Điều tra về nội dung chủ đề và giáo án dạy học chủ đề tích hợp liên môn

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học phần âm học nhiệt học ở trường THCS. (Trang 140 - 152)

Khi trao đổi với GV về nội dung chủ đề và giáo án dạy học chủ đề tích hợp liên môn, tôi nhận đƣợc những phản hồi tích cực từ phía GV. Có thể tổng hợp các ý kiến nhận xét, đóng góp nhƣ sau:

Về hình thức, tất cả các GV đƣợc khảo sát đều nhận xét rằng nội dung chủ đề đƣợc trình bày đẹp, bắt mắt, phân chia các mục rõ ràng. Một số GV cho rằng tiêu đề của các mục đƣợc đặt sáng tạo, gây đƣợc sự thích thú với HS lớp 6.

Về nội dung, tất cả các GV đƣợc khảo sát đều nhận xét rằng nội dung chủ đề đƣợc lựa chọn phù hợp, chính xác, khoa học, gắn với thực tiễn cuộc sống, gần gũi với HS, phát huy đƣợc các kĩ năng cần thiết của HS trong DHTH, đảm bảo đƣợc yêu cầu của DHTH.

Về phƣơng pháp dạy học, tất cả các GV đƣợc khảo sát đều nhận xét rằng phƣơng pháp đề ra là hoàn toàn khả thi.

Tuy vậy, còn một số hạn chế nhƣ sau:

- Các kiến thức trong chủ đề nặng về Vật lí, các kiến thức Sinh học còn hạn chế. - Hoạt động “Sự nở vì nhiệt ở răng” đặt trong nội dung “Kỹ sƣ thông minh” là

chƣa hợp lí.

- Nội dung “Sự nóng lên toàn cầu” chƣa thể hiện rõ nội dung của đề “Sự nở vì nhiệt”.

- Số lƣợng các môn học đóng góp trong chủ đề còn hạn chế.

Để khắc phúc những hạn chế trên, tôi đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:

- Bổ sung thêm các kiến thức Sinh học vào trong chủ đề, mặt khác cần trình bày cụ thể phần kiến thức này nhằm làm nổi bật tính liên môn của chủ đề.

- Tách hoạt động “Sự nở vì nhiệt ở răng” để tạo thành một nội dung dạy học mới với tên gọi “Em học làm nha sĩ”.

- Cần chỉ rõ nội dung “Sự nóng lên toàn cầu” đề cập đến vấn đề nhiệt độ bề mặt Trái Đất mà vấn đề về nhiệt độ hoàn toàn phù hợp với chủ đề “Sự nở vì nhiệt”. - Đầu tƣ nghiên cứu các môn học khác nhằm liên kết chúng vào chủ đề hiện tại

nhằm làm phong phú thêm nội dung tích hợp.

Sau đây là một số ý kiến nhận xét, đóng góp tiêu biểu:

“Nội dung và cách trình bày tương đối rõ, cần phải cho thêm ví dụ vào những

trường hợp để nêu rõ được bài học.”

Nguyễn Hữu Phúc - GV Trƣờng THCS Nguyễn Văn Linh

“- Xem lại khả năng tích hợp bộ môn địa lý về nội dung biến đổi khí hậu và

hiện tượng nóng lên của trái đất.

- Phần “Sự nở vì nhiệt để răng” trong phần 2 “Kĩ sư thông minh” chưa hợp lý, nên đặt ở phần khác hoặc thay đổi tên gọi phần 2.

- Đề tài có tính khả thi cao khoa học.”

Nguyễn Thị Thanh Nga - GV Trƣờng THCS Nguyễn Văn Linh

“- Hình thức trình bày của chủ đề rõ ràng, đẹp mắt.

- Chủ đề có tính khả thi cao, ở phần “Sự nở vì nhiệt ở răng” không nên đưa vào mục “Kĩ sư thông minh”.

- Kiến thức sinh học còn hạn chế trong chủ đề.”

Lê Văn Đức - GV Trƣờng THCS Nguyễn Văn Linh

“- Nên tích hợp thêm phân môn Địa lí trong chủ đề này.

- Ở phần “Sự nở vì nhiệt ở răng” cần nói rõ hơn “Vì sao răng lại bị đau?”. - Cách trình bày nội dung của chủ đề khoa học, bắt mắt.”

Vũ Nguyễn Quốc Khanh - GV Trƣờng THCS Nguyễn Văn Linh

“- Đề tài tích hợp liên môn “Sự nở vì nhiệt” khá hay, thú vị, có tính ứng dụng vào thực tế cao, khả năng vận dụng nhiều đơn vị kiến thức liên môn vào giải quyết đề tài.

