7. Bố cục đề tài
3.1.2 Nâng cao ý thức và tinh thần tự giác, tự quản của người dân
Ý thức tham gia lễ hội của người dân và du khách thập phương cũng là một trong những yếu tố góp phần bảo vệ và làm nên thành công của lễ hội. Bên cạnh nỗ lực của Ban tổ chức lễ hội và các cơ quan chức năng, mỗi người dân đi lễ tự làm chủ và điều chỉnh hàng vi ứng xử của mình để có thể đảm bảo
được các vấn đề an toàn, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại lễ hội.Đặc biệt là nhân dân 3 xã Cộng Hòa, Hưng Đạo, Lê Lợi là thành phần không thể thiếu trong việc tham gia vào các hoạt động lễ hội.
Nhân dân tham gia : đóng góp trí tuệ, sức lực, vật lực tham gia lễ hội, chấp hành nghiêm chỉnh sự tổ chức điều hành của Ban tổ chức lễ hội, bố trí lực lượng đủ để thực hiện các kịch bản lễ hội, tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia công đức với tinh thần tự nguyện, phối hợp với UBND 3 xã Cộng Hòa, Hưng Đạo, Lê Lợi cùng lữ đoàn 490 tổ chức nhân dân tham gia lễ rước ở lễ hội mùa xuân và lễ hội mùa thu đạt hiệu quả cao.
Các tổ chức đoàn thể phối hợp với Đoàn thanh niên cần có biện pháp bảo vệ công trình, đường giao thông, đường vào di tích, nhất là đoạn đường thanh niên tự quản. Hành vi ứng xử và vốn hiểu biết văn hóa, di tích lịch sử của mỗi đoàn viên, thanh niên với lễ hội thể hiện trách nhiệm xã hội và góp phần làm nên thành công cho lễ hội.
Ban tổ chức lễ hội cũng khuyến khích sự tham gia đóng góp của nhân dân về vật chất cũng như những sáng tạo văn hóa văn nghệ quần chúng vào hoạt động lễ hội. Lồng ghép thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội vào các nội dung của cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ”, xây dựng gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa để đánh giá cán bộ, công chức và công nhận các danh hiệu thi đua.
Cần có sự kết hợp giữa Sở Văn hóa thông tin và Sở thương mại – du lịch xây dựng quy hoạch tổng thể về văn hóa du lịch các thiết chế giúp cho việc quản lý, tổ chức các hoạt động hợp nhất là dịch vụ và cơ sở vật chất tạo điều kiện phục vụ khách tham quan và dự lễ hội thuận lợi.
Đối với nguồn nhân lực tại chỗ tham gia vào các hoạt động nghi lễ và công tác tổ chức lễ hội cần phải tăng cường tuyên truyền, vận động giao trách
nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, khơi dậy lòng tự hào của người dân khi được tham gia phục vụ tại lễ hội, để họ tự chủ động, tự nguyện tham gia các nghi lễ, các hình thức diễn xướng dân gian với lòng tự hào của bản thân, gia đình và dòng họ. Theo đại diện ban tổ chức lễ hội cho biết: Việc lựa chọn nhân lực tham gia ở từng khâu trong tổ chức lễ hội phải có quy định cụ thể, chặt chẽ, có tiêu chuẩn rõ ràng để những ai được lựa chọn tham gia phục vụ lễ hội đều cảm thấy không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà là niềm vinh dự. Cần nêu cao vai trò, trách nhiệm, ý thức của nguồn nhân lực tham gia phục vụ lễ hội;
Đối với nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại lễ hội: cần tuyên truyền sâu rộng hơn kết hợp với kiểm tra, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động để họ hiểu rằng: việc tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ lễ hội không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình mà trên hết phải đảm bảo sự văn minh, lịch sự, an toàn cho du khách thụ hưởng các dịch vụ mình cung cấp, tạo cho du khách đến với lễ hội có được ấn tượng tốt đẹp về phong cách phục vụ chuyên nghiệp, văn minh theo nếp sống mới. Đối với nguồn nhân lực vãng lai: khi tham gia kinh doanh dịch vụ tại lễ hội cần ký cam kết nghiêm túc thực hiện các nội quy của lễ hội, có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo tồn, giữ gìn cảnh quan môi trường; với du khách tham dự hội cần có nhiều hình thức tuyên truyền với nội dung phong phú, đa dạng để người dự hội có ý thức hơn trong việc tham dự lễ hội, mỗi người đến lễ hội cần phải cư xử đúng mực, có tâm, có đạo đức, từ trang phục đến cách giao tiếp ứng xử phải có văn hóa, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, không chen lấn xô đẩy, chấp hành nghiêm sự hướng dẫn của BTC lễ hội như vậy sẽ góp phần xây dựng môi trường văn hóa tại lễ hội