Thực trạng công tác quản lý lễ hội

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 40 - 50)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỄ HỘI CÔN SƠN KIẾP BẠC 28 2.1 Các giá trị của lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc

2.2 Công tác quản lý lễ hội

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý lễ hội

Công tác lập kế hoạch tổ chức lễ hội được UBND tỉnh Hải Dương phụ trách và ban hành kế hoạch trong các năm. Theo đó mỗi năm sẽ có những nội dung và mục đích chung như tổ chức kỉ niệm ngày viên tịch cua Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tông giả, Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (20/8) và kỷ niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc danh nhân Văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi (16/8) - tuyên truyền quảng bá các giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc góp phần nâng cao ý thức, trách nghiệm của cán bộ, nhân dân trong việc thực hành, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc - Duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách đối với các giá trị di sản văn hóa dân tộc tại khu di tích.

Về yêu cầu các nghi lễ thực hiện theo nghi thức truyền thống, tổ chức trong trọng, an toàn, vui tươi lành mạnh theo đúng Thông tư 15/2015/TT- BVHTTDL ban hành ngày 22/12/2015 về quy định tổ chức lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền di tích, lễ hội, nội dung tuyên truyền, phải hấp dẫn, phù hợp với mọi đối tượng du khách, cộng đồng. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, hỏa hoạn, ngăn chặn và xử lý các trường hợp mê tín dị đoan.

Hằng năm, BTC được thành lập và đổi mới dưới sự phân công và bổ nhiệm của UBND tỉnh Hải Dương. Đồng thời BTC là đơn vị thực hiện lễ hội và chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy. UBND tỉnh thực hiện tổ chức họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong BTC cũng như các tiểu ban

phục vụ lễ hội; đồng thời, thường xuyên nắm chắc tình hình, nhanh chóng khẩn trương, UBND tỉnh giám sát và khuyến khích các thành viên hoàn thanh nhiệm vụ được giao; BTC chỉ ra và khắc phục những tồn tại trong công tác tổ chức lễ hội; kiểm duyệt lại những nghi thức quan trọng diễn ra lễ hội, loại bỏ những thiếu sót còn tồn tại trong quá trình diễn ra lễ hội trước đó.

Việc tổ chức thường gắn với một lịch trình hoạt động cụ thể với các phần Lễ, phần Hội sau đó là sự phân công người phụ trách và lực lượng tham gia theo một “kịch bản” và thói quen được diễn ra trong nhiều năm. Đối với một số Lễ, Hội và một số di tích, danh thắng nơi diễn ra Hội, Lễ trong những năm gần đây việc đầu tư về cơ sở vật chất được gia tăng để du khách đến với Lễ, Hội được thuận tiện trong việc đi lại, ăn nghỉ, mua sắm, thưởng ngoạn cảnh đẹp của thiên nhiên và di tích, danh thắng.

Mỗi một lễ hội, một di tích, danh thắng nơi diễn ra lễ hội đều có những đặc điểm riêng về môi trường tự nhiên, về kiến trúc, về ý nghĩa văn hóa tâm linh và liên quan đến sự thu hút du khách và “sức chứa” công chúng đến với lễ hội. Do vậy công việc của mỗi Ban Tổ chức lễ hội cũng rất đa dạng, phong phú và nhiều khi lễ hội thực sự diễn ra lại phá vỡ đi ít nhiều kịch bản của Ban Tổ chức. Đây cũng là đặc điểm và bản chất của việc tổ chức các loại hình lễ hội ở nước ta.

Ban tổ chức Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc thành lập ra 4 tiêu ban, mỗi tiểu ban sẽ có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau trong toàn bộ khoảng thời gian diễn ra lễ hội

Tiểu ban an ninh trật tự, xã hội

Trưởng tiểu ban: Đ/c Trưởng công an thành phố Chí Linh

Nhiệm vụ : Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau lễ hội cụ thể như sau:

Bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực lễ hội; bảo đảm an toàn giao thông thủy – bộ từ thị trấn Sao Đỏ về 2 di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc ...

Tiểu ban nội dung tuyên truyền gồm:

Trưởng tiểu ban : Đ/c Giám đốc Sở VHTT & DL.

