Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỄ HỘI CÔN SƠN KIẾP BẠC 28 2.1 Các giá trị của lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc
2.3. Đánh giá công tác quản lý lễ hội Côn Sơn, Kiếp Bạc
2.3.2. Những điểm hạn chế
Bên cạnh những thành công đã đạt được những năm trước, lễ hội Côn Sơn- Kiếp Bạc vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục triệt để trong mùa lễ hội năm tới. Đó là trong khi tổ chức các nghi lễ, hiện tượng lộn xộn, tình trạng ô tô, xe khách không có chỗ để xe dẫn tới có những khu chông xe tự phát, bên ngoài khu vực tế lễ ồn ào làm giảm không khí linh thiêng, trang trọng cho lễ hội. Nội dung phần hội còn hạn chế, chưa được đầu tư công phu, bài bản, nên thiếu sinh động, kém hấp dẫn du khách.
Thứ nhất hiện tượng người dự hội vẫn còn mê tín dị đoan, tổ chức thuê khấn vái, xem bói, ... vẫn tồn tại ở cả hai khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Thứ hai dịch vụ hàng quán chưa được quy hoạch chưa chính xác, ảnh hưởng lớn đến cảnh quan di tích và chất lượng tổ chức các hoạt động lễ hội.
Các hoạt động buôn bán, kinh doanh, chợ hội còn diễn ra tình trạng lấn chiếm vị trí, không ít âm thanh, ồn ào, tạp nham... từ các dịch vụ này phát ra mất đi ý nghĩa của lễ hội.
Thứ ba căn cứ vào quyết định số 32/2016/QĐUBND về việc phê duyệt quy định điều chỉnh mức thu phí tham quan di tích Côn Sơn Kiếp Bạc. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 Ban QLDT điều chỉnh mức thu phí tham quan di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc như sau:
- Phí tham quan di tích Kiếp Bạc là: 15.000đ/người/lượt - Phí tham quan di tích Côn Sơn là: 15.000đ/người/lượt.
Tuy nhiên trong khoảng thời gian tham gia khảo sát mức giá vé là 20.000đ/người/lượt, về vấn đề dịch vụ như vậy sẽ khiến du khách chưa có sự cập nhật về giá vé và không có sự thống nhất
Thứ ba tại các địa điểm trên cao như Bàn cờ tiên, Đền thờ Nguyễn Trãi, chùa Côn Sơn... trên đường lên địa điểm còn xuất hiện rất nhiều giấy rác, vỏ chai, vỏ bánh kẹo dù đã có những biển báo nhắc nhở không xả rác bừa bãi
Thứ tư do lượng khách khá đông và chủ yếu di chuyển bằng ô tô do đó ban tổ chức lễ hội cũng gặp rất nhiều bất cập trong việc phân luồng, sắp xếp chỗ để xe sao cho hợp lý, gọn gàng, tránh gây ùn tắc giao thông. Hơn nữa tình trạng du khách không có chỗ để xe dẫn tơi du khách phải tìm chỗ để xe bên ngoài với mức giá cao.
Thứ năm vào dịp lễ hội mùa Xuân cũng là thời điểm các đối tượng cờ bạc thường lợi dụng tâm lý tò mò, cả tin, cầu may và hám lợi của người dân để dụ dỗ cò mồi người đi lễ hội, tham quan di tích chơi xóc đĩa, đánh bài, đánh cờ thế, hoặc đánh bạc theo hình thức “tôm, cua, cá, bầu", thò lò, tung vòng trúng thưởng, v.v.. Các hình thứ đánh bạc ẩn sau bằng những hình thứ nhiều trò vui chơi có thưởng, “lì xì” đầu năm hay “tán lộc”, xua đuổi vận đen để đón năm mới
Thứ sáu Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc có quy mô rộng lớn, là lễ hội của cộng đồng dân cư vùng Đông Bắc của tổ quốc có sức thu hú rất lớn và thời gian diễn ra lễ hội khá dài ngày nên lợi nhuận dịch vụ lễ hội rất lớn, một số vốn đầu tư mua vàng mã, hương hoa, khi bán ra có thể thu lãi hàng chục, hàng trăm ngàn đồng.
