Những điểm hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 52)

7. Bố cục đề tài

2.3.2. Những điểm hạn chế

Bên cạnh những thành công đã đạt được những năm trước, lễ hội Côn Sơn- Kiếp Bạc vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục triệt để trong mùa lễ hội năm tới. Đó là trong khi tổ chức các nghi lễ, hiện tượng lộn xộn, tình trạng ô tô, xe khách không có chỗ để xe dẫn tới có những khu chông xe tự phát, bên ngoài khu vực tế lễ ồn ào làm giảm không khí linh thiêng, trang trọng cho lễ hội. Nội dung phần hội còn hạn chế, chưa được đầu tư công phu, bài bản, nên thiếu sinh động, kém hấp dẫn du khách.

Thứ nhất hiện tượng người dự hội vẫn còn mê tín dị đoan, tổ chức thuê khấn vái, xem bói, ... vẫn tồn tại ở cả hai khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Thứ hai dịch vụ hàng quán chưa được quy hoạch chưa chính xác, ảnh hưởng lớn đến cảnh quan di tích và chất lượng tổ chức các hoạt động lễ hội. Các hoạt động buôn bán, kinh doanh, chợ hội còn diễn ra tình trạng lấn chiếm vị trí, không ít âm thanh, ồn ào, tạp nham... từ các dịch vụ này phát ra mất đi ý nghĩa của lễ hội.

Thứ ba căn cứ vào quyết định số 32/2016/QĐUBND về việc phê duyệt quy định điều chỉnh mức thu phí tham quan di tích Côn Sơn Kiếp Bạc. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 Ban QLDT điều chỉnh mức thu phí tham quan di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc như sau:

- Phí tham quan di tích Kiếp Bạc là: 15.000đ/người/lượt - Phí tham quan di tích Côn Sơn là: 15.000đ/người/lượt.

Tuy nhiên trong khoảng thời gian tham gia khảo sát mức giá vé là 20.000đ/người/lượt, về vấn đề dịch vụ như vậy sẽ khiến du khách chưa có sự cập nhật về giá vé và không có sự thống nhất

Thứ ba tại các địa điểm trên cao như Bàn cờ tiên, Đền thờ Nguyễn Trãi, chùa Côn Sơn... trên đường lên địa điểm còn xuất hiện rất nhiều giấy rác, vỏ chai, vỏ bánh kẹo dù đã có những biển báo nhắc nhở không xả rác bừa bãi

Thứ tư do lượng khách khá đông và chủ yếu di chuyển bằng ô tô do đó ban tổ chức lễ hội cũng gặp rất nhiều bất cập trong việc phân luồng, sắp xếp chỗ để xe sao cho hợp lý, gọn gàng, tránh gây ùn tắc giao thông. Hơn nữa tình trạng du khách không có chỗ để xe dẫn tơi du khách phải tìm chỗ để xe bên ngoài với mức giá cao.

Thứ năm vào dịp lễ hội mùa Xuân cũng là thời điểm các đối tượng cờ bạc thường lợi dụng tâm lý tò mò, cả tin, cầu may và hám lợi của người dân để dụ dỗ cò mồi người đi lễ hội, tham quan di tích chơi xóc đĩa, đánh bài, đánh cờ thế, hoặc đánh bạc theo hình thức “tôm, cua, cá, bầu", thò lò, tung vòng trúng thưởng, v.v.. Các hình thứ đánh bạc ẩn sau bằng những hình thứ nhiều trò vui chơi có thưởng, “lì xì” đầu năm hay “tán lộc”, xua đuổi vận đen để đón năm mới

Thứ sáu Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc có quy mô rộng lớn, là lễ hội của cộng đồng dân cư vùng Đông Bắc của tổ quốc có sức thu hú rất lớn và thời gian diễn ra lễ hội khá dài ngày nên lợi nhuận dịch vụ lễ hội rất lớn, một số vốn đầu tư mua vàng mã, hương hoa, khi bán ra có thể thu lãi hàng chục, hàng trăm ngàn đồng.

