Điều tra về tiến trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học phần âm học nhiệt học ở trường THCS. (Trang 137 - 140)

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.2. Điều tra về tiến trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn

Khi được hỏi về từng bước trong tiến trình có khả thi hay không, tôi nhận được kết quả là 100% các GV đều đồng ý là có thể thực hiện đƣợc.

3.6.2.2. Điều tra về sự phù hợp giữa những vấn đề đặt ra trong chủ đề với trình độ nhận thức của học sinh lớp 6

Bảng 3.6. Bảng kết quả điều tra về sự phù hợp

giữa những vấn đề đặt ra trong chủ đề với trình độ nhận thức của học sinh lớp 6

Mức độ vận dụng Phần trăm

Hoàn toàn phù hợp 50%

Đa số phù hợp 33%

Một số phù hợp 17%

Hoàn toàn không phù hợp 0%

Theo số liệu ở Bảng 3.6, một nửa số GV đƣợc khảo sát cho rằng các vấn đề đặt ra trong chủ đề hoàn toàn phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp 6 (chiếm 50%), không có GV nào phủ định điều này. Số GV cho rằng đa số các vấn đề phù hợp (chiếm 33%) gần gấp đôi số GV cho rằng một số vấn đề phù hợp. Nhƣ vậy, các vấn đề đặt ra trong chủ đề có thể đƣợc giải quyết bởi năng lực của HS lớp 6.

3.6.2.3. Điều tra về tính hiệu quả của các kiến thức đƣợc đƣa ra trong việc giải quyết vấn đề

Bảng 3.7. Bảng kết quả điều tra về tính hiệu quả

của các kiến thức đƣợc đƣa ra trong việc giải quyết vấn đề

Mức độ vận dụng Phần trăm

Giải quyết đƣợc tất cả các vấn đề 50%

Giải quyết đƣợc đa số các vấn đề 33%

Giải quyết đƣợc một số vấn đề 17%

Không thể giải quyết đƣợc vấn đề nào 0%

Theo số liệu ở Bảng 3.7, một nửa GV đƣợc khảo sát cho rằng các kiến thức đƣợc đƣa ra giải quyết đƣợc tất cả các vấn đề trong chủ đề (chiếm 50%), 33% cho rằng giải quyết đƣợc đa số, còn lại một phần nhỏ (chiếm 17%) cho rằng chỉ giải quyết đƣợc một số vấn đề.

Nhƣ vậy, các vấn đề và kiến thức đƣợc đƣa ra là thống nhất nhau. Các vấn đề có thể gợi mở đƣợc kiến thức và các kiến thức có thể giải quyết đƣợc các vấn đề. Tuy vậy, cần phải hiệu chỉnh, bổ sung một số kiến thức để đảm bảo nội dung dạy học phong phú. Nhƣ vậy, công đoạn “bao gói” các kiến thức vào trong chủ đề đã đƣợc thực hiện thành công.

3.6.2.4. Điều tra về tính liên kết giữa các kiến thức của các môn học khác nhau Bảng 3.8. Bảng kết quả điều tra về tính liên kết

giữa các kiến thức của các môn học khác nhau

Mức độ vận dụng Phần trăm

Hoàn toàn liên kết với nhau 34%

Đa số liên kết với nhau 58%

Một số liên kết với nhau 8%

Hoàn toàn không liên kết 0%

Theo số liệu ở Bảng 3.8, hầu hết các GV (chiếm 92%) đƣợc khảo sát đều đồng ý cho rằng các kiến thức của các môn học là có thể đƣợc trình bày xuyên suốt trong chủ đề nhằm giải quyết một tình huống tích hợp nào đó. Không có GV nào phủ định điều này.

Nhƣ vậy, sự sắp xếp các kiến thức trong chủ đề đảm bảo nguyên tắc liên môn đã đề ra.

3.6.2.5. Điều tra về tính phù hợp giữa mục tiêu dạy học với trình độ nhận thức của học sinh lớp 6

Bảng 3.9. Bảng kết quả điều tra về tính phù hợp

giữa mục tiêu dạy học với trình độ nhận thức của học sinh lớp 6

Mức độ vận dụng Phần trăm

Hoàn toàn phù hợp 33%

Đa số phù hợp 50%

Một số phù hợp 17%

Hoàn toàn không phù hợp 0%

Theo số liệu ở Bảng 3.9, hầu hết GV (chiếm 83%) đƣợc khảo sát cho rằng mục tiêu dạy học đƣợc đƣa ra phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp 6, chỉ một số rất ít (chiếm 17%) cho rằng chỉ một số mục tiêu là phù hợp.

