Các bƣớc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học phần âm học nhiệt học ở trường THCS. (Trang 29 - 34)

Bƣớc 1.Lựa chọn chủ đề

DHTHLM là dạy học xoay quanh một chủ đề, gọi là CĐLM. Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong CĐLM cần sử dụng kiến thức của nhiều môn học. Lựa chọn chủ đề mang tính thách thức và kích thích ngƣời học dấn thân vào quá trình suy nghĩ và làm việc là điều cần thiết trong DH theo tiếp cận LM.

Không phải chủ đề nào cũng có thể thực hiện DHTHLM. Các chủ đề gắn với thực tiễn, gắn với nhu cầu của ngƣời học sẽ có nhiều cơ hội để tổ chức DHTHLM.

Kiến thức của lĩnh vực khoa học tự nhiên đến từ các phân môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất và không gian. Để lựa chọn CĐLM thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, ta sử dụng hai cách tiếp cận:

+ Tiếp cận dựa trên đối tƣợng của giới tự nhiên gần gũi với đời sống con ngƣời (nhƣ nƣớc, ánh sáng, không khí,…)

+ Tiếp cận dựa trên nguyên lí khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên (nhƣ sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả).

Hai cách tiếp cận trên cùng với hai cách đọc giúp ta trả lời các câu hỏi: + Vì sao lựa chọn chủ đề này?

+ Chủ đề có những kiến thức thuộc các môn học nào? + Các kiến thức đó có liên hệ với nhau ra sao?

+ …

Các CĐLM đƣợc đƣa ra trong chƣơng trình SGK. Tuy nhiên, GV có thể tự xây dựng các CĐLM phù hợp với trình độ HS, hoàn cảnh địa phƣơng.

Để xác định chủ đề, GV cần:

+ Rà soát chƣơng trình SGK của các môn khoa học tự nhiên để tìm ra các nội dung dạy học liên quan nhau.

+ Tìm những nội dung giáo dục liên quan đến vấn đề thời sự để xây dựng chủ đề gắn với thực tiễn phù hợp với vốn kinh nghiệm và trình độ nhận thức của HS.

+ Tìm các tài liệu làm cơ sở khoa học cho chủ đề. Các tài liệu này có thể tìm trên Internet, thƣ viện.

Sau khi lựa chọn đƣợc nội dung dạy học, GV cần đặt tên cho chủ đề. Tên chủ đề phải phủ đƣợc nội dung dạy học và hấp dẫn ngƣời học.

Bƣớc 2.Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề

Để xác định đƣợc các kiến thức đƣợc sử dụng trong chủ đề, trƣớc tiên GV cần đặt ra những câu hỏi định hƣớng. Các câu hỏi này chính là các vấn đề đặt ra trong chủ đề. Sau khi học xong chủ đề, HS có thể trả lời đƣợc các câu hỏi này, nghĩa là giải quyết đƣợc các vấn đề.

Bƣớc 3.Xác định các kiến thức trong chủ đề

Dựa vào các câu hỏi định hƣớng ở bƣớc 2 kết hợp với hai cách đọc, GV chỉ ra những kiến thức sẽ đƣợc sử dụng trong chủ đề.

Các kiến thức trong CĐLM thuộc nhiều môn học khác nhau và chúng có liên quan với nhau:

+ Mô hình xƣơng cá thể hiện mối quan hệ giữa kiến thức thuộc một môn học với kiến thức khác trong CĐLM.

+ Mô hình mạng nhện thể hiện mối quan hệ giữa các môn học. Theo đó, nội dung các môn học vẫn đƣợc phát triển riêng rẽ để đảm bảo tính hệ thống, mặt khác vẫn thực hiện đƣợc sự liên kết giữa các môn học khác nhau.

Để tìm mối liên hệ giữa các kiến thức thuộc các môn học khác nhau, ta thực hiện hai cách đọc sau đây:

+ Đọc thẳng đứng đảm bảo CĐLM phù hợp với sơ đồ xƣơng cá. + Đọc nằm ngang đảm bảo CĐLM phù hợp với sơ đồ mạng nhện.