Nhiệm vụ : Xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện kế hoạch của ban tổ chức với các nội dung sau:

Xây dựng kịch bản, tổ chức thực hiện.

Lập kế hoạch, makét, trang trí tổng thể khu di tích.

Trang trí cờ, khẩu hiệu, lễ đài, cổng chào và không gian lễ hội.

Liên hệ, vận động một số doanh nghiệp, công ty, đơn vị sản xuất trong và ngoài tỉnh tài trợ lễ hội, thực hiện công tác xã hội hóa các hoạt động lễ hội.

Lập kế hoạch tuyên truyền giới thiệu lễ hội, chương trình tổ chức…trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài Tỉnh gồm: Đài phát thanh truyền hình tỉnh Hải Dương, Báo Hải Dương, Tạp chí văn hóa tỉnh; Báo, Đài truyền hình các tỉnh : Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội. - Lắp đặt hệ thống loa phát thanh tuyên truyền trong khu vực di tích.

Tổ chức các cuộc triển lãm giới thiệu về truyền thống lịch sử của dân tộc, thành tựu kinh tế – xã hội của Tỉnh.

Tổ chức hướng dẫn thuyết minh.

Tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao và các trò chơi dân gian phục vụ nhân dân về dự lễ hội.

Tuyên truyền phòng cháy chữa cháy, bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường.

Tiểu ban tài chính hậu cần gồm:

Trưởng tiểu ban: Đ/c Trưởng ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết thực hiện kế hoạch của Ban tổ chức lễ hội cới những nội dung sau:

Lập kế hoạch tài chính để phục vụ các nội dung của lễ hội.

Tổ chức đón tiếp khách TW, tỉnh bạn về tham dự lễ hội.

Tổ chức lực lượng tiếp nhận và quản lý tiền công đức và tiền trên các

ban thờ.

Tổ chức lực lượng thu phí và lệ phí tham quan.

Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ các lực lượng về tham gia tổ chức lễ hội và thanh toán tiêu chuẩn cho các lực lượng phục vụ lễ hội .

Thực hiện việc quản lý thu chi tài chính theo đúng quy định của Nhà nước.

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm:

Trưởng đoàn: Chánh thanh tra Sở VHTT & DL.

Nhiệm vụ của Đoàn thanh tra là

Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát mọi họat động trong khu vực lễ hội nhằm hướng dẫn nhắc nhở và xử lý theo thẩm quyền.

Tổ chức ký cam kết, kiểm tra các hộ làm dịch vụ hàng quán đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phảm, phòng chống dịch bệnh trong khu vực có lễ hội.

Quản lý và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan.

2.2.2.2 Công tác quản lý an ninh trật tự

Những năm qua, du lịch của tỉnh Hải Dương đã có sự phát triển nhanh, trở thành một trong những điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch, mang lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách, Sở Văn hóa và thể thao tỉnh Hải Dương đã chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành chức năng liên quan tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ khách đến tham gia lễ hội

Công tác truyền thông, tuyên truyền quảng bá cho lễ hội cũng được Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Hải Dương , phòng Văn hóa và Thông ti ,UBND xã Hưng Đạo tiến hành thường xuyên, nhất là trong mùa tổ chức lễ hội. Qua đó, lễ hội Cô Sơn Kiếp Bạc những năm gần đây đã được đổi mới, BQL lễ hội đã thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo cơ sở vật chất. Công tác quản lý an ninh trật tự được triển khai một cách nhanh chóng, mở rộng và nâng cấp các bãi đỗ xe, các phương tiện vận chuyển khách đảm bảo cả về chất

lượng và số lượng, giảm thiểu ùn tắc cục bộ trong ngày hội chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du khách

Chính quyền địa phương cùng Ban tổ chức lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc cũng tăng cường quản lý các hoạt động về du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá, giải quyết tình trạng bán hàng rong và chèo kéo du khách.

Văn hóa của du khách đến với lễ hội và ứng xử giao tiếp của những người tham gia lễ hội cũng có nhiều thay đổi tích cực. Ban quản lý lễ hội phối hợp với các sở ban ngành triển khai có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa du lịch, phục vụ khách tham quan tận tình và chu đáo, hướng tới tính chuyên nghiệp.

