Phục dựng nâng cấp lễ hội

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 67 - 77)

7. Bố cục đề tài

3.3.2Phục dựng nâng cấp lễ hội

Từ năm 2006, thực hiện đề án nâng cấp lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc giai đoạn 2006 - 2010, Ban Quản Lý Di Tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã tham mưu cho Ban tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc của tỉnh tổ chức phục dựng thành công các nghi lễ diễn xướng truyền thống: Lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ cúng đàn Mông Sơn; Lễ ban ấn, lễ rước bộ, liên hoan diễn xướng hầu Thánh, lễ hội quân, lễ Cầu an và hội Hoa đăng trên sông Lục Đầu. Nghiên cứu, bổ sung một số nghi lễ mới như: Lễ khai xuân phát lộc, lễ tế anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc… Các nghi lễ được phục dựng trang trọng, hoành tráng, chất lượng và khoa học với sự tham gia của hàng vạn người dân và phật tử trong ngoài tỉnh, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách về dự lễ hội.

Ngày 10 tháng 5 năm 2012, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đó là tiền đề để tiến tới lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Côn Sơn - Kiếp Bạc là di sản văn hoá Thế giới.

Hiện nay, khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đang nhận được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Chính phủ, Bộ VHTTDL, UBND tỉnh thông qua việc chỉ đạo triển khai các dự án liên quan: Quy hoạch tổng thể và chi tiết xây dựng bảo tồn khu di tích lịch sử văn hoá Côn Sơn - Kiếp Bạc, dự án đường vào khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào đền Kiếp Bạc, khôi phục

toà trung từ đền Kiếp Bạc, toà Cửu phẩm liên hoa chùa Côn Sơn…Tất cả đang thực hiện đúng như quy hoạch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt. Hy vọng, sau khi được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá của tỉnh Hải Dương.

Đặc biệt để phục vụ cho việc quản lý, tu bổ, tôn tạo và phát huy bền vững giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể khu di tích được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Ban quản lý di tích đã xây dựng đề án “Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử văn hoá Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2020”. Ngày 18/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể, các hạng mục công trình tu bổ, tôn tạo và xây dựng trong những năm qua đều đạt yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, hòa nhập cảnh quan chung của di tích được các nhà chuyên môn và nhân dân đánh giá tốt.

Chính vì vậy mà khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đang nhận được sự chú ý, quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Chính phủ, Bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh thông qua việc chỉ đạo triển khai các dự án liên quan: Quy hoạch tổng thể và chi tiết xây dựng bảo tồn khu di tích lịch sử văn hoá Côn Sơn - Kiếp Bạc, dự án đường vào khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc khôi phục toà trung từ đền Kiếp Bạc, toà Cửu phẩm liên hoa chùa Côn Sơn…Tất cả đang thực hiện đúng như quy hoạch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt.

Tiểu Kết

Ở chương 3, Tác giả đã nêu ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Từ đó, tác giả đã nêu ra nhóm giải pháp đối với chủ thể quản lý và đối tượng quản lý một cách cụ thể. Tác giả đã nêu ra một số giải pháp tăng cường quản lý di tích; đào tạo và bổ sung đội ngũ quản lý; tăng cường công tác quản lý di tích; bảo tồn và phát huy truyền thống lễ hội; tăng cường hoạt động quảng bá lễ hội; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về lễ hội đối với người dân địa phương.

KẾT LUẬN

Đất nước Việt Nam ta một đất nước giàu truyền thồng giàu lễ hội, hàng năm các lễ hội diễn ra với nhưng quy mô khác nhau nhưng vẫn sẽ luôn để lại những dấu ấn riêng biệt, những giá trị vốn có sẽ mãi luôn tồn tại và thể hiện những văn hóa riêng biệt như tính công bằng và tính cố kết cộng đồng, tính nhân bản hướng con người về những giá trị cội nguồn như: tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, giống nòi.

Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc là một trong những lễ hội cổ truyền lớn mang đâm dấu ấn chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên tiêu biểu là cuộc phản công quyết chiến lược Bạch Đằng là sự hội tụ, kết tinh sâu sắc truyền thống yêu nước, yêu độc lập, tự do ngàn đời của nhân dân ta, là sự khẳng định tinh thần đoàn kết, dũng cảm, ý chí quật cường, là bản anh hùng ca bất hủ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc ta.

