Tiến trình xây dựng chủ đề liên môn “Sự nở vì nhiệt”

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học phần âm học nhiệt học ở trường THCS. (Trang 37 - 58)

Bƣớc 1.Lựa chọn chủ đề

Các hiện tƣợng liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất khá phổ biến, gần gũi với đời sống của HS. Đối với bậc THCS, HS đã có những quan niệm ban đầu về sự nở vì nhiệt. Hơn nữa, các kiến thức về sự nở vì nhiệt xuất hiện không chỉ trong môn Vật lí mà cả trong môn Sinh học. Vì vậy, tôi lựa chọn chủ đề “Sự nở vì nhiệt”.

Bƣớc 2.Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề

Các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề là những câu hỏi mà sau khi học xong chủ đề thì HS có thể trả lời đƣợc. Tùy theo hoàn cảnh đại phƣơng, trình độ HS, thời lƣợng chƣơng trình,… mà GV đặt ra những vấn đề phù hợp.

Đối với trình độ nhận thức của HS lớp 6, tôi đặt ra các vấn đề nhƣ sau:

Tên chủ đề Một số vấn đề của chủ đề

Sự nở vì nhiệt

+ Nhiệt kế hoạt động nhƣ thế nào? + Làm thế nào để đo nhiệt độ cơ thể?

+ Cảm nóng, cảm lạnh là gì? Vì sao ta lại bị mắc các bệnh này? Làm sao để phòng tránh chúng?

+ Sự nở vì nhiệt là gì?

+ Vì sao cần nghiên cứu sự nở vì nhiệt?

+ Ảnh hƣởng của sự nở vì nhiệt đến đời sống con ngƣời?

+ Hiệu ứng nhà kính là gì? Nó ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến đời sống con ngƣời?

Bƣớc 3.Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề

Từ cách đọc thẳng đứng tôi xét thấy chƣơng trình SGK Vật lí 6 THCS có nội dung nhƣ sau:

LỚP 6

Bài 18. Sự nở vì nhiệt của chất rắn Bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Bài 20. Sự nở vì nhiệt của chất khí

Bài 21. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt Bài 22. Nhiệt kế. Nhiệt giai

Từ cách đọc nằm ngang tôi tìm thấy mối liên hệ giữa các kiến thức Vật lí với các kiến thức Sinh học, Giáo dục bảo vệ môi trƣờng.

SINH HỌC 8

Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng (sự nở vì

nhiệt ở men răng)

Bài 33. Thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể, đo

nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế, các bệnh cảm nóng, cảm lạnh)

SINH HỌC 9

Bài 53. Tác động của con ngƣời đối với

môi trƣờng (nhiệt độ môi trƣờng, gây ra hiệu ứng nhà kính nhân tạo)

Bài 54, 55. Ô nhiễm môi trƣờng (hiệu ứng

nhà kính nhân tạo)

Dựa vào hai cách đọc (đọc thẳng đứng và đọc nằm ngang), tôi xác định đƣợc các kiến thức đƣợc sử dụng trong chủ đề nhƣ sau:

Tên chủ đề Các kiến thức trong chủ đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự nở vì nhiệt

Môn Vật lý:

+ Sự nở vì nhiệt của các chất, nhiệt kế - nhiệt giai, thực hành đo nhiệt độ.

+ Những ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong cuộc sống và kĩ thuật. Môn Sinh học:

+ Thân nhiệt

+ Tiêu hóa ở khoang miệng Thời sự:

+ Sự nóng lên toàn cầu + Bảo vệ môi trƣờng

Bƣớc 4.Xác định mục tiêu của chủ đề dạy học

Căn cứ vào các vấn đề đặt ra ở bƣớc 3, đồng thời xét đến trình độ nhận thức của HS, tôi đề ra mục tiêu của chủ đề dạy học nhƣ sau:

Tên chủ đề Mục tiêu dạy học

Sự nở vì nhiệt

1. Về kiến thức

- Nêu đƣợc cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế y tế, cách sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể.

- Trình bày đƣợc kiến thức về thân nhiệt, nêu đƣợc nguyên nhân và đề xuất đƣợc các biện pháp phòng tránh các bệnh cảm nóng, cảm lạnh.