- Nếu được, trong đề tài cần đưa thêm các đơn vị kiến thức môn Địa lý là “Biến đổi khí hậu - lớp 8” hoặc kiến thức địa lí 6 là “Cấu tạo trái đất, nội lực, ngoại lực, gió”, bộ môn Công Nghệ,... Như vậy tính liên môn trong đề tài sẽ thực tế cao.”

Nguyễn Văn Quyên - GV Trƣờng THPT Hòa Vang

“- Chủ đề tích hợp có tính sáng tạo nội dung khoa học

- Ở phần “Sự nóng lên toàn cầu” chưa thể hiện rõ nội dung của chủ đề là “Sự nở vì nhiệt.

- Nên có câu hỏi đặt vấn đề cho từng mục.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, tôi đã thực hiện đƣợc các công việc sau: Một là, xử lí và trình bày số liệu đã khảo sát, bao gồm 3 phần: - Phần 1, số liệu điều tra hiểu biết chung của GV về DHTH.

- Phần 2, số liệu điều tra về tiến trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn.

- Phần 3, số liệu điều tra về nội dung chủ đề và giáo án dạy học chủ đề tích hợp liên môn.

Hai là, trình bày những hạn chế của chủ đề tích hợp liên môn đã xây dựng,

PHẦN C. KẾT LUẬN

DHTH nói chung và DHTH liên môn nói riêng còn khá mới mẻ với đa số GV. Vì vậy, việc đƣa DHTH vào giảng dạy chính quy còn gặp nhiều khó khăn, mà khó khăn lớn nhất mà các GV gặp phải chính là phƣơng pháp để xây dựng đƣợc chủ đề tích hợp nói chung, chủ đề tích hợp liên môn nói riêng. Ngoài ra, mặc dù nắm bắt đƣợc tính hiệu quả trong phát triển năng lực HS của các phƣơng pháp dạy học tích cực, nhƣng vì nội dung dạy học trong chƣơng trình SGK hiện hành không phù hợp để áp dụng những phƣơng pháp này, dẫn đến các GV vận dụng ở mức độ rất thấp những phƣơng pháp này vào giảng dạy chính quy.

Qua đề tài “Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học phần âm học, nhiệt học ở trƣờng THCS”, tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về DHTH và tiến trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn. Cụ thể nhƣ sau:

Trong chƣơng 1, tôi đã trình bày hệ thống cơ sở lí luận về DHTH bao gồm những khái niệm cơ bản về DHTH, các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực và chƣơng trình SGK phần Âm học, Nhiệt học hiện hành. Quan trọng hơn hết là tiến trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn (gồm 8 bƣớc). Tiến trình này là phƣơng pháp chung nhất để xây dựng những chủ đề tích hợp liên môn.

Trong chƣơng 2, tôi đã vận dụng tiến trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn để xây dựng nên các chủ đề dạy học các kiến thức phần Âm học, Nhiệt học trong chƣơng trình SGK Vật lí THCS hiện hành. Tiến trình xây dựng đƣợc trình bày cụ thể, là tài liệu tham khảo hay cho bất kì ai muốn tìm phƣơng pháp xây dựng chủ đề tích hợp liên môn. Ngoài ra, tôi cũng xây dựng hoàn chỉnh các thông tin cho các chủ đề và đề xuất các giáo án dạy học tƣơng ứng. Trong các giáo án này, tôi đều sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực, thiết kế theo định hƣớng phát triển năng lực HS.

Nhƣ vậy, đề tài “Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học phần âm học, nhiệt học ở trƣờng THCS” hoàn toàn có thể giải quyết đƣợc những khó khăn cho GV trong việc đƣa DHTH vào giảng dạy chính quy.

Tuy vậy, đề tài cũng còn một số hạn chế không thể tránh khỏi, cụ thể nhƣ sau: Một là, các phƣơng pháp và kĩ thuật đƣợc đề cập chƣa đƣợc triển khai cụ thể, một số phƣơng pháp chƣa thể áp dụng vào các chủ đề đã xây dựng. Nguyên nhân chủ yếu do việc triển khai thực hiện dạy học theo các phƣơng pháp này còn nhiều khó khăn bởi cần nhiều thời gian và đảm bảo những phƣơng tiện dạy học thiết yếu, mà hiện nay các trƣờng phổ thông chƣa thể đáp ứng đầy đủ.

Hai là, số lƣợng chủ đề xây dựng đƣợc chƣa nhiều bởi cần nhiều thời gian và công sức để hoàn thành tất cả các khâu mới có thể hoàn chỉnh một chủ đề dạy học, nhƣng thời gian cá nhân không cho phép.

