CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.3. Tổng quan phương pháp tưới, kỹ thuật tưới cho cây trồng cạn
1.3.2. Kỹ thuật tưới phun mưa
Kỹ thuật tưới phun mưa là kỹ thuật cung cấp nước cho cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo bằng các thiết bị phun mưa, đặc điểm của kỹ thuật tưới này là lưu lượng vòi phun q ≥ 250l/h.
D
a a a a
Bê
Rãnh tiêu nước l Giải tưới
I I
a
Mặt cắt I - I
Hình 1. 3: Sơ đồ tưới dải
Rãnh phân phối nước
Rãnh tiêu nước Dải tưới
1.3.2.1. Cấu tạo
Sơ đồ cấu tạo hệ thống tưới phun mưa ở hình 1.4
Hệ thống tưới phun mưa thông thường gồm các bộ phận cơ bản sau:
- Tổ máy bơm và động cơ có tác dụng lấy nước từ nguồn nước cấp cho hệ thống phun mưa dưới dạng áp lực.
- Hệ thống ống dẫn chịu áp lực các cấp khác nhau như: Đường ống chính, đường ống nhánh, đường ống tưới (trên đó đặt các vòi phun mưa), có nhiệm vụ dẫn, cấp nước áp lực cho các vòi phun làm việc.
- Vòi phun mưa, có nhiệm vụ lấy và biến nước áp lực thành dạng phun mưa để cung cấp cho cây trồng.
- Các thiết bị phụ như thiết bị lọc nước, thùng – tăng kết hợp bón phân hoá học và thuốc trừ sâu khi tưới nước, các giá đỡ vòi phun, các gioăng cao su chống rò rỉ nước, nối chạc ba, van đóng mở, các chân chống đường ống.
1.3.2.2. Ưu, nhược điểm 1. Ưu điểm
1
2 3
5 4
6
7 8
1. Nguồn nước tưới 2. Máy bơm và động cơ 3. Đường ống chính 4. Van nước 5. Đường ống nhánh 6. Đường ống tưới phun 7. Vị trí vòi phun 8. Diện tích được phun tưới
Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo chung một hệ thống phun mưa
- Tiết kiệm nước do chỉ bị bốc hơi trong quá trình phun mưa, nước còn tổn thất do vận chuyển không đáng kể, hệ số sử dụng nước cao tới 85% ÷ 90% (tưới rãnh chỉ đạt 50% ÷ 70%).
- Tưới phun mưa thoả mãn cao nhu cầu sinh lý nước của cây trồng. Cả lớp đất mà bộ rễ hoạt động và bề mặt là cây đều được tưới, nên còn có tác dụng điều hoà tiểu khí hậu (chống nóng, chống lạnh cho cây trồng).
- Tưới phun mưa thích ứng với mọi điều kiện địa hình vì dẫn nước tưới áp lực, không gây xói mòn trôi màu, không phá vỡ cấu tượng của đất, không làm dập nát cây trồng.
- Năng suất lao động tưới nước cao vì toàn bộ quá trình tưới được cơ giới hoá, tự động hoá, còn kết hợp nâng cao năng suất các khâu canh tác nông nghiệp khác như bón phân hoá học, thuốc trừ sâu... ). Năng suất tưới có thể tăng gấp hàng chục lần so với tưới mặt .
- Giảm được diện tích chiếm đất của kênh mương và công trình tưới. Diện tích chiếm đất do tưới mặt là 12% ÷ 15%, còn tưới phun không đáng kể vì toàn bộ hệ thống dẫn nước có thể được đặt ngầm dưới đất hoặc có thể tháo, lắp vận chuyển được.
2. Nhược điểm
- Kỹ thuật tưới hơi phức tạp đòi hỏi phải có trình độ nhất định để sử dụng.
- Chất lượng tưới phun mưa (sự phân bố không đều hạt mưa trên diện tích tưới) bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết (tốc độ gió hướng gió). Nếu tốc độ gió lớn hơn 6 m/s có thể phải tạm ngừng tưới.
- Các vòi phun có thể bị tắc nghẽn khi trong nước có nhiều tạp chất.
1.3.2.3. Phạm vi áp dụng
- Nguồn nước: Ở những nơi nguồn nước khan hiếm, khó khăn, kỹ thuật phun mưa sử dụng được mọi loại nguồn nước nhất là các nguồn nước tương đối trong sạch như nước ngầm, nước từ hồ chứa, bể chứa...
- Đất đai: Phun mưa phù hợp với mọi loại đất đai đặc biệt là với đất thấm nhiều, tổn thất nước do thấm lớn, các vùng đất làm kênh mương tưới mặt gặp khó khăn do mực nước lên xuống thất thường như các vùng bãi sông.
- Địa hình: Kỹ thuật phun mưa phù hợp với mọi loại địa hình, phát huy tác dụng cao tại những vùng canh tác có địa hình dốc, tiểu địa hình phức tạp (vùng đồi núi, trung du...).
- Năng lượng, thiết bị: Những vùng có điều kiện thuận lợi về cung cấp năng lượng và thiết bị sẽ tạo điều kiện tốt ứng dụng kỹ thuật phun mưa.
- Cây trồng phù hợp: Phun mưa phù hợp với mọi loại cây trồng, nhất là các cây trồng cạn, nên ưu tiên áp dụng cho các vùng cây trồng có giá trị kinh tế cao (để rút ngắn thời gian hoàn vốn đầu tư) như cà phê, chè, lạc, cam, các loại hoa, các loại rau ...