Quản lý dự án các công trình do cấp xã làm chủ đầu tư trên địa bàn huyện Thanh Ba

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn do cấp xã quản lý, áp dụng cho các xã thuộc huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 127)

Quản lý dự án các công trình do cấp xã quản lý trên địa bàn huyện Thanh Ba nói riêng và cấp xã nói chung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều theo hệ thống quy định pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản do Chính Phủ quy định.

Được thực hiện trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và các bộ chủ quản theo chuyên ngành..

Tại địa bàn huyện Thanh Ba tỉnh Phú thọ các dự án đầu tư được thực hiện trên cơ sở cơ quan quyết định đầu tư là UBND huyện Thanh Ba. Các dự án đầu tư có quy mô dưới 5 tỷ đồng được UBND tỉnh quy định tại quyết định số: 2358/QĐ-UBND ngày 01/5/2005 của UBND tỉnh Phú Thọ về phân cấp quyết định đầu tư cho cấp huyện, Thành phố, Thị xã;

Theo phân cấp quy định của Chính phủ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp; Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. [5]

Hiện tại UBND tỉnh Phú Thọ chưa có quy định phân cấp quyết định đầu tư cho UBND các xã trong tỉnh.Vì vậy, các xã chỉ quản lý xây dựng công trình do cấp trên giao cho làm chủ đầu tư. Trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu các công trình do các xã quản lý đầu tư, thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư. Nằm trong phạm vi các văn bản pháp lý hướng dẫn đầu

tư xây dựng cơ bản nói chung và Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, Thị trấn.

1.15. Ý nghĩa, vai trò, mục tiêu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

1.15.1. Ý Nghĩa

Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Quản lý dự án đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra) bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội và tổ chức - kỹ thuật cùng các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nói chung và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng.

Để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển, vấn đề quan trọng là quản lý vốn đầu tư. Quản lý vốn đầu tư phát triển là quá trình quản lý các chi phí đầu tư để đạt được mục tiêu đầu tư. Các chi phí đó bao gồm chi phí khảo sát, quy hoạch, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí mua sắm thiết bị xây lắp và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán được duyệt.

Quản lý đầu tư ở tầm vĩ mô là quản lý các dự án đầu tư. Quá trình hình thành và vận hành dự án qua ba giai đoạn là: chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư và vận hành khai thác dự án. Mỗi giai đoạn gồm nhiều bước công việc khác nhau được tiến hành một cách liên tục. Quá trình quản lý đầu tư theo các dự án cũng là quá trình quản lý trong từng bước, từng giai đoạn của nó.

Vốn đầu tư phát triển được quản lý theo yêu cầu, nguyên tắc, mục đích

và trình tự, thủ tục như sau:

- Đầu tư phải có hiệu quả đảm bảo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ theo định hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Bảo đảm dự án được thực hiện theo đúng quy hoạch, phương án kiến trúc thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt, bảo đảm chất lượng và thời gian xây dựng với chi phí hợp lý.

- Chỉ đầu tư cho dự án đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội và đủ thủ tục xây dựng cơ bản. Thực hiện đầu tư tập trung, dứt điểm, ngăn chặn lãng phí thất thoát trong hoạt động đầu tư và xây dựng.

- Các nguồn vốn đầu tư phát triển phải được đầu tư theo dự án, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải quản lý công khai, có kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.

- Phải chấp hành nghiêm túc trình tự thủ tục về đầu tư xây dựng do Nhà nước quy định. Việc giải ngân vốn đầu tư phải đảm bảo các hồ sơ, tài liệu pháp lý theo quy định, thực hiện cấp vốn đúng kế hoạch đúng nguồn vốn, đúng mục đích, trực tiếp cho người thụ hưởng và theo mức độ hoàn thành công việc.

1.15.2. Vai trò của quản lý dự án đầu tư

Dự án đầu tư từ ngân sách Nhà nước là bộ phận cấu thành trong toàn bộ vốn đầu tư toàn phát triển, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn đầu từ ngân sách nhà nước, quản lý dự án đầu tư có vai trò quan trọng đặc biệt trong chiến lược đầu tư phát triển, thể hiện trên các mặt sau:

- Hoàn thành được chiến lược đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà nước trực tiếp tác động đến quá trình kinh tế, xã hội, điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Bằng việc cung cấp những dịch vụ công cộng

như hạ tầng kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng … mà các thành phần kinh tế khác không muốn, không thể hoặc không được đầu tư; Các dự án đầu tư từ ngân sách Nhà nước được triển khai ở các vị trí quan trọng then chốt nhất nhằm đảm bảo cho nền kinh tế xã hội phát triển ổn định.

- Đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước là công cụ để Nhà nước chủ động điều chỉnh tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế:

Về mặt cầu: Đầu tư phát triển trong đó có đầu tư từ ngân sách Nhà nước sẽ tạo ra khả năng kích cầu tiêu dùng trong sản xuất, thúc đẩy lưu thông, tạo công ăn việc làm, thu nhập.

Về mặt cung: Khi các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, năng lực mới của nền kinh tế tăng lên tác động làm tăng tổng cung trong dài hạn, kéo theo tăng sản lượng tiềm năng, giá cả sản phẩm giảm.

- Đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước là công cụ để Nhà nước chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ:

Thông qua đầu tư các Chương trình dự án ở vùng sâu vùng xa về giao thông, y tế, giáo dục … giúp cho các vùng này có điều kiện giao thông thuận lợi, nhân dân được giáo dục nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ tạo điều kiện phát triển vùng.

Thông qua các dự án đầu tư phát triển của mình Nhà nước có thể điều chỉnh giúp ngành nghề này phát triển, hạn chế ngành nghề khác không có lợi.

- Đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và cho toàn nền kinh tế phát triển. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước được coi là vốn mồi để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển. Chẳng hạn có đường giao thông thuận lợi thì thị trường hàng hoá có điều kiện phát triển, cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển sẽ tạo khả năng to lớn để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá giáo dục, y tế, du lịch …

- Đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước có vai trò mở đường cho sự phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ

của nhân dân.

Do các dự án đầu tư vào những lĩnh vực trên thường rất tốn kém, độ rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn thấp nên Nhà nước thường phải đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước như: các dự án đầu tư cho phòng thí nghiệm trọng điểm, các trạm, trại nghiên cứu giống mới, các trường đại học, các bệnh viện, các trung tâm y tế dự phòng. Có đầu tư của Nhà nước sẽ cung cấp các dịch vụ công tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế xã hội.

1.15.3. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư + Trên giác độ quản lý vĩ mô

Mục tiêu chung của quản lý dự án đầu tư cần phải đạt là:

- Đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của quốc gia. Đối với nước ta, đó là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

- Huy động tối đa và sử dụng với hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tận dụng và khai thác tốt các tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và các tiềm năng khác, bảo vệ môi trường sinh thái, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai thác các kết quả đầu tư.

- Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng công trình theo quy hoạch kiến trúc được duyệt, đảm bảo sự bền vững và mỹ quan, áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời gian xây dựng với chi phí hợp lý.

- Mục tiêu của quản lý đầu tư suy cho cùng là nhằm đạt được hiệu quả

kinh tế tài chính cao nhất với chi phí vốn đầu tư thấp nhất trong một thời gian nhất định trên cơ sở đạt được các mục tiêu của từng giai đoạn của từng dự án đầu tư.

Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, mục tiêu chủ yếu của quản lý là đảm bảo chất lượng và mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu, dự đoán, tính toán.

Đối với giai đoạn thực hiện đầu tư, mục tiêu chủ yếu của quản lý là đảm bảo tiến độ, chất lượng với chi phí thấp nhất.

Đối với giai đoạn vận hành, các kết quả đầu tư là nhanh chóng thu hồi đủ vốn đã bỏ ra và có lãi đối với các công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, hoặc đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất với chi phí thấp nhất đối với các hoạt động đầu tư khác.

+ Phạm vi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước

Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước có hạn, nhà nước chỉ đầu tư vào những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư, không có khả năng đầu tư hoặc không được phép đầu tư. Do đó phạm vi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tập trung chủ yếu vào các dự án thuộc loại sau:

- Dự án có quy mô lớn mà các thành phần kinh tế khác khó có khả năng đáp ứng. Các công trình loại này thường là các công trình lớn có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng, miền, địa phương hoặc ngành kinh tế.

