Giá trị kinh tế của lễ hội

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 36 - 38)

7. Bố cục đề tài

2.1.3Giá trị kinh tế của lễ hội

Gần đây, người ta nói nhiều đến vấn đề "du lịch văn hóa sử dụng lễ hội". Với ngành du lịch, lễ hội dân gian là một sản phẩm văn hóa đặc biệt. Các giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội ẩn chứa trong các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, lễ vật dâng cúng. Và lễ hội còn có giá trị cân bằng đời sống tâm linh. Trong cuộc sống, con người luôn mong muốn đạt được những điều may mắn tốt đẹp, những giá trị cao cả, lễ hội là môi trường để thể hiện những mơ ước ấy.

Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc với những giá trị nêu ở trên đã đáp ứng nguyện vọng của con người và xã hội. Vì vậy, "du lịch lễ hội" là nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân.

Chí Linh vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ khí thiêng đất trời, gắn liền với những danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc bậc nhất lịch sử, nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và lễ hội cổ truyền. Hệ thống giao thông thuận tiện đi lại, có thể tổ chức các tuyến du lịch vào những ngày nghỉ cuối tuần hay các dịp lễ, tết.

"Du lịch lễ hội" đang được nhiều người, nhiều quốc gia quan tâm, vì thế lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã mang trong nó giá trị kinh tế đặc biệt. Có thể thấy rằng, lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, và nếu các giá trị đó được khai thác một cách hợp lí thì không những sẽ đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần cho đông đảo quần chúng mà còn đem lại giá trị về mặt kinh tế cho địa phương.

Đến với lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, du khách được chiêm ngưỡng những di tích cùng phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, kỳ vỹ, hấp dẫn, lịch sử oai hùng, hào khí, trường tồn, được đắm mình trong không khí ngày hội và ở đây họ cũng rất cần được đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống thường ngày như ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí...Các dịch vụ phục vụ khách du lịch chắc chắn sẽ đem lại thu nhập cho địa phương. Ngoài ra có thể kết hợp du lịch lễ hội với các dịch vụ tham quan những vùng lân cận. Lúc này, các địa phương có điều kiện để phát huy thế mạnh của mình của mình, sản xuất và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của địa phương …làm quà lưu niệm cho du khách.

Như vậy, có thể thấy rằng, lễ hội cũng chính là một tiềm năng cho phát triển kinh tế ngành du lịch, hay nói cách khác, lễ hội có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, khi phát triển du lịch cũng cần đề phòng xu hướng chạy theo lợi nhuận mà ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ văn hóa, bảo vệ di tích danh thắng, phong

tục tập quán tốt đẹp và niềm tin tâm linh thiêng liêng.

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 36 - 38)