Quy hoạch bố trí hệ thống tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tưới thích hợp cho vùng sản xuất rau an toàn xã võng xuyên, huyện phúc thọ - thành phố hà nội (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Xây dựng mô hình tưới thích hợp cho vùng sản xuất rau an toàn

3.3.1. Quy hoạch bố trí hệ thống tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt

- Lựa chọn khu sản xuất có diện tích khoảng 16,048 ha trên tổng số 70 ha đất trồng rau an toàn của xó Vừng Xuyờn, được phõn làm hai phõn khu. Vị trớ vựng sản xuất RAT và hai phân khu thể hiện trên hình 3.1.

+ Phân khu 1 có diện tích 9,216 ha bố trí hệ thống tưới phun mưa cho cây cải bắp, có kích thước 384x240m.

+ Phân khu 2 có diện tích 6,832 ha bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cà chua và khoai tây. Trong đó diện tích tưới cho mỗi loại cây là 3,416 ha, kích thước 140x244m.

- Khu sản xuất có những điều kiện thuận lợi như:

+ Có diện tích canh tác tập trung thuộc một đơn vị hành chính thống nhất. Địa hình, vị trí thuận lợi, tưới tiêu chủ động, giao thông, năng lượng có nhiều ưu thế: địa hình bằng phẳng, tiêu thoát nước thuận lợi, gần các trục đường như đường 418, đường liên thôn, liên xã, gần đường điện hạ thế.

+ Vùng canh tác rau nằm trong vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, thuộc vùng quy hoạch phát triển rau an toàn của thành phố. Không bị ô nhiễm bởi các nguồn thải.

+ Đất đai thổ nhưỡng có lý hóa tính chất phù hợp với sự phát triển của cây rau, thường xuyên được bón phân, độ phì của đất được duy trì, không bị thoái hoá. Đồng ruộng không bị ô nhiễm bởi nguồn nước và các chất thải.

+ Đủ nguồn nước tưới. Khi nguồn nước được khai thác phù hợp sẽ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, không bị ô nhiễm do sản xuất hay bởi các nguyên nhân khách quan.

Hình 3.1: Vị trí vùng sản xuất RAT và khu vực bố trí hệ thống tưới phun mưa và hệ thống tưới nhỏ giọt

3.3.1.2. Lựa chọn nguồn nước và công trình đầu mối lấy nước

Hiện tại nguồn nước cấp cho khu tưới là nguồn nước mặt của hồ Vừng Ngoại, cụng trỡnh đầu mối cấp nước là trạm bơm Vừng Xuyờn, nước được cấp cho khu tưới bằng hệ thống kờnh hở. Hồ Vừng Ngoại được tiếp nước từ sụng Hồng qua kờnh N1 của hệ thống tưới Phù Sa. Việc tiếp nước từ sông Hồng vào đã thực hiện nhưng về mùa kiệt cao trình mức nước thấp (dưới +3,5m) lại ở rất xa vùng sản xuất vì thế việc lấy nước là rất bất cập hơn nữa kênh dẫn nước là kênh hở nên nước tưới không bảo đảm cả về lượng cũng như về chất do dễ bị ô nhiễm trên đường dẫn vào. Mặt khác trạm Phù Sa là trạm bơm tưới cho lúa, công suất lớn (mỗi máy 1.080m3/h), lịch cấp nước theo thời vụ, ngắt quãng. Các nguồn nước mặt khác đều có chất lượng kém do ảnh hưởng ô nhiễm bởi sinh hoạt và sản xuất không thích hợp cho việc sản xuất rau an toàn. Nhìn chung nguồn cấp nước qua hệ thống kênh mương hở không thích hợp cho vùng rau an toàn do kênh chiếm quá nhiều diện tích lại phải tưới thủ công hoặc bơm chuyền 2 cấp hơn nữa kênh hở dễ bị hoà trộn với các nguồn nước thải chưa kiểm soátđược nên chất lượng hạn chế. Dù nguồn nước mặt nào được sử dụng cũng cần có trạm bơm để hoạt động.