Cuối cùng một phần nhỏ người dân tham gia lễ hội còn nhiều hạn chế bất cập dẫn đến thái độ hành vi ứng xử chưa văn hóa đối với lễ hội, tình trạng người dân bị mai một ký ức về lễ hội truyền thống đang là vấn đề trở ngại trong công tác xây dựng và phục dựng lễ hội. Một số bộ phận giới trẻ bây giờ không am hiểu hoặc hiểu không thấu đáo vốn văn hóa cổ và có một bộ phận

thanh niên lợi dụng lễ hội để mưu lợi cho cá nhân như cá cược, ăn tiền thông qua các trò chơi dân gian: chọi gà, vật, kéo co…làm cho mọi người hiểu sai về lễ hội.

Về phần lễ cũng có nhiều điểm đáng lưu ý: Lễ hội có từ lâu đời nhưng cho đến nay mới có Lễ khai hội mùa xuân trọng thể và đúng nội dung cần có, tuy còn phải hoàn thiện nhiều mặt. Tuy nhiên sau sư tổ còn rất nhiều thế hệ nhà sư chủ trì bản tự đã có công thừa kế và phát huy truyền thống như: Trần Nguyên Đán, Nguyễn Mai, Nguyễn Đăng Pháp…trong diễn văn nên nhắc đến các chư vị đó. Phải tiến hành nghi lễ như thế nào cho phù hợp với thời gian và lịch sử bản tự là vấn đề đặt ra cho ban tổ chức lễ hội.

*Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn tới những bất cập trên:

Nguyên nhân đầu tiên là do công tác quản lý còn rời rạc long lẻo chưa có sự nhất quán và chuyên môn chưa cao, những các nhân tham gia tổ chức lễ hội chưa thực sự nắm rõ về các văn bản chính sách hay điều luật được ban hành có liên quan đến lễ hội

Thứ hai là do có sự trông chờ ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm giữa các lực lượng tham gia lễ hội.

Thứ ba một số bộ phận giới trẻ bây giờ không am hiểu hoặc hiểu không thấu đáo vốn văn hóa cổ và có một bộ phận thanh niên lợi dụng lễ hội để mưu lợi cho cá nhân như cá cược, ăn tiền thông qua các trò chơi dân gian: chọi gà, vật, kéo co…làm cho mọi người hiểu sai về lễ hội.

Thứ tư vấn đề làm thế nào để việc bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành thói quen, nền nếp, ý thức tự giác của người dân là điều không hề đơn giản.

Thứ năm các văn bản về công tác tổ chức các lễ hội đã được ban hành nhưng nhiều người dân chưa nắm bắt được để thực hiện. Địa bàn di tích rộng, địa hình phức tạp rất khó khăn trong việc quản lý bảo vệ

TIỂU KẾT

Tóm lại trong Chương 2, tác giả đã tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc qua hai mùa xuân và mùa thu ở các phương diện chính sau: Chủ thể quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc trong đó có Sở Văn hóa và Thể thao và Du Lịch tỉnh Hải Dương, BQL khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tìm hiểu thực trạng công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc, các công tác quản lý kế hoạch, nội dung, an ninh, môi trường, và các hoạt động dịch vụ trong lễ hội, công tác quản lý di tích trước, trong và sau khi kết thúc lễ hội. Đồng thời từ đó, tác giả cũng đã đánh giá được một số điểm tích cực và hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân các hạn chế trong công tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc. Tất cả những vấn đề tác giả tìm hiểu là cơ sở và tiền đề để tác giả thực hiện triển khai các vấn đề ở Chương 3.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI 3.1. Giải pháp về nhân lực trong công tác quản lý lễ hội

3.1.1. Đào tạo, bổ sung và nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý

Mở rộng giao lưu học hỏi kinh nghiệm tổ chức lễ hội từ những mô hình tiêu biểu của các địa phương và vùng lân cận.

Cử cán bộ nghiên cứu dự 3 lớp tập huấn về công tác bảo tồn di tích, thuyết minh tuyên truyền do Bộ VHTT & DL và Sở VHTT & DL tổ chức.

