.5. Điều tra về mức độ sử dụng các phương tiện dạy học khác nhau Bảng 3.5. Bảng kết quả khảo sát

về mức độ sử dụng các phương tiện dạy học khác nhau Phương

tiện Mức độ sử dụng

Tranh giáo khoa

Mô hình Vật thật

Máy chiếu đa

phương tiện

Máy vi tính

Bảng thông minh

Thường xuyên 81% 8% 5% 76% 11% 0%

Thỉnh thoảng 12% 10% 9% 15% 8% 0%

Hiếm khi 7% 79% 85% 9% 15% 0%

Chƣa bao giờ 0% 3% 1% 5% 66% 100%

Theo số liệu ở Bảng 3.5 thì tranh giáo khoa là phương tiện được sử dụng trong dạy học nhiều nhất (chiếm 81%), kế đến là máy chiếu đa phương tiện. Trong khi đó, tất cả các GV đƣợc khảo sát đều chƣa từng sử dụng bảng thông minh.

Như vậy, việc áp dụng các phương tiện dạy học tích cực (như vật thật, bảng thông minh) còn rất hạn chế. Nguyên nhân chính là do GV chƣa chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học.

3.6.1.6. Điều tra về tính khả thi của dạy học tích hợp

Khi đƣợc hỏi về tính khả thi của dạy học tích hợp, đa số GV đều khẳng định có thể vận dụng DHTH vào giảng dạy chính quy. Tuy nhiên, GV không đƣa ra đƣợc lí do vì sao. Một số ít GV cho rằng DHTH là không khả thi. Điều này chứng tỏ hầu hết GV đều chƣa hiểu rừ về DHTH.

Ý kiến của một GV dạy môn Ngữ Văn

Theo tôi là không khả thi. Bởi vì với thời gian 45 phút/1 tiết học thì khối lượng kiến thức của môn chính là khá nặng, các em sẽ khó lòng tiếp thu “nhiều” hơn được.

Và hiện nay, việc DHTH cũng chỉ ở mức nhắc sơ qua kiến thức ở các môn khác nên theo tôi các em cũng chỉ “nghe” chứ không nhớ gì khi giờ học kết thúc.

3.6.1.7. Điều tra về việc xây dựng chủ đề dạy học tích hợp

Khi đƣợc hỏi về việc xây dựng chủ đề dạy học tích hợp, đại đa số các GV đều trả lời không đúng trọng tâm, đa phần GV đề cập đến những khó khăn diễn ra trong quá trình DHTH (chẳng hạn như HS ít sự húng thú với PPDH mới, thiếu phương tiện dạy học, nhà trường ít quan tâm,...). Một số rất ít GV đề cập đến khó khăn trong việc đƣa nội dung của các môn học khác vào bài giảng, thời gian trong một tiết học không cho phép “dạy nhiều”.

Nhƣ vậy, đa số GV không hình dung đƣợc việc “xây dựng chủ đề tích hợp”

hoặc chỉ dừng lại ở mức độ lồng ghép kiến thức (mức độ nội và đa môn). Các GV đều không biết hoặc biết rất hạn chế về “xây dựng chủ đề tích hợp liên môn và xuyên môn”. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát về phạm vi vận dụng DHTH nhƣ ở mục 3.6.1.3). Tôi cho rằng đây chính là khó khăn lớn nhất đối với các thầy cô khi tiếp cận với DHTH. Chính vì vậy, việc đƣa ra tiến trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn là điều cần thiết.

3.6.2. Điều tra về tiến trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học phần âm học nhiệt học ở trường THCS. (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)