Việc thực hiện các nội quy, quy định về nếp sống văn minh luôn có sự kiểm tra, giám sát, do đó tình trạng người dân kinh doanh dịch vụ chèo kéo khách để bán hàng, xin tiền, xe ôm tùy tiện đưa khách vào trong khuôn viên lễ hội về cơ bản đã được chấn chỉnh và xử lý.

Ngoài ra, BQL phối hợp với an ninh của xã Hưng Đạo và an ninh huyện Tứ Kỳ thường xuyên kiểm tra, xử lý các đối tượng ăn xin tại lễ hội, xử lý nghiêm các trường hợp mê tín dị đoan, xem bói, cờ bạc trá hình, lưu hành văn hóa phẩm trái phép….Lực lượng an ninh cơ sở tại lễ hội triển khai phương án an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; tổ chức và ký cam kết với các hộ kinh doanh dịch vụ ở trên địa bàn thực hiện các nội dung “tự quản, dân phòng” và đảm bảo “ba an toàn” về an ninh trật tự.

Hơn nữa quản lý đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân nêu cao ý thức cảnh giác, tích cực tố giác, đấu tranh phòng, chống tội phạm, chủ động phòng ngừa các nguy cơ cháy, nổ và chấp hành tốt các quy định của pháp luật khi tham gia lễ hội… Tích cực phối hợp cùng các cơ quan chức năng trong việc tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời lập các bảng biểu nhằm đưa ra những

quy định hướng dẫn để nhân dân và du khách thực hiện theo.

Thanh tra ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với các cấp chính quyền địa phương thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định tổ chức hoạt động lễ hội về thời gian, địa điểm, chương trình, nội dung, kịch bản, thành phần ban tổ chức. Việc phân luồng giao thông được quan tâm và thực hiện tốt. Các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn về người và tài sản được triển khai hiệu quả. Việc quy hoạch không gian lễ hội cũng được quan tâm hơn.

Trước khi diễn ra lễ hội, Công an xã đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền huyện Tứ Kỳ , Công an thành phố Hải Dương xây dựng kế hoạch, lên các phương án, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ. Tại ngày hội, lực lượng công an đã tổ chức tuần tra, kiểm soát ở các điểm, khu vực, không để xảy ra vụ vi phạm pháp luật, đảm bảo người dân vui hội, du xuân an toàn.

2.2.2.3 Công tác quản lý dịch vụ, môi trường

Vì lễ hội thu hút rất đông lượt khách về tham dự nên công tác quản lý các hoạt động vệ sinh môi trường rất được chú trọng. Trước khi lễ hội diễn ra BTC đã yêu cầu người dân ở xung quanh vùng diễn ra lễ hội dọn dẹp vệ sinh, đường xá sao cho thông thoáng, sạch đẹp. Những nơi trong khuôn viên tổ chức lễ hội phải được trang trí sao cho phù hợp, đẹp mắt, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh không gian tổ chức lễ hội thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề đáng được lưu tâm. Các hàng quán được bày bán trong khuôn viên lễ hội phải đăng ký với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xét duyệt. Các đồ ăn, thức uống được bày bán cũng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cú nguồn gốc, xuất xứ rừ ràng.

Các địa điểm ăn uống như nhà hàng, quán cafe là nơi để du khách nghỉ ngơi trong suốt quá trình diễn ra lễ hội nên cũng phải tăng cường việc bảo

đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm khi phục vụ khách du lịch.

Bên cạnh đó lễ hội cũng là dịp để các nhà hàng đã bổ sung nhiều món ẩm thực mới, mang đậm chất vùng miền để giới thiệu đến với du khách nét văn hóa đặc sắc của địa phương nơi đây.

Để đảm bảo cho việc quản lý vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm được chặt chẽ thì BTC và BQL lễ hội cũng phải thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát ở trước, trong và sau lễ hội. Đồng thời có hình thức xử lý kịp thời đối với những trường hợp vi phạm.