Tổ chức cho cán bộ nhân viên đi tham quan học tập về kinh nghiệm quản lý di tích, nghiên cứu, thuyết minh tuyên truyền, tổ chức lễ hội…tại các tỉnh miền Trung và tại ban quản lý di tích Vịnh Hạ Long.

Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kiến thức cho cán bộ trong Ban quản lý di tích, người tham gia dịch vụ và phục vụ lễ hội. Đẩy mạnh các hình thức sinh hoạt chính trị, tư tưởng, hưởng ứng cuộc vận động “ học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”,phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ Đảng viên, quán triệt chủ trương tiết kiệm chống lãng phí trong tổ chức lễ hội.

Tăng cường công tác quản lý, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tổ chức lễ hội để những giá trị tốt đẹp, đậm nét bản sắc văn hóa của vùng đất Chí Linh, tỉnh Hải Dương được phát huy, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tổ chức đào tạo, tập huấn về pháp luật cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở trực tiếp trông nom, bảo vệ di tích.

3.1.2 Nâng cao ý thức và tinh thần tự giác, tự quản của người dân

Ý thức tham gia lễ hội của người dân và du khách thập phương cũng là một trong những yếu tố góp phần bảo vệ và làm nên thành công của lễ hội. Bên cạnh nỗ lực của Ban tổ chức lễ hội và các cơ quan chức năng, mỗi người dân đi lễ tự làm chủ và điều chỉnh hàng vi ứng xử của mình để có thể đảm bảo

được các vấn đề an toàn, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại lễ hội.Đặc biệt là nhân dân 3 xã Cộng Hòa, Hưng Đạo, Lê Lợi là thành phần không thể thiếu trong việc tham gia vào các hoạt động lễ hội.

Nhân dân tham gia : đóng góp trí tuệ, sức lực, vật lực tham gia lễ hội, chấp hành nghiêm chỉnh sự tổ chức điều hành của Ban tổ chức lễ hội, bố trí lực lượng đủ để thực hiện các kịch bản lễ hội, tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia công đức với tinh thần tự nguyện, phối hợp với UBND 3 xã Cộng Hòa, Hưng Đạo, Lê Lợi cùng lữ đoàn 490 tổ chức nhân dân tham gia lễ rước ở lễ hội mùa xuân và lễ hội mùa thu đạt hiệu quả cao.

Các tổ chức đoàn thể phối hợp với Đoàn thanh niên cần có biện pháp bảo vệ công trình, đường giao thông, đường vào di tích, nhất là đoạn đường thanh niên tự quản. Hành vi ứng xử và vốn hiểu biết văn hóa, di tích lịch sử của mỗi đoàn viên, thanh niên với lễ hội thể hiện trách nhiệm xã hội và góp phần làm nên thành công cho lễ hội.

Ban tổ chức lễ hội cũng khuyến khích sự tham gia đóng góp của nhân dân về vật chất cũng như những sáng tạo văn hóa văn nghệ quần chúng vào hoạt động lễ hội. Lồng ghép thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội vào các nội dung của cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ”, xây dựng gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa để đánh giá cán bộ, công chức và công nhận các danh hiệu thi đua.

Cần có sự kết hợp giữa Sở Văn hóa thông tin và Sở thương mại – du lịch xây dựng quy hoạch tổng thể về văn hóa du lịch các thiết chế giúp cho việc quản lý, tổ chức các hoạt động hợp nhất là dịch vụ và cơ sở vật chất tạo điều kiện phục vụ khách tham quan và dự lễ hội thuận lợi.

