Tuyên truyền về nội dung, giá trị của lễ hội Côn SơnKiếp Bạc

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 60 - 62)

7. Bố cục đề tài

3.2.2 Tuyên truyền về nội dung, giá trị của lễ hội Côn SơnKiếp Bạc

Nhắc đến lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, ai ai cũng sẽ nhớ đến khu di tích lịch sử, văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc nổi tiếng là chốn thiêng liêng, kỳ vĩ vì nơi đây vốn gắn bó mật thiết với cuộc đời và sự nghiệp cứu nước vĩ đại của hai vị anh hùng dân tộc của đất nước là Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi, với sự nghiệp hoàng dương phật pháp, củng cố nền độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước của ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm thời Trần là Điều Ngự Giác Hoàng - đức vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa tôn giả và Huyền Quang tôn giả. Đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc đã trở thành một trong những nơi lưu trữ, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể lớn bậc nhất của đất nước được bảo tồn, gìn giữ phát huy tới hôm nay và mãi mãi về sau. Ngoài công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn và tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, tuyên truyền phát huy tác dụng giá trị lễ hội, đổi mới các nội dung, phương thức hoạt động, nâng cấp các dự án thì hoạt động tuyên truyền quảng bá hình ảnh cho lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc cũng được chú trọng, quan tâm không kém.

Công tác tuyên truyền báo trí, truyền hình, website: Hiện nay công tác tuyên truyền quảng bá cho lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đang được thực hiện rầm rộ trên nhiều phương tiện nhất là trên báo chí, các website, các trang mạng xã hội. Mỗi năm, lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đón rất nhiều các phóng viên của Tạp chí Di sản văn hóa, Bảo tàng Hải Dương, Viện khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, các đoàn làm phim trong và ngoài tỉnh về làm phóng sự, phim tư liệu về lễ hội, đài truyền hình Hải Dương, đài truyền hình Việt Nam... Ngoài ra, trên các trang mạng xã hội như Youtube, Google, Facebook các Website của các tổ chức văn hóa nghệ thuật đều có những bài báo viết về lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc. Để quảng bá lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc trên fanpage Facebook và Youtube, câu lạc bộ đã thu thanh, ghi hình để tải lên các phương tiện đó và kèm theo những lời giới thiệu mộc mạc về lễ hội.

Tuyên truyền thông qua khách tham quan, du lịch: Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc giờ đây đã xuất hiện hình thức kể hợp với các tour du lịch để phát triển và quảng bá lễ hội. Cụ thể hơn là Uỷ Ban Nhân Dân huyện Chí Linh đã kếp hợp với các công ty du lịch, có các chuyến du lịch thú vị, hấp dẫn qua địa bàn huyện sẽ đưa du khách không chỉ trong nước mà còn du khách quốc tế về với lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc. Chính vì vậy mà Côn Sơn - Kiếp Bạc là khu di tích quốc gia đặc biệt luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương mỗi khi mùa xuân đến bởi sự linh thiêng, phong cảnh hữu tình, là điểm hội tụ của nhiều bậc hiền tài của đất nước qua nhiều thế kỷ.

Tuyên truyền thông qua sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, kỹ lưỡng. Ban Quản lý khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cho biết: Để tuyên truyền về lễ hội, chúng tôi đã cắm 700 cờ thần và hồng kỳ dọc các tuyến đường vào 2 khu di tích, dựng 9 dàn pa - nô trưng bày hơn 500 bức ảnh giới thiệu về di tích và các hoạt động của lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, treo hơn 500 chiếc đèn lồng và hện thống đèn nháy phù hợp tại khu di tích Côn Sơn và đền Kiếp Bạc, phát hành khoảng 50 nghìn tờ gấp, 1.000 đĩa VCD giới thiệu về di tích, chương trình lễ hội, phù ấn Đức Thánh Trần và thân thế sự nghiệp Nguyễn Trãi, sửa chữa 9 biển nội dung thông báo về lễ hội tại cổng các di tích, lắp 160 biển dọc đường đến khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc giới thiệu về danh nhân và lời nói của danh nhân, treo 300 phướn thông báo nội dung và các nghi lễ của lễ hội. Điểm mới trong khâu tuyên truyền lễ hội mùa thu năm nay là Ban quản lý di tích đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh trưng bày triển lãm “Hải Dương với biển đảo”. Đồng thời xây dựng 2 biển cố định, 1 biển giới thiệu nội quy tham quan khu di tích và 1 biển giới thiệu về khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc bằng tiếng Anh. Hưởng ứng Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng, chúng tôi cũng đã gửi các thông tin, tuyên truyền, giới thiệu về lễ hội tới cổng thông tin điện tử của 10 tỉnh, thành phố trong khu vực.

quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ các nghi lễ. Đơn vị phối hợp với xã Hưng Đạo chuẩn bị các đội lễ, tế, liên hệ với các thanh đồng về việc tham gia diễn xướng hầu thánh; chuẩn bị hoa đăng, thống nhất kịch bản với các ngư dân tham gia lễ hội quân, mở rộng đỉnh núi Mâm Xôi... Tại khu di tích Côn Sơn, ước tính có hơn 700 người của phường Cộng Hòa, xã Lê Lợi và Lữ đoàn 490 sẽ tham gia lễ rước văn và cầu siêu. Đến ngày 13 - 9, các đơn vị có liên quan đã khảo sát địa hình, dọn dẹp hồ bơi, chuẩn bị các điều kiện phục vụ hội thi kéo co, bịt mắt đập niêu, bắt vịt, đi cầu khỉ, nhảy bao bố... Nhân dân các xã Hưng Đạo, Lê Lợi, và phường Cộng Hòa, các phường rối nước, các đội văn nghệ, đang tích cực luyện tập cho ngày biểu diễn. Lựa chọn lôgô của lễ hội để tuyên truyền thống nhất trên các ấn phẩm, phương tiện thông tin đại chúng,tổ chức họp báo, xây dựng kế hoạch truyền thông, sản xuất tờ gấp.

Ban quản lý di tích phối hợp với chính quyền và các đoàn thể của các xã, phường tổ chức cho đoàn thanh niên, công đoàn kết nghĩa, tuyên truyền và phát động các phong trào thi đua bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa tại di tích; tổ chức giao lưu, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao với các nhà trường đoàn thể của địa phương, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt là di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)