Các chủ thể tham gia quản lý lễ hội

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 38 - 40)

7. Bố cục đề tài

2.2.1Các chủ thể tham gia quản lý lễ hội

2.2.1.1 Sở Văn Hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh Hải Dương

Sở VHTT&DL thuộc UBND tỉnh Hải Dương là chủ thể quản lý trực tiếp lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc. Mỗi năm khi lễ hội diễn ra Sở VHTT&DL thuộc UBND tỉnh Hải Dương sẽ thành lập một ban quản lý lễ hội trong đó có các thành viên ban quản lí di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc và 1 số cán bộ từ Phòng Quản lí di sản văn hóa thuộc UBND tỉnh Hải Dương kết hợp với cán bộ ở chính quyền địa phương tham gia vào ban quan lý lễ hội

Trong đó Phòng Quản lý di sản trực thuộc Sở VHTT&DL thuộc UBND tỉnh Hải Dương có nhiệm kiểm kê và quản lý các di tích di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương, quản lý hoạt động bảo tồn, trùng tu các di sản văn hóa. Tham mưu cho UBND tỉnh về công tác phát huy giá trị di sản, đưa di sản vào phục vụ du lịch và phát triển kinh tế của địa phương, quảng bá hình ảnh các di tích, di sản. Lập hồ sơ di sản để xếp hạng các di tích di sản.

2.2.1.2 Ban quản lý di tích Côn Sơn Kiếp Bạc các nghi lễ

Theo đó Ban quản lý di tích Côn Sơn Kiếp Bạc được thành lập từ ngày 22/02/1994 do UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định số 153/QĐ – UB thành lập Ban quản lý khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc trực thuộc Sở Văn hóa thông tin (nay là Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Năm 2007, Ban quản lý di tích Côn Sơn Kiếp Bạc được nâng cấp là đơn vị cấp 2 trực thuộc Sở. Từ khi thành lập Ban quản lý di tích đã đạt được nhiều kết quả tốt, năm 2014 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng 3

Ngày 9/4/2007, UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định số 415/QĐ – UBND, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Ban quản lý di tích như sau:

Xây dựng, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, về bảo tồn, phát triển các khu di tích và hoạt động của Ban quản lý di tích trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt

Tổ chức bảo vệ, quản lý, bảo tồn, quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu giá trị văn hóa của các di tích được giao quan lý theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.

Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm hội thảo, tọa đàm, tuyên truyền phát huy giá trị tinh thần của di tích được giao quản lý

Tổ chức các hoạt động dịch tại khu di tích được giao quản lý theo quy định của nhà nước và tỉnh

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo cáo đột xuất về hoạt động của Ban với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, UBND thành phố Chí Linh và các cơ quan có liên quan theo quy định;

Quản lý về tổ chức cán bộ, viên chức, lao động, tài chính, tài sản, của Ban theo quy định của Nhà nước và phân cấp của tỉnh

Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, UBND thành phố Chí Linh giao;

2.2.1.3 Cộng đồng dân cư

Trong quá trình diễn ra lễ hội, cộng đồng cư dân đóng vai trò quan trọng trong công tác hợp tác tổ chức với lãnh đạo cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội và các đoàn thể ; các CLB nghệ thuật quần chúng (như: tốp ca văn nghệ, tốp ca nam nữ quan họ; đội kéo co, đội vât; đội cờ tướng...) có đóng góp to lớn trong việc tổ chức lễ cũng như hội trong quá trình lễ hội diễn ra, góp phần làm sinh động cũng như thể hiện những giá trị văn hóa và giá trị truyền thống của lễ hội. Ngoài ra, các doanh nghiệp, cơ sở tín ngưỡng cũng đóng vai trò quan trọng, kết hợp với BTC, BQL lễ hội thực hiện tổ chức và quản lý lễ hội.

gia phối hợp và hỗ trợ công tác đưa đón đại biểu. Cộng đồng cư dân còn tham gia vào quá trình thực hiện nghi thức dân dương, hành lễ. Để đảm bảo lễ hội được diễn ra thành công và trang trọng thì đây là thành phần tham gia không thể thiếu.

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 38 - 40)