Giá trị lịch sử cửa lễ hội

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 34 - 35)

7. Bố cục đề tài

2.1.1 Giá trị lịch sử cửa lễ hội

Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc vùng đất quần tụ tứ linh, ngũ nhạc là hai di tích lịch sử quan trọng của quốc gia, Thời Trần khu di tích thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc. Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Côn Sơn – Kiếp Bạc vùng đất in dấu những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc ta trong 3 lần quân dân nhà Trần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông, chưa dừng lại khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc là nơi có mạch tự Huyền Đinh, thế ngăn Đông Bắc, bốn phương quy phục, núi sông chù phú, vẻ đẹp muôn đời và nơi đây cũng là nơi gắn liền với thân thế sự nghiệp của hai vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi cùng với những danh nhân văn hóa của đát nước như: Pháp Loa, Huyền Quang, Trần Nhân Tông, Trần Nguyên Đán...

Trong khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, nếu như khu di tích lịch sử Kiếp Bạc là nơi thờ Đức thánh Trần thì với Khu di tích Côn Sơn chính là một trong những trung tâm Phật giáo của dòng thiền phái Trúc Lâm mà Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập ở thế ky XIV và Côn Sơn còn là nơi thờ vị danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi

Côn Sơn là một mảnh đất có lịch sử lâu đời và có một bề dày văn hóa hiêm hoi. Sự phát triển của Phật giáo, Nho giáo và văn hóa Lão giáo cùng tồn tại song hành và từng bước phát triển nhưng vẫn mang đâm nét bản sắc dân tộc, qua từng công trình từng những chi tiết nhỏ trên kiến trúc cũng đã để lại dấu ấn sâu sắc.

Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, nơi đây được coi là đầu mói huyết mạch giao thông thủy bộ, trung bày, đất dựng, vị trí đắc địa về phong thủy, hình thế hiểm yếu về quân sự,có tư linh quần tụ, chung đúc khi thiêng. Sau cuộc kháng chiến chông quân Nguyên Mông lần thứ 1 Trần Hưng Đạo đã chọ Kiếp Bạc là nơi lập đại bản doanh, xây dựng phòng tuyến quân sự. Đến tháng 6 năm 1285, tại chính nơi đây Trần Hưng Đạo đã tiêu diêt hơn 20 van quân Nguyên Mông, kết cuộc chiến lần thứ 2. Cuối cùng tháng 3 năm 1288, Vua Trần Nhân Tông cùng với Trần Hưng Đạo đã có một trận phản công quyết chiến lược Bạch Đằng, tiệu diệt gọn 30 vạn quân, kết thúc hoàn toàn 3 lần thắng chống quân Mông Nguyên.

Sau đó Hưng Đạo Đại Vương đã trở vể ở hẳn tại Vạn Kiếp cho đến những ngày cuối đời, trước khi mất, ông được vua Trần Anh Tông đến thăm bệnh. Đại Vương là một danh tướng bậc nhất, ngài được Triều đình nhà Trần cho lập đền thờ ngay từ khi còn sống, Thượng Hoàng Trần Thái Tồng tự soạn văn bia ca ngợi công đức của người. Ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (1300) ngài mất tại Kiếp Bạc, Triều đình đã phong ngài là Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương kể từ đó nhân dân Đại Việt ta tồn ngài là Đức Thánh Trần, xây đền Kiếp Bạc để tưởng nhớ công lao to lớn đối với dân tộc. Ngày giỗ Trần Hưng Đạo hàng năm chính là thời điểm chính hội đền Kiếp Bạc, Lễ hội kéo dài hàng tuần thu hút khắp con dân từ mọi miền Tổ Quốc trở về để kính bài, nguyện cầu.

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)