LM theo ngữ nghĩa học là giữa các môn học. Có thể phân biệt ba dạng TH: đa môn, LM và xuyên môn.
Đa môn là đƣa các nội dung gắn với các môn học khác (thƣờng những nội dung này gắn với thực tiễn) vào dòng chảy chủ đạo của nội dung bài học của một môn học. Ở dạng này, các môn học vẫn dạy riêng rẽ. Tuy nhiên, GV có thể tìm thấy mối liên hệ giữa kiến thức của môn học mình đảm nhận với nội dung của các môn học khác và thực hiện lồng ghép các kiến thức đó ở những thời điểm thích hợp.
LM là phối hợp kiến thức của nhiều môn học (ít nhất hai môn) để giải quyết một vấn đề (thƣờng gắn với thực tiễn) trong chủ đề LM. Vấn đề này không thể giải quyết bởi việc huy động kiến thức của chỉ một môn học. Việc DHTHLM tránh tình trạng cùng một kiến thức đƣợc dạy ở nhiều môn học khác nhau. Điều này giúp ngƣời học không phải học lặp đi lặp lại một kiến thức nào đó. Ở dạng này, các môn học vẫn dạy riêng rẽ. Kiến thức trong chủ đề LM nghiêng về môn học nào nhiều hơn thì thực hiện DHTHLM trong chƣơng trình của môn học đó.
Xuyên môn là mức độ cao nhất của DHTH. Ở mức độ này, tiến trình dạy học là tiến trình “không môn học”, nghĩa là nội dung kiến thức trong bài học không thuộc riêng về một môn học mà thuộc về nhiều môn học khác nhau. Do đó, chủ đề TH xuyên môn không đƣợc dạy riêng ở một môn học mà đƣợc triển khai vào những thời điểm thích hợp trong năm.
Từ định nghĩa của LM, có thể rút ra ba nguyên tắc của dạy học THLM:
Thứ nhất, để giải quyết vấn đề đặt ra trong chủ đề LM thì cần vận dụng kiến thức của ít nhất hai môn học - nguyên tắc TH.
Thứ hai, tiến trình dạy học LM cho phép thực hiện sự hợp tác giữa các GV thuộc các bộ môn khác nhau - nguyên tắc hợp tác.
Thứ ba, kết quả của sự TH và sự hợp tác phải đƣợc thể hiện dƣới dạng tổng hợp - nguyên tắc tổng hợp.
Ba nguyên tắc: TH, hợp tác và tổng hợp tạo nên khung quan niệm của DHTHLM. Chúng bổ sung cho nhau và củng cố lẫn nhau.