- Dự án có khả năng thu hồi vốn thấp. Các dự án này do khả năng thu hồi vốn thấp nên không hấp dẫn các thành phần kinh tế khác đầu tư vào trong khi công trình lại có ý nghĩa kinh tế xã hội quan trọng nên nhà nước phải sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng.

- Dự án mà các thành phần kinh tế khác không được phép đầu tư. Loại này thường là các công trình thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, các công

trình có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội của nhân dân.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn từ đây trở đi, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu quản lý dự án đầu tư ngân sách nhà nước các công trình do UBND các xã thuộc huyện Thanh Ba làm chủ đầu tư. Trên quan điểm nhà nước và các nội dung quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Ba; Việc quản lý tốt các dự án đầu tư do các xã quản lý là một vấn đề nan giải. Từ các tồn tại sau khi nghiên cứu luận văn rút ra các lĩnh vực cụ thể cần được quan tâm hướng dẫn các xã, nơi thiếu thốn về nguồn lực nghiêm trọng về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Kết luận chương 1.

Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế, của các cấp, các ngành và của nhà đầu tư, là một đòi hỏi khách quan của sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là một biện pháp tích cực nhất để giải quyết đúng đắn mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng kinh tế ở tốc độ cao, bền vững với khả năng tích luỹ có hạn của các nền kinh tế nói chung, của đất nước ta nói riêng.

Quản lý các dự án đầu tư phải quản lý xuyên suốt từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư đưa dự án vào vận hành khai thác, mỗi giai đoạn gồm nhiều bước công việc khác nhau được tiến hành một cách liên tục.

Hiệu quả dự án đầu tư được đánh giá theo quan điểm của các nhà đầu tư, theo quan điểm của nhà nước và theo quan điểm quản lý dự án. Theo quan điểm quản lý dự án, dự án đầu tư xây dựng hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu: Hoàn thành đúng thời gian quy định; đạt được chất lượng và thành quả mong muốn ; tiết kiệm các nguồn lực, chi phí đầu tư trong phạm vi cho phép.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng gồm:

Điều kiện tự nhiên khu vực dự án đầu tư, khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư, công tác xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và đặc biệt là công tác quản lý dự án của các chủ đầu tư.

Từ những lý thuyết chung về quản lý dự án, các văn bản pháp quy của các cấp quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Từ đó cho thấy mô hình quản lý dự án tại địa phương. Các vấn đề bất hợp lý cần được bổ sung để phù hợp cho công tác quản lý dự án sẽ được đề cập và đề xuất phương pháp giải .

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DO UBND CÁC XÃ

THUỘC HUYỆN THANH BA TỈNH PHÚ THỌ LÀM CHỦ ĐẦU TƯ 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ.

2.1.1. Yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên + Vị trí địa lý, địa hình;

Thanh Ba là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Phú Thọ.

Phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa phía Bắc- Đông bắc giáp huyện Đoan hùng ; Phía đông giáp huyện Phù Ninh ; Phía Tây- Tây Nam giáp huyện Cẩm Khê ; Phía Nam giáp huyện Tam Nông và Phía Đông - Đông nam giáp Thị xã Phú Thọ. Trung tâm huyện Thị là Thị trấn Thanh Ba cách thành phố Việt trì khoảng 40km về phía Tây Bắc.

Địa hình huyện Thanh Ba có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống tây Nam theo hướng ra Sông Hồng, chủ yếu núi thấp và gò đồi. Xét theo các góc độ tính chất địa hình, Thanh Ba được chia thành 3 tiểu vùng chính: Vùng đồng bằng, vùng ven sông và vùng gò đồi sen kẽ ruộng dộc. Đặc điểm địa hình này cho phép Thanh Ba có thể xây dựng cơ cấu nông nghiệp đa dạng kể cả trồng trọt và chăn nuôi cũng như khả năng phát triển các ngành công nghiệp chế biến. Tuy vậy với địa hình của một huyện miền núi, địa bàn bị chia cắt nhiều bởi núi và đồi, cũng gây bất lợi cho việc phát triển giao thông nhỏ, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn do cấp xã quản lý, áp dụng cho các xã thuộc huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)