Công tác xã hội hóa trong việc bảo tồn phát huy giá trị di tích và

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 66 - 67)

7. Bố cục đề tài

3.3.1. Công tác xã hội hóa trong việc bảo tồn phát huy giá trị di tích và

và lễ hội

Trong quá trình hoạt động, từ kinh nghiệm thực tiễn, Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã làm tốt công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích và lễ hội. Đồng thời tiến hành nhiều biện pháp triển khai thực hiện công tác này nhằm tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân tham gia đóng góp xây dựng di tích và tổ chức lễ hội; xây dựng mối quan hệ mật thiết với các tổ chức xã hội, các đoàn lễ của nhân dân ở các địa phương trong và ngoài nước để vận động công đức... Vì thế nguồn kinh phí nhân dân đóng góp hàng năm không ngừng tăng. Từ năm 2004 đến nay, nhiều hạng mục công trình bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp đã hoàn thành như: Sân đá, tường bao nội tự đền Kiếp Bạc, dậu đá nhà Bạc đền Kiếp Bạc, sân Tiền đường chùa Côn Sơn, cải tạo tòa Tiền đường chùa Côn Sơn. Năm 2006, tôn tạo 2 dãy hành lang chùa Côn Sơn, khu tạo soạn đền Kiếp Bạc... với hàng chục tỷ đồng.

Công tác xã hội hóa trong việc tổ chức lễ hội được thực hiện có hiệu quả nhờ việc vận động quần chúng nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh tham gia đóng góp nhân, vật lực để thực hành và chuyển giao lễ hội - lễ hội của dân và do dân thực hiện.

Trong những năm qua, Ban quản lý di tích phối hợp với chính quyền và các đoàn thể của các xã, phường sở tại xây dựng nhiều văn bản quy phạm, quy chế trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích trên một số lĩnh vực: Tổ chức lễ hội, quản lý đất đai, xử lý vi phạm xâm hại di tích; đảm bảo an ninh, xử lý các vụ gây mất trật tự và các tệ nạn xã hội trong khu vực di tích; sắp xếp tổ chức các hoạt động dịch vụ, tổ chức trông giữ phương tiện giao thông của du khách...

Ban quản lý di tích cùng Ủy ban nhân dân các xã, phường sở tại tổ chức cho đoàn thanh niên, công đoàn kết nghĩa, tuyên truyền và phát động các phong trào thi đua bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa tại di tích; tổ chức giao lưu, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao với các nhà trường đoàn thể của địa phương. Ban cũng đã tích cực tham gia và đóng góp vật chất tinh thần cho các hoạt động đoàn thể, xã hội ở địa phương (quỹ khuyến học, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ từ thiện, tặng quà các gia đình thương binh liệt sĩ, xây nhà văn hóa...)

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)