BTC đã đề ra các nội quy, quy chế hướng dẫn du khách và nhân dân tham gia lễ hội, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ cần xả rác đúng nơi quy định, bố trí thùng đựng rác bằng nhựa để ở khu vực lễ hội, ngoài ra trong khu vực lễ hội còn treo biển cấm xả rác bừa bãi, và nhắc nhở người dân có ý thức bảo vệ môi trường. Để người dân tham gia lễ hội chú ý, BTC còn chuẩn bị bài tuyên truyền phát trên đài truyền thanh nhắc nhở cộng đồng luôn có ý thức về vệ sinh môi trường. Để đảm bảo tốt vệ sinh môi trường trong lễ hội, BTC và BCĐ lễ hội đã lên kế hoạch thành lập đội vệ sinh môi trường.

Đội vệ sinh có 60 người làm vệ sinh. Số lượng người được huy động từ công đồng dân cư tại xã Dưng Đạo và một số tổ dân phố lân cận để làm nhiệm vụ vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội. Đội có trách nhiệm liên hệ với các đơn vị phụ trách môi trường của huyện để chuẩn bị và đặt các thùng đựng rác thải trên các trục đường và khu vực chính tổ chức lễ hội. Toàn bộ rác thải sẽ được chuyển đi đúng nơi quy định trong và sau dịp lễ hội.

2.2.2.4. Công tác quản lý kinh tế trong hoạt động lễ hội

Căn cứ vào quyết định số 32/2016/QĐ - UBND về việc phê duyệt quy định điều chỉnh mức thu phí tham quan di tích Côn Sơn Kiếp Bạc. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 Ban QLDT điều chỉnh mức thu phí tham quan di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc như sau:

- Phí tham quan di tích Kiếp Bạc là: 15.000đ/người/lượt

- Phí tham quan di tích Côn Sơn là: 15.000đ/người/lượt.

- Đối với trẻ em mức thu bằng 50%

- Vé ô tô từ 24 chỗ trở lên: 15.000đ/người/ lượt - Vé ô tô từ 12 chỗ đến 23 chỗ: 12.000đ/người/lượt - Vé ô tô dưới 12 chỗ: 10.000đ/người/lượt

Số tiền thu được từ tiền công đức và thu phí tham quan di tích ở Đền Kiếp Bạc, Chùa Côn Sơn và Đền thờ Nguyễn Trãi dùng để chi cho lễ hội, chi an ninh trật tự, y tế, vệ sinh môi trường, tuyên truyền, hậu cần, chi sửa chữa, mua sắm vật tư điện, chi tiền công cho các nhà sư phục vụ nghi lễ. Chi tiền công, săng dầu của Công an Tỉnh, Huyện, xã. Chi cho các đoàn chèo, kịch phục vụ các nghi lễ, trang trí băng zôn, cờ, biển quảng cáo tại thành phố Hải Dương. Chi cho hoạt đông tuyên truyền quảng bá… Nguồn vốn xây dựng cơ bản do Bộ Văn hóa – thông tin và tỉnh Hải Dương cấp để tu sửa, trùng tu các hạng mục công trình đang bị xuống cấp và hư hỏng; xây dựng mới, mở rộng quy mô di tích.

Nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp do Sở tài chính và Sở Văn hóa thông tin cấp, để Ban quản lý thực hiện việc chi trả lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội …cho cán bộ công nhân viên, chi cho các hoạt động nghiệp vụ. Nguồn thu lệ phí vé tham quan: Ban quản lý chi vào các khoản như: Trích nộp ngân sách hai xã Cộng Hòa và Hưng Đạo; chi phục vụ nhu cầu hoạt động hai kỳ lễ hội truyền thống, chi trả lương hợp đồng, chi cho hoạt động nghiệp vụ và xây dựng, tôn tạo di tích, chi thường xuyên.

Hoàn chỉnh các ấn phẩm sách, tài liệu giới thiệu về di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, tổ chức kinh doanh sản phẩm văn hóa như sản phẩm lưu niệm của di tích, cho phép tư nhân đấu thầu khai thác các sản phẩm du lịch và văn hóa tại di tích như: mô hình di tích chạm khắc gỗ, đá, đồng… tập ảnh giới thiệu các di tích; chương trình quảng bá trên phim, in thành đĩa CD, VCD, để làm quà lưu niệm cho khách và phát hành ở trong và ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)