- Trình bày đƣợc cách tiến hành thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất rắn, mô tả thí nghiệm kiểm chứng kết luận “Sự nở vì

nhiệt bị ngăn cản sinh ra lực rất lớn”.

- Nêu đƣợc biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hƣởng xấu của sự nở vì nhiệt đến chất lƣợng công trình xây dựng; nêu đƣợc những hậu quả có thể xảy ra nếu không có biện pháp hạn chế ảnh hƣởng của sự nở vì nhiệt đến công trình xây dựng.

- Giải thích đƣợc vì sao không nên ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh hoặc ăn đồ nóng lạnh cùng lúc? Trình bày đƣợc các biện pháp bảo vệ răng miệng.

- Giải thích đƣợc hiện tƣợng xảy ra trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất khí; nêu và giải thích đƣợc kết luận “không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh”, vận dụng kết luận này để giải thích nguyên tắc hoạt động của khinh khí cầu khí nóng. - Nêu đƣợc nguyên lí hoạt động của hiệu ứng nhà kính.

- Chỉ ra đƣợc nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng nóng lên toàn cầu.

- Đánh giá đƣợc tác động của hiện tƣợng nóng lên toàn cầu đối với sự sống trên Trái Đất nói chung và sự sống của con ngƣời nói riêng.

- Đề xuất đƣợc các giải pháp khắc phục, hạn chế hiện tƣợng nóng lên toàn cầu.

2. Về kĩ năng

- Hình thành và phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng công nghệ thông tin.

- Biết cách thu thập thông tin, đánh giá tình hình ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp và giao thông. - Biết cách thiết kế Poster tuyên truyền chống ô nhiễm không

khí. 3. Về thái độ

- Nhận thức đƣợc tác hại của môi trƣờng bị ô nhiễm đối với sức khỏe của con ngƣời.

- Đề xuất đƣợc giải pháp giảm ô nhiễm không khí. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe bản thân.

- Có ý thức vận động, tuyên truyền chống gây ô nhiễm môi trƣờng.

Bƣớc 5.Xây dựng nội dung dạy học của chủ đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với các kiến thức đã xác định đƣợc ở bƣớc 3, tôi tiến hành phân tích để đƣa ra các nội dung dạy học.

Chủ đề bắt đầu bằng việc tìm hiểu một dụng cụ đo đạc quen thuộc là nhiệt kế. Trong nội dung này, HS sẽ đƣợc tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động, cách sử dụng nhiệt

kế, dựa vào nhiệt độ đo đƣợc để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bản thân, có những hiểu biết về các bệnh cảm nóng, cảm lạnh và đề xuất đƣợc biện pháp phòng tránh.

Ngoài nhiệm vụ tìm hiểu về thân nhiệt của cơ thể ngƣời, HS sẽ đƣợc giao nhiệm vụ tìm hiểu về thân nhiệt của động vật để biết rằng các động vật khác nhau sẽ có thân nhiệt khác nhau.

Để nội dung thêm phần hứng thú, tôi đặt tên nội dung này là:

Nội dung 1. Bác sĩ thông thái

Thông qua nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế thủy ngân, HS đã đƣợc tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. HS đã đƣợc học những kiến thức đơn giản nhất để trở thành một bác sĩ!

Bây giờ, các em sẽ trong vai trò một kĩ sƣ sử dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để đƣa ra những giải pháp xây dựng giúp công trình bền vững hơn.

Hơn thế nữa, vị kĩ sƣ này còn rất thông minh khi vận dụng kiến thức đó để đƣa ra những lời khuyên bổ ích giúp bảo vệ răng!

Chính vì vậy, tôi đặt tên cho nội dung thứ hai là:

Nội dung 2. Kĩ sƣ thông minh

Vì sao các khinh khí cầu đốt lửa lại có thể bay đƣợc? Đây là câu hỏi mở đầu cho nội dung tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất khí. Trong nội dung này, HS đƣợc tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất khí và sau đó, dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi đầu bài.