Bƣớc 4.Xác định mục tiêu dạy học

DHTHLM nhằm xây dựng kiến thức TH, bồi dƣỡng và phát triển các năng lực cốt lõi. Điều này là có nghĩa cần diễn đạt chính xác kiến thức, thái độ và năng lực cần đạt khi viết mục tiêu dạy học. Mục tiêu dạy học có tính đến các nguyên tắc TH hay không? Có tính đến sự hợp tác và làm việc theo nhóm hay không? Có xác định rõ ràng các loại kiến thức TH nhằm tới và sản phẩm dự kiến từ phía ngƣời học hay không? Năng lực cốt lõi có thể làm chỗ dựa cho việc phát triển những năng lực chuyên biệt của môn học, năng lực phƣơng pháp, năng lực xã hội và giao tiếp hay không? Việc tính đến các câu hỏi trên sẽ giúp xác định một cách cân bằng sự đóng góp kiến thức của các môn học khác nhau trong bài học cùng việc bồi dƣỡng và phát triển năng lực ngƣời học.

Để xác định đƣợc mục tiêu dạy học của chủ đề, ta dựa vào các kiến thức đƣợc sử dụng trong chủ đề đó.

Mục tiêu dạy học phải phù hợp với chuẩn kiến thức - kĩ năng do Bộ GD&ĐT ban hành. Vì vậy, sau khi xác định đƣợc mục tiêu dạy học, cần rà soát chuẩn kiến thức - kĩ năng để kiểm tra tính phù hợp của mục tiêu, từ đó GV có những điều chỉnh hợp lí cho mục tiêu, thậm chí thay đổi vấn đề đặt ra.

Bƣớc 5.Xây dựng nội dung dạy học của chủ đề

Với các kiến thức đƣợc xác định ở bƣớc 3, ta tiến hành phân chia chủ đề thành các nội dung nhỏ. Mỗi nội dung nhỏ đảm nhiệm một vai trò trong việc thực hiện mục tiêu dạy học đã đề ra.

Luôn kết hợp đọc thẳng đứng và đọc nằm ngang để đảm bảo nội dung dạy học chứa đựng yếu tố tích hợp - HS phải vận dụng kiến thức thuộc nhiều môn học.

Sau khi phân tích, GV đƣa ra cấu trúc nội dung của chủ đề (cho biết chủ đề gồm những nội dung nào).

Công đoạn cuối cùng là xây dựng thông tin cho từng nội dung.

Bƣớc 6.Xây dựng các hoạt động dạy học cho từng nội dung

Mỗi nội dung nhỏ của chủ đề có thể đƣợc xây dựng thành một hoặc một vài hoạt động dạy học khác nhau. Ứng với mỗi hoạt động, GV cần thực hiện các công việc sau:

Xây dựng các tƣ liệu học hập: phiếu học tập, thông tin. Chuẩn bị phƣơng tiện, thiết bị dạy học cho hoạt động.

Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu hoạt động: Mỗi hoạt động GV đều cần có công cụ đánh giá mục tiêu hoạt động tƣơng ứng. Công cụ đánh giá có thể là một câu hỏi, một bài tập hoặc một nhiệm vụ cần thực hiện và phiếu tiêu chí đánh giá hoạt động đó.

Bƣớc 7.Lập kế hoạch dạy học chủ đề

Việc dạy học một chủ đề diễn ra trong thời gian dài, thông thƣờng là 3-7 tiết. Vì vậy, để việc dạy học đạt hiệu quả, GV cần lập kế hoạch dạy học chủ đề.

Khi lập kế hoạch, GV cần thể sử dụng mẫu kế hoạch nhƣ sau:

Nội dung công việc Thời gian/thời điểm thực hiện Cách tiến hành Sản phẩm Ở bƣớc này GV cần làm rõ:

Xác định xem chủ đề này sẽ đƣợc tiến hành vào thời điểm nào, cuối kì, cuối năm hay trong giờ ngoại khóa. Việc xác định thời điểm cần đƣợc căn cứ vào nội dung và mục tiêu đặt ra của chủ đề.

Dự kiến dung lƣợng, thời lƣợng cho chủ đề. Thông thƣờng thời gian cho một chủ đề khoảng 3-7 tiết học trên lớp là phù hợp.

Bƣớc 8.Tổ chức dạy học và đánh giá

Việc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp đƣợc thực hiện linh hoạt tùy theo điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất, trình độ HS và thời gian cho phép.

Sau khi tổ chức dạy học chủ đề tích hợp, GV cần đánh giá các khía cạnh sau: Tính phù hợp thực tế dạy học với thời lƣợng dự kiến .

Mức độ đạt đƣợc mục tiêu của HS, thông qua kết quả đánh giá các hoạt động học tập.

Mức độ khả thi với điều kiện cơ sở vật chất.

Việc đánh giá tổng thể chủ đề có ý nghĩa đối với GV giúp GV điều chỉnh, bổ sung chủ đề cho phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học phần âm học nhiệt học ở trường THCS. (Trang 29 - 34)