Nhƣ vậy, mục tiêu dạy học chủ đề phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp 6.

3.6.2.6. Điều tra về tính liên môn của nội dung dạy học

Bảng 3.10. Bảng kết quả điều tra về tính liên môn của nội dung dạy học

Mức độ vận dụng Phần trăm

Hoàn toàn phù hợp 33%

Đa số phù hợp 67%

Một số phù hợp 0%

Hoàn toàn không phù hợp 0%

Theo số liệu ở Bảng 3.10, tất cả GV đều cho rằng các nội dung dạy học đƣợc đƣa ra đảm bảo tính liên môn.

3.6.2.7. Điều tra về sự phù hợp giữa nội dung dạy học với trình độ nhận thức của học sinh lớp 6

Bảng 3.11. Bảng kết quả điều tra về sự phù hợp

giữa nội dung dạy học với trình độ nhận thức của học sinh lớp 6

Mức độ vận dụng Phần trăm

Hoàn toàn phù hợp 50%

Đa số phù hợp 42%

Một số phù hợp 8%

Hoàn toàn không phù hợp 0%

Theo số liệu ở Bảng 3.11, hầu hết GV (chiếm 92%) cho rằng nội dung dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp 6, chỉ một số rất ít (chiếm 8%) GV đƣợc khảo sát cho rằng chỉ một số là phù hợp.

Nhƣ vậy, cần có sự điều chỉnh nhỏ để hoàn thiện nội dung dạy học, đảm bảo các nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp 6.

3.6.2.8. Điều tra về các hoạt động dạy học

Bảng 3.12. Bảng kết quả điều tra về

khả năng đáp ứng mục tiêu của các hoạt động dạy học

Mức độ vận dụng Phần trăm

Hoàn toàn đáp ứng đƣợc 25%

Đa số đáp ứng đƣợc 75%

Một số đáp ứng đƣợc 0%

Hoàn toàn không đáp ứng đƣợc 0%

Theo số liệu ở Bảng 3.12, tất cả GV đều cho rằng các hoạt động đƣợc đƣa ra đáp ứng đƣợc mục tiêu dạy học.

3.6.2.9. Điều tra về thời gian dạy học chủ đề

Bảng 3.13. Bảng kết quả điều tra về thời gian dạy học chủ đề

Mức độ vận dụng Phần trăm

Hợp lí 58%

Dài 42%

Ngắn 0%

Quá ngắn 0%

Theo số liệu ở Bảng 3.13, phần đông GV (chiếm 58%) cho rằng thời dạy dạy học đƣợc đƣa ra là hợp lí, còn lại 42% cho rằng thời gian dạy học dài.

Nhƣ vậy, tiêu chí 3-7 tiết học đƣợc đƣa ra là hoàn toàn hợp lí để dạy một chủ đề dạy học. Tuy vậy, cần có sự điều chỉnh thời gian ở chủ đề “Sự nở vì nhiệt” nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các hoạt động dạy học.

3.6.2.10. Điều tra về phương pháp dạy học

Khi được hỏi về tính hiểu quả của phương pháp dạy học trong việc phát triển năng lực học sinh, tất cả các GV đều đồng ý các phương pháp dạy học được đưa ra đảm bảo phát triển năng lực học sinh.

Như vậy, các phương pháp dạy học tích cực được đưa vào dạy học các nội dung một cách hợp lí và phát huy được ý nghĩa của nó trong việc phát triển năng lực người học. Mặt khác, điều này cũng cho thấy cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong việc dạy học các chủ đề tích hợp.

3.6.2.11. Điều tra về cách đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu dạy học

Khi đƣợc hỏi về việc đánh giá HS thông qua các phiếu học tập và các phiếu đánh giá có giúp GV biết đƣợc mức độ đáp ứng mục tiêu chủ đề dạy học của HS hay không, tất cả các GV đồng ý là có.

Nhƣ vậy, việc đánh giá HS đƣợc thực hiện dễ dàng bằng các phiếu học tập và các phiếu đánh giá. Tuy vậy, để đánh giá năng lực chuyên biệt của HS, cần có những công cụ đánh giá đặc biệt, điều này nằm ngoài phạm vi của khóa luận này.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học phần âm học nhiệt học ở trường THCS. (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)