Đối với nguồn nhân lực tại chỗ tham gia vào các hoạt động nghi lễ và công tác tổ chức lễ hội cần phải tăng cường tuyên truyền, vận động giao trách

nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, khơi dậy lòng tự hào của người dân khi được tham gia phục vụ tại lễ hội, để họ tự chủ động, tự nguyện tham gia các nghi lễ, các hình thức diễn xướng dân gian với lòng tự hào của bản thân, gia đình và dòng họ. Theo đại diện ban tổ chức lễ hội cho biết: Việc lựa chọn nhân lực tham gia ở từng khâu trong tổ chức lễ hội phải có quy định cụ thể, chặt chẽ, có tiêu chuẩn rõ ràng để những ai được lựa chọn tham gia phục vụ lễ hội đều cảm thấy không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà là niềm vinh dự. Cần nêu cao vai trò, trách nhiệm, ý thức của nguồn nhân lực tham gia phục vụ lễ hội;

Đối với nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại lễ hội: cần tuyên truyền sâu rộng hơn kết hợp với kiểm tra, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động để họ hiểu rằng: việc tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ lễ hội không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình mà trên hết phải đảm bảo sự văn minh, lịch sự, an toàn cho du khách thụ hưởng các dịch vụ mình cung cấp, tạo cho du khách đến với lễ hội có được ấn tượng tốt đẹp về phong cách phục vụ chuyên nghiệp, văn minh theo nếp sống mới. Đối với nguồn nhân lực vãng lai: khi tham gia kinh doanh dịch vụ tại lễ hội cần ký cam kết nghiêm túc thực hiện các nội quy của lễ hội, có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo tồn, giữ gìn cảnh quan môi trường; với du khách tham dự hội cần có nhiều hình thức tuyên truyền với nội dung phong phú, đa dạng để người dự hội có ý thức hơn trong việc tham dự lễ hội, mỗi người đến lễ hội cần phải cư xử đúng mực, có tâm, có đạo đức, từ trang phục đến cách giao tiếp ứng xử phải có văn hóa, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, không chen lấn xô đẩy, chấp hành nghiêm sự hướng dẫn của BTC lễ hội như vậy sẽ góp phần xây dựng môi trường văn hóa tại lễ hội

3.2. Giải pháp về công tác tổ chức lễ hội

3.2.1 . Tăng cường công tác quản lý di tích nơi diễn ra lễ hội

Công tác quản lý di tích tại cơ sở cần:

danh mục quản lý tại di tích;

Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân, các Ban quản lý di tích cơ sở thực hiện việc bao sái, bài trí hiện vật, đồ thờ trang trí trong di tích bảo đảm an toàn cho hiện vật;

Chủ động kiểm tra hệ thống cửa, khóa và phối hợp chặt chẽ với lực lực lượng công an các xã, thị trấn trong công tác đảm bảo an toàn, phòng chống trộm cắp di vật, hiện vật, hòm công đức trong các di tích. Chỉ được tiếp nhận hiện vật, đồ thờ theo hướng dẫn, thẩm định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền;

Công tác phòng chống cháy nổ yêu cầu tất cả các di tích đều phải được bố trí phương tiện phòng chống cháy, nổ tại chỗ như bình bọt, bể nước cứu hỏa và tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi dễ thấy;

Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng hương, nến, kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị PCCC; bố trí thắp hương, hóa vàng ở vị trí hợp lý, an toàn. Chủ động phòng ngừa, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện để phòng cháy và chữa cháy và phát hiện, ứng cứu kịp thời khi cần thiết, đồng thời cần có sự phối hợp với các Đội Cảnh sát PCCC đóng trên địa bàn huyện đảm bảo an toàn PCCC cho các di tích.

Tại các di tích trên địa bàn phải đảm bảo quét dọn vệ sinh thường xuyên, bố trí nơi thu gom và vận chuyển rác thải đúng nơi quy định. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát công tác vệ sinh, đặc biệt bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ của địa phương.

Thường xuyên kiểm tra việc trùng tu, khôi phục, tôn tạo di tích để đảm bảo thực hiện đúng theo văn bản thỏa thuận và thiết kế phê duyệt; xử lý nghiêm đối với việc trùng tu, khôi phục, tôn tạo di tích vi phạm quy định của pháp luật. Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn việc trùng tu, khôi phục, tôn tạo di tích đảm bảo đúng quy định của pháp luật

3.2.2 Tuyên truyền về nội dung, giá trị của lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)