Ba là, chƣa thể kiểm chứng đƣợc tính hiệu quả của các phƣơng pháp dạy học trong việc phát triển năng lực HS. Nguyên nhân của việc này là hoàn toàn khách quan, bởi lẽ hiện nay chƣa có nội dung dạy học tích hợp trong chƣơng trình SGK, vì thế không thể triển khai dạy học chủ đề vào dạy học phổ thông.

Một là, đề xuất các phƣơng tiện dạy học thay thế những phƣơng tiện có giá thành cao, đồng thời điều chỉnh nội dung dạy học để có thể triển khai đƣợc các phƣơng pháp dạy học tích cực.

Hai là, cần kêu gọi nhiều GV cùng tham gia xây dựng các chủ đề tích hợp nhằm tăng tính liên môn và giảm công sức, thời gian xây dựng chủ đề.

Ba là, xây dựng những chủ đề tích hợp có khối lƣợng kiến thức nhỏ để đảm bảo thực hiện đƣợc trong thời gian ngắn, đồng thời giúp HS dễ dàng tiếp thu. Điều này giúp tăng khả năng thực nghiệm cho đề tài trong việc kiểm chứng tính hiệu quả của các phƣơng pháp dạy học tích cực.

Cuối cùng, tôi tin rằng đề tài “Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học phần âm học, nhiệt học ở trƣờng THCS” sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực cho bất kì ai quan tâm đến DHTH nói chung và phƣơng pháp xây dựng chủ đề tích hợp liên môn nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chính phủ nƣớc CHXHCNVN (2012), Chiến lược Phát triển giáo dục 2011

– 2020.

[2] Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc

gia.

[3] Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2014), Nghị quyết “Về đổi mới chương trình,

sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

[4] Nguyễn Văn Biên (2015), Quy trình xây dựng chủ đề TH về khoa học tự nhiên, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN.

[5] Đỗ Hƣơng Trà (2015), Những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn

nội dung và tổ chức dạy học, NXB Đại học Sƣ phạm.

[6] Phùng Việt Hải, Phùng Thị Tố Loan, Lê Thị Diệu (2013), Ứng dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy học chương Chất khí Vật lý lớp 10, Tạp chí

Khoa học Đại học An Giang.

[7] Hoàng Thị Nguyên, Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào dạy học

chương “Các định luật bảo toàn” (Lớp 10 nâng cao), Luận văn tốt nghiệp đại học.

[8] Viện Nghiên cứu Giáo dục thuộc trƣờng ĐH Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh,

Dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở trường trung học đáp ứng yêu cầu chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015, Báo cáo Hội thảo.

[9] Cục nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Tập huấn về dạy học tích

hợp ở Trường phổ thông, Báo cáo Tập huấn.

[10] Nguyễn Thị Thúy An, Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng phát triển

năng lực học sinh cho một số kiến thức trong chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” - Vật lí 10, Luận văn tốt nghiệp đại học.

[11] Đỗ Hƣơng Trà (Chủ biên), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh

(Quyển 1), NXB Đại học Sƣ phạm.

[12] Trần Thị Thanh Thủy (Chủ biên), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh (Quyển 2), NXB Đại học Sƣ phạm.

[13] Vũ Quang (Tổng Chủ biên), Vật lí 6, 7, 8, 9, NXB Giáo dục Việt Nam. [14] Nguyễn Quang Vinh (Tổng Chủ biên), Sinh học 6, 7, 8, 9, NXB Giáo dục Việt Nam.

PHỤ LỤC

Dƣới đây là các phiếu khảo sát mà tôi sử dụng trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm.

PHIẾU KHẢO SÁT

Kính gửi các thầy cô giáo.

Hiện nay tôi đang nghiên cứu đề tài “Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp

liên môn trong dạy học phần âm học, nhiệt học môn Vật lý ở trường THCS”.

Mục đích của đề tài là đƣa ra tiến trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn và vận dụng tiến trình này để xây dựng một số chủ đề tích hợp dạy học phần âm học, nhiệt học môn Vật lý cấp THCS.

Để kiểm chứng tính hiệu quả của tiến trình trong việc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, đồng thời đƣa ra đƣợc phƣơng pháp dạy học phù hợp với các chủ đề tích hợp liên môn, tôi kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến bằng cách đánh dấu chéo ☒ vào ô tƣơng ứng với ý kiến của mình.

Câu 1. Ở bƣớc 1, lý do chọn đề tài có phù hợp với việc dạy học tích hợp liên môn hay

không?

☐ Có ☐ Không

Câu 2. Ở bƣớc 2, các vấn đề mà tôi đặt ra có phù hợp với trình độ nhận thức của học

sinh lớp 6 hay không?