Trong toàn bộ đề tài khóa luận, tác giả đã tập trung nghiên cứu về công tác quản lý lễ hội trong cả hai dịp lễ hội mùa xuân và lễ hội mùa thu, bên cạnh đó tác giả đã đi sâu vào đánh giá thực trạng những vấn đề tồn tại trong công tác quản quán lý trên phương diện quản lý cấp nhà nước và trên phương diện quản lý cộng đồng người dân tại địa phương từ đó đề xuất các giải phải để thiện những mặt yếu kém còn tồn đọng

Trên phương diện quản lý nhà nước đã có những điểm mạnh như đã có sự thống nhất chỉ đạo tổ chức từ các cấp đến cơ sở, khôi phục và duy trì nhiều hình thức diễn xướng dân gian, trò chơi dân gian độc đáo; sự phân cấp quản lý rõ ràng, đồng bộ, hiệu quả trong quản lý… tuy nhiên bên cạnh đó còn một số vấn đề bất cập như về nguồn nhân lực chưa có chuyên môn cao, chưa có sự thống nhất trong công tác chuyển đổi, chưa có kế hoạch dài lâu, .... Và từ phương diện cộng đồng có thể thấy cộng đồng người dân tại địa phương là một trong nhưng yếu tố quan trọng góp tạo nên sự thành công của lễ hội, cộng

đồng là nguồn nhân lực chính tham gia vào lễ hội quá đó khẳng định trong thực tế nghiên cứu cần có sự phối hợp hài hòa giữa hai chủ thể quản lý này để việc tổ chức và quản lý các hoạt động trong lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc được tốt hơn, hiệu quả hơn.

Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc hiện nay tác giả đã đề xuất ba giải pháp tương ứng. Giải pháp về nguồn nhân lực trong công tác quản lý, giải pháp này tác động trực tiếp vào chủ thể quản quản lý giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân lực trong công tác quản lý lễ hội. Tiếp theo giải pháp về công tác tổ chức lễ hội, tuyên truyền về nội dung, giá trị của lễ hôi, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật trong lễ hội, tăng cường quàng bá hình ảnh lễ hội bằng nhiều hình thức, và đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Ngoài ra giải pháp cuối cùng là bảo tổn và phát huy giá trị lễ hội trong đó công tác xã hội hóa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội là tất yếu, sau đó là nâng cấp và phục dựng lễ hội.

Lễ hội đóng vai trò như một sợ dây gắn kết con người với tiến trình của lịch sử, gắn kết cộng đồng, tạo không gian vừa trang trọng vừa linh thiêng. Vì những ý nghĩa trên nên lễ hội trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Có thể nói, ngày nay khi khi lê hội mùa Xuân hay lễ hội mùa Thu hội Côn Sơn - Kiếp Bạc diễn ra sẽ là một dịp ôn lại truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự cường và lòng tự hào dân tộc. Là dịp để những người con từ dân tứ phương từ mọi miền trở về để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với hai vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và các bậc danh nhân có công dựng nước và giữ nước. Việc tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc không chỉ để du khách đến thăm quan vẻ đẹp của khu di tích mà còn là vừa kế thừa văn hoá dân gian, giữ gìn bản sắc văn hoá lễ hội truyền thống, vừa kết hợp hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao hiện đại, phù hợp nhịp sống mới của nhân dân ta hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1992) Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Ban QLDT Côn Sơn - Kiếp Bạc (2006) , Di sản Hán Nôm Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn – NXB Chính trị quốc gia

3. Ban QLDT Côn Sơn - Kiếp Bạc (2000) , Đền Kiếp Bạc sự tích truyền thuyết giai thoại, Hải Dương - NXB Chính trị quốc gia

4. Chính phủ (2005), Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

5. Chính phủ (2018), Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 quy định về quản lý và tổ chức lễ hội

6. Phan Hồng Giang – Bùi Hoài Sơn, Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế - NXB Chính trị quốc gia

7. Tăng Bá Hoành (1999), Hải Dương di tích và danh thắng, Sở Văn hóa thông tin Hải Dương - NXB TP HCM .

8. Quốc hội (2001), Luật Di sản văn hóa năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb CTQG, Hà Nội.

9. Vũ Đức Thủy (2006), Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc, Tạp chí di sản văn hóa 10. UBND tỉnh Hải Dương (2009), Quyết định số 33/2009QĐ – UBND ngày 12 tháng 11 năm 2009 ban hành quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang, lễ hội và bài trừ mê tín dị đoan trên địa bàn tỉnh Hải Dương. [11]. https://consonkiepbac.org.vn [12]. http : //www.haiduongnet.gov.vn [13]. http: //vi.wikipedia.org [14]. http://smot.bvhttdl.gov.vn [15]. https://chinhphu.vn/ [16]. http://dsvh.gov.vn/luat-di-san-van-hoa

PHỤ LỤC

Hình 1: Tác giả chụp ảnh lưu niệm trước cổng Tam quan Đền Kiếp Bạc (Nguồn: Tác giả)

Hình 2: Hình ảnh tác giả chụp trong Đền thờ Nguyễn Trãi (Nguồn: Tác giả)

Hình 4: Tác giả chụp ảnh lưu niệm tại

Hình 6 : Cầu Thấu Ngọc (Nguồn tác giả)

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 67 - 77)