Cuối cùng một phần nhỏ người dân tham gia lễ hội còn nhiều hạn chế bất cập dẫn đến thái độ hành vi ứng xử chưa văn hóa đối với lễ hội, tình trạng người dân bị mai một ký ức về lễ hội truyền thống đang là vấn đề trở ngại trong công tác xây dựng và phục dựng lễ hội. Một số bộ phận giới trẻ bây giờ không am hiểu hoặc hiểu không thấu đáo vốn văn hóa cổ và có một bộ phận
thanh niên lợi dụng lễ hội để mưu lợi cho cá nhân như cá cược, ăn tiền thông qua các trò chơi dân gian: chọi gà, vật, kéo co…làm cho mọi người hiểu sai về lễ hội.
Về phần lễ cũng có nhiều điểm đáng lưu ý: Lễ hội có từ lâu đời nhưng cho đến nay mới có Lễ khai hội mùa xuân trọng thể và đúng nội dung cần có, tuy còn phải hoàn thiện nhiều mặt. Tuy nhiên sau sư tổ còn rất nhiều thế hệ nhà sư chủ trì bản tự đã có công thừa kế và phát huy truyền thống như: Trần Nguyên Đán, Nguyễn Mai, Nguyễn Đăng Pháp…trong diễn văn nên nhắc đến các chư vị đó. Phải tiến hành nghi lễ như thế nào cho phù hợp với thời gian và lịch sử bản tự là vấn đề đặt ra cho ban tổ chức lễ hội.
*Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn tới những bất cập trên:
Nguyên nhân đầu tiên là do công tác quản lý còn rời rạc long lẻo chưa có sự nhất quán và chuyên môn chưa cao, những các nhân tham gia tổ chức lễ hội chưa thực sự nắm rừ về cỏc văn bản chớnh sỏch hay điều luật được ban hành có liên quan đến lễ hội
Thứ hai là do có sự trông chờ ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm giữa các lực lượng tham gia lễ hội.
Thứ ba một số bộ phận giới trẻ bây giờ không am hiểu hoặc hiểu không thấu đáo vốn văn hóa cổ và có một bộ phận thanh niên lợi dụng lễ hội để mưu lợi cho cá nhân như cá cược, ăn tiền thông qua các trò chơi dân gian: chọi gà, vật, kéo co…làm cho mọi người hiểu sai về lễ hội.
Thứ tư vấn đề làm thế nào để việc bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành thói quen, nền nếp, ý thức tự giác của người dân là điều không hề đơn giản.
Thứ năm các văn bản về công tác tổ chức các lễ hội đã được ban hành nhưng nhiều người dân chưa nắm bắt được để thực hiện. Địa bàn di tích rộng, địa hình phức tạp rất khó khăn trong việc quản lý bảo vệ
TIỂU KẾT
Tóm lại trong Chương 2, tác giả đã tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc qua hai mùa xuân và mùa thu ở các phương diện chính sau: Chủ thể quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc trong đó có Sở Văn hóa và Thể thao và Du Lịch tỉnh Hải Dương, BQL khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tìm hiểu thực trạng công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc, các công tác quản lý kế hoạch, nội dung, an ninh, môi trường, và các hoạt động dịch vụ trong lễ hội, công tác quản lý di tích trước, trong và sau khi kết thúc lễ hội. Đồng thời từ đó, tác giả cũng đã đánh giá được một số điểm tích cực và hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân các hạn chế trong công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc. Tất cả những vấn đề tác giả tìm hiểu là cơ sở và tiền đề để tác giả thực hiện triển khai các vấn đề ở Chương 3.