Để nội dung học tập thân thuộc, tôi đặt tên nội dung thứ ba là:

Nội dung 3. Khinh khí cầu

Nói đến các hiện tƣợng về nhiệt, không thể không nhắc đến hiệu ứng nhà kính. Hiện tƣợng dẫn đến sự nóng lên toàn cầu - đang là vấn nạn ngày nay. Vì vậy nội dung cuối các em tìm hiểu chính là Sự nóng lên toàn cầu.

Trong nội dung này, các em tìm hiểu thế nào là hiệu ứng nhà kính, hiệu ứng nhà kính nhân tạo xuất hiện do nguyên nhân gì, hậu quả ra sao và quan trọng hơn là đề xuất giải pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính nhân tạo.

Để nội dung thêm phần thú vị, tôi đặt ra nhiệm vụ cho nội dung nhƣ sau: “Hãy đóng vai trò là những nhà nghiên cứu của Chƣơng trình môi trƣờng của Liên hiệp quốc (UNEP) tìm hiểu về hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất những giải pháp thay đổi tình trạng nóng lên toàn cầu”.

Vì vậy, tôi đặt tên cho nội dung cuối là:

Nội dung 4. Sự nóng lên toàn cầu

Tóm lại, chủ đề “Sự nở vì nhiệt” có cấu trúc nhƣ sau:Hình 2.1. Thông tin cho chủ đề “Sự nở vì nhiệt” xem ở mục 2.2.1.

Nội dung 1.Bác sĩ thông thái

Hoạt động 1.Nhiệt kế và cách đo nhiệt độ cơ thể

HS làm việc cá nhân để thực hiện phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc thông tin về nhiệt kế trong chủ đề và trả lời các câu hỏi sau:

1. Nhiệt kế y tế đƣợc dùng để ... 2. Nhiệt kế y tế có mấy phần chính? ... 3. Hãy nêu tên các phần chính của nhiệt kế y tế. ... 4. Hãy nêu vai trò của các phần chính của nhiệt

kế y tế.

... ... 5. Viết giá trị của nhiệt độ đá đang tan và nhiệt

độ hơi nƣớc đang sôi theo nhiệt giai Celsius.

... ... HS thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập số 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Quan sát nhiệt kế y tế và trả lời các câu hỏi sau:

1. Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế :... 2. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế :... 3. Phạm vi đo của nhiệt kế : Từ ... đến ... 4. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế :... 5. Nhiệt độ đƣợc ghi màu đỏ :... Để tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế y tế, GV tiến hành thí nghiệm để rút ra hai kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng:

Kết luận 1. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Kết luận 2. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Ghi chú: Hai thí nghiệm đƣợc trình bày trong phần thông tin chủ đề ở mục

2.2.1.

HS quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập số 3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

1. Có hiện tƣợng gì xảy ra với mực nƣớc trong ống thủy tinh khi ta đặt bình vào chậu nƣớc nóng? Giải thích.

2. Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nƣớc lạnh thì sẽ có hiện tƣợng gì xảy ra với mực nƣớc trong ống thủy tinh?

3. Rút ra kết luận bằng cách chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau:

a) Thể tích nƣớc trong bình (1) … khi nóng lên, (2) … khi lạnh đi.

- tăng - giảm - giống nhau

- không giống nhau b) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt

(3) …

HS thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập số 4.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Vận dụng hai kết luận rút ra đƣợc từ hai thí nghiệm để trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Tại sao khi đun nƣớc, ta không nên đổ nƣớc thật đầy ấm? 2. Tại sao ngƣời ta không đóng chai nƣớc ngọt thật đầy?

HS đọc thông tin về cách sử dụng nhiệt kế y tế trong chủ đề để tiến hành đo nhiệt độ cơ thể bản thân và của bạn mình.

Mỗi HS hoàn thành phiếu học tập số 5

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

1. Ghi lại 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế

... ... ... 2. Ghi lại nhiệt độ cơ thể ngƣời

Ngƣời Nhiệt độ

Bản thân …

Bạn … …

Hoạt động 2.Tìm hiểu thân nhiệt

Đặt vấn đề: Thời tiết ngày càng có những diễn biến thất thƣờng. Điều này ảnh hƣởng nhiều đến sức khỏe con ngƣời. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

độ sinh hoạt không tốt, cơ thể sẽ mắc phải các bệnh cảm nóng và cảm lạnh. Đóng vai trò là một bác sĩ, em hãy tìm hiểu về các bệnh cảm nóng, cảm lạnh nhằm đề ra các biện pháp phòng chống các bệnh này.