☐ Hoàn toàn phù hợp ☐ Một số phù hợp

☐ Đa số phù hợp ☐ Hoàn toàn không phù hợp

Câu 3. Nội dung công việc ở bƣớc 2 đã rõ ràng hay chƣa?

☐ Rõ ràng ☐ Mơ hồ

Câu 4. Tính khả thi của bƣớc 2 nhƣ thế nào?

☐ Có thể thực hiện đƣợc ☐ Không thể thực hiện đƣợc

Câu 5. Ở bƣớc 3, các kiến thức đƣợc đƣa ra có thể giải quyết đƣợc các vấn đề đặt ra ở

bƣớc 2 hay không?

☐ Giải quyết đƣợc tất cả các vấn đề ☐ Giải quyết đƣợc một số vấn đề

☐ Giải quyết đƣợc đa số các vấn đề ☐ Không thể giải quyết đƣợc vấn đề nào

Câu 6. Ở bƣớc 3, các kiến thức đƣợc đƣa ra có đảm bảo sự liên kết kiến thức giữa các

môn học hay không?

☐ Hoàn toàn liên kết với nhau ☐ Một số liên kết với nhau

☐ Đa số liên kết với nhau ☐ Hoàn toàn không liên kết

Ghi chú: Các kiến thức liên kết nhau khi chúng có thể đƣợc trình bày xuyên suốt trong cùng một nội dung dạy học, có thể kết hợp nhau để giải quyết một vấn đề tích hợp nào đó.

Câu 7. Tính khả thi của bƣớc 3 nhƣ thế nào?

☐ Có thể thực hiện đƣợc ☐ Không thể thực hiện đƣợc

Câu 8. Ở bƣớc 4, mục tiêu của chủ đề dạy học có phù hợp với trình độ nhận thức của

học sinh lớp 6 hay không?

☐ Hoàn toàn phù hợp ☐ Một số phù hợp

☐ Đa số phù hợp ☐ Hoàn toàn không phù hợp

Câu 9. Tính khả thi của bƣớc 4 nhƣ thế nào?

☐ Có thể thực hiện đƣợc ☐ Không thể thực hiện đƣợc

Câu 10. Ở bƣớc 5, những nội dung dạy học đƣợc đƣa ra có đảm bảo tính liên môn hay

không?

☐ Hoàn toàn đảm bảo ☐ Một số đảm bảo

☐ Đa số đảm bảo ☐ Hoàn toàn không đảm bảo

Câu 11. Những nội dung dạy học có phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 6

hay không?

☐ Hoàn toàn phù hợp ☐ Một số phù hợp

☐ Đa số phù hợp ☐ Hoàn toàn không phù hợp

Câu 12. Những phân tích để đƣa ra các nội dung dạy học có hợp lí hay không?

☐ Có ☐ Không

Câu 13. Tính khả thi của bƣớc 5 nhƣ thế nào?

☐ Có thể thực hiện đƣợc ☐ Không thể thực hiện đƣợc

Câu 14. Ở bƣớc 6, các hoạt động dạy học đƣợc đƣa ra có thể đáp ứng đƣợc mục tiêu

chủ đề dạy học hay không?

☐ Hoàn toàn đáp ứng đƣợc ☐ Một số đáp ứng đƣợc

☐ Đa số đáp ứng đƣợc ☐ Hoàn toàn không đáp ứng đƣợc

Câu 15. Tính khả thi của bƣớc 6 nhƣ thế nào?

☐ Có thể thực hiện đƣợc ☐ Không thể thực hiện đƣợc

Câu 16. Ở bƣớc 7, thời gian để dạy học xong chủ đề là

☐ hợp lí ☐ ngắn

☐ dài ☐ quá ngắn

Câu 17. Tính khả thi của bƣớc 7 nhƣ thế nào?

☐ Có thể thực hiện đƣợc ☐ Không thể thực hiện đƣợc

Câu 18. Ở bƣớc 8, các phƣơng pháp dạy học đƣợc sử dụng có đảm bảo phát triển đƣợc

☐ Có ☐ Không

Ghi chú: Năng lực là khả năng “huy động” kiến thức và kỹ năng để giải quyết tình

huống có vấn đề, thƣờng gắn với thực tiễn cuộc sống.

Câu 19. Việc đánh giá học sinh thông qua các phiếu học tập và các phiếu đánh giá có

giúp giáo viên biết đƣợc mức độ đáp ứng mục tiêu chủ đề dạy học của học sinh hay

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học phần âm học nhiệt học ở trường THCS. (Trang 140 - 152)