Nước ngầm trong khu vực có trữ lượng dồi dào, chất lượng tốt, chỉ cần xử lý lắng là có thể sử dụng được. Khai thác nước ngầm để tưới sẽ đảm bảo kiểm soát được chất lượng và chủ động trong cung cấp nước. Nguồn nước chủ động, chất lượng được kiểm soát tốt là điều kiện quan trọng để sản xuất rau an toàn quy mô lớn, theo phương thức hàng hóa.

Trên cơ sở phân tích trên chọn nguồn nước cung cấp cho vùng sản xuất là nước ngầm và công trình đầu mối lấy nước là trạm bơm nước ngầm.

3.3.1.3. Bố trí cụm công trình và thiết bị đầu mối

Sơ đồ bố trí cụm công trình và thiết bị đầu mối ở hình 3.2 1. Bố trí máy bơm và động cơ

Bao gồm 01 máy bơm chìm, bơm nước từ giếng khai thác nước ngầm lên bể lọc; 01 máy bơm đẩy, bơm nước từ bể chứa cung cấp nước tưới cho phân khu 1; 01 máy bơm đẩy, bơm nước từ bể chứa cung cấp nước tưới cho phân khu 2.

Vị trí máy bơm được đặt gần trạm biến áp, tiện giao thông dễ sửa chữa, tháo lắp.

Hình 3.2: Sơ đồ bố trí cụm công trình và thiết bị đầu mối 2. Bố trí bể lọc nước và bể chứa nước sau lọc

Để đảm bảo chất lượng nước tưới cần phải làm bể lọc để lọc nước, bể lọc được bố trí vị trí máy bơm nước ngầm.

1. Bơm chìm 5. Trạm bơm đẩy

2. Bể lọc 6. Thiết bị đầu mối

3. Đường ống dẫn nước 7. Đường ống chính tưới nhỏ giọt từ bể lọc sang bể chứa 8. Đường ống chính tưới phun mưa 4. Bể chứa

Để có thể chủ động trong việc cung cấp nước, ta xây dựng một bể chứa nước lọc cung cấp nước chung cho cả hai phân khu. Căn cứ vào mức tưới thiết kế và diện tích tưới thiết kế của các loại cây trồng để xác định dung tích bể chứa.

3. Bộ phận hoà phân hoá học và thuốc trừ sâu

Thường được chế tạo sẵn, dùng để gắn vào hệ thống đường ống phục vụ việc bón phân và thuốc trừ sâu.

4. Đồng hồ đo áp lực 5. Đồng hồ đo nước 6. Van tổng

3.3.1.4. Bố trí hệ thống đường ống

Hệ thống đường ống của hai phân khu gồm 4 cấp:

- Đường ống chính: là ống nhựa PVC, vì đường ống này cố định nên ta đặt sâu xuống dưới mặt đất từ 30 ÷ 50 cm, đầu đường ống có van điều chỉnh. Đường ống chính dẫn nước từ trạm bơm để phân phối nước một phía cho các ống nhánh, ống chính bố trí chạy dọc theo đường biên phía Bắc khu tưới (giáp với đường liên thôn Vừng Ngoại – Bảo Lộc).

- Đường ống nhánh cấp 1: là ống nhựa PVC, đặt sâu xuống dưới mặt đất từ 30

÷ 50 cm, đầu đường ống có van điều chỉnh.

- Đường ống nhánh cấp 2: là ống nhựa PVC, đặt sâu xuống dưới mặt đất từ 30

÷ 50 cm, đầu đường ống có van điều chỉnh.

- Đường ống tưới (đường ống nhánh cấp cuối cùng): Đối với hệ thống tưới phun mưa thì đường ống tưới là ống nhựa PVC, đối với hệ thống tưới nhỏ giọt thì đường ống tưới là dây tưới nhỏ giọt, ống tưới bố trí về một phía của ống nhánh cấp 2 và thẳng góc với ống nhánh cấp 2.

3.3.2. Thiết kế hệ thống tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tưới thích hợp cho vùng sản xuất rau an toàn xã võng xuyên, huyện phúc thọ - thành phố hà nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)