+ Tổ chức cho HS thảo luận: Với vai trò là một bác sĩ, để đề ra các biện pháp phòng chống các bệnh cảm nóng, cảm lạnh, chúng ta cần phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

+ HS thảo luận đề xuất các nhiệm vụ cần giải quyết. Giáo dục hỗ trợ, giúp HS chốt các nhiệm vụ, gồm:

1. Tìm hiểu về thân nhiệt: Thân nhiệt là gì? Thân nhiệt bao nhiêu thì mắc bệnh cảm nóng, cảm lạnh? Làm thế nào để đảm bảo thân nhiệt ổn định? Những phản ứng của cơ thể khi thân nhiệt thay đổi?,…

2. Tìm hiểu về các bệnh cảm nóng, cảm lạnh: Thế nào là cảm nóng, cảm lạnh? Thân nhiệt bao nhiêu thì bị bệnh đó? Nguyên nhân gây ra các bệnh đó là gì? Các bệnh này gây ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến đời sống con ngƣời?,…

3. Đề xuất giải pháp phòng chống các bệnh cảm nóng, cảm lạnh: Cần phải bố trí, sắp xếp chỗ ở nhƣ thế nào? Chế độ sinh hoạt thế nào?,…

+ Phân nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Hỗ trợ bằng các câu hỏi gợi ý để các nhóm hiểu rõ nhiệm vụ và nêu đƣợc những sản phẩm dự kiến mà nhóm định hƣớng tới, ví dụ nhƣ trong bảng sau:

Nội dung

công việc Sản phẩm Nhóm

1. Tìm hiểu về thân nhiệt

Bài trình chiếu Powerpoint về các vấn đề: Thân nhiệt là gì? Thân nhiệt bao nhiêu thì mắc bệnh cảm nóng, cảm lạnh? Làm thế nào để đảm bảo thân nhiệt ổn định? Những phản ứng của cơ thể khi thân nhiệt thay đổi?,…

2. Tìm hiểu về các bệnh cảm nóng, cảm lạnh

1. Bài trình chiếu Powerpoint về các vấn đề: Thế nào là cảm nóng, cảm lạnh? Thân nhiệt bao nhiêu thì bị bệnh đó? Nguyên nhân gây ra các bệnh đó là gì? Các bệnh này gây ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến đời sống con ngƣời?,… 2. Các hình ảnh về nguyên nhân, biểu hiện của các bệnh cảm nóng, cảm lạnh.

3. Poster tuyên truyền về ảnh hƣởng các các bệnh cảm nóng, cảm lạnh trong điều kiện thời tiết diễn biến thất thƣờng. 3. Đề xuất giải pháp phòng chống các bệnh cảm nóng, cảm

1. Bài trình chiếu Powerpoint trình bày các vấn đề: Cần phải bố trí, sắp xếp chỗ ở nhƣ thế nào? Chế độ sinh hoạt thế nào?,…

lạnh mạnh, điều độ nhằm phòng chống các bệnh cảm nóng, cảm lạnh trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thƣờng.

+ Cung cấp các phiếu đánh giá sản phẩm để định hƣớng cho HS trong quá trình thực hiện dự án.

+ Quy định thời gian nộp sản phẩm, thời gian tổ chức báo cáo (thƣờng sau 1-2 tuần).

+ Tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét, tổng kết dự án.

Nội dung 2.Kĩ sƣ thông minh

Hoạt động 1.Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất rắn

HS thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Sau khi quan sát thí nghiệm, HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Tại sao sau khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại?

2. Tại sao sau khi đƣợc nhúng vào nƣớc lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại?

HS làm việc cá nhân để thực hiện phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau:

a) Thể tích của quả cầu (1) … khi quả cầu nóng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- nóng lên - lạnh đi - tăng - giảm b) Thể tích giảm khi quả cầu (2) …

HS làm việc cá nhân để thực hiện phiếu học tập số 3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bảng dƣới đây ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100 cm khi nhiệt độ tăng

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học phần âm học nhiệt học ở trường THCS. (Trang 37 - 58)