CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở và đối tượng nghiờn cứu vựng rau an toàn xó Vừng Xuyờn, Phỳc Thọ, thành phố Hà Nội
2.1.1. Cơ sở nghiên cứu
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiờn xó Vừng Xuyờn, huyện Phỳc Thọ, thành phố Hà Nội
Hỡnh 2.1: Bản đồ xó Vừng Xuyờn, huyện Phỳc Thọ, Thành phố Hà Nội
Xó Vừng Xuyờn nằm ở phớa Bắc huyện Phỳc Thọ, cú tọa độ địa lý là 21008’ Vĩ độ Bắc, 105033’Kinh độ Đông;
- Phía Bắc giáp với xã Cẩm Đình, xã Xuân Phú của huyện Phúc Thọ.
- Phía Đông giáp với xã Long Xuyên của huyện Phúc Thọ..
- Phía Nam giáp với thị trấn Phúc Thọ, xã Phúc Hòa của huyện Phúc Thọ..
- Phía Tây giáp với xã Phương Độ, xã Sen Chiểu và xã Thọ Lộc của huyện Phúc Thọ.
Xó cú tổng diện tớch tự nhiờn là 737,1 ha gồm cỏc thụn: Phỳc Trạch, Vừng Nội, Vừng Ngoại, Nghĩa Lộ, Lục Xuõn, Bảo Lộc. Vựng sản xuất rau an toàn cú diện
tớch 70 ha chủ yếu trờn cỏc cỏnh đồng của cỏc thụn Vừng Nội, Vừng Ngoại, Lục Xuân.
Xã nằm trên các đường tuyến đường giao thông huyết mạch, tạo điều kiện thuân lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
2. Đặc điểm địa hình địa mạo
Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình từ +9,2m đến +10,7m.
Trong khu vực còn có rất nhiều vùng trũng là các đầm, hồ, ao, mương, ngòi nằm xen kẽ với các khu vực bằng phẳng, nhất là ở những vùng gần giáp ranh với các xã Xuân Phú, Long Xuyên, Phúc Hòa, Thị trấn Phúc Thọ, Thọ Lộc, Sen Chiểu, Phương Độ.
Khu vực được quy hoạch trồng rau an toàn có địa hình khá bằng phẳng, mang đặc trưng của địa hình đồng ruộng trồng lúa nước với nhiều ô thửa được phân chia bởi các bờ ngăn, thùng đấu, mương tưới tiêu.
3. Tình hình khí tượng thủy văn a. Tình hình khí tượng
Bảng 2.1: Trị số bình quân nhiều năm các yếu tố khí tượng trạm Sơn Tây Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt độ
(0C) 16,9 18,2 20,4 24,1 27,0 29,0 29,0 28,5 27,5 25,2 21,6 18,3 Độ ẩm
(%) 83,1 85,7 89,2 89,6 84,8 82,0 84,7 86,6 84,1 82,2 80,0 81,2 Số giờ nắng
(giờ/ngày) 2,41 1,80 1,77 3,13 6,08 5,66 6,45 5,74 6,10 5,39 4,57 3,84 Tốc độ gió
(m/s) 1,75 2,1 2,15 2,2 1,95 1,81 1,92 1,58 1,62 1,53 1,51 1,23 Với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Khu vực quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nền nhiệt độ cao, khu vực có độ ẩm và lượng mưa khá lớn.
Đặc điểm rừ nột của khớ hậu vựng nghiờn cứu là sự thay đổi và khỏc biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng V tới tháng IX kèm theo mưa nhiều,
nhiệt độ trung bình 28,10C. Mùa lạnh kéo dài từ tháng XI tới tháng III năm sau với nền nhiệt độ thấp, trung bình 18,60C.
Nhiệt độ không khí:
Chế độ nhiệt tương đối đồng nhất, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,1 ÷ 24,6 0C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 290C (tháng VI, VII), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,90C (tháng I). Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối quan trắc được vào tháng I năm 2004 là 0,90C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối quan trắc được vào tháng VI năm 1998 là 40,70C.
Độ ẩm không khí:
Độ ẩm khá cao, trung bình nhiều năm đạt 85%. Hai tháng đầu mùa đông (tháng XI, XII) là tháng khô nhất, độ ẩm vào khoảng 80%. Các tháng có độ ẩm lớn nhất là III, tháng IV với độ ẩm đến 89%. Độ ẩm trung bình trên các tháng đều vượt trên 80%, bình quân 80 ÷ 89%. Những ngày mùa đông khô hanh, độ ẩm có thể giảm dưới 25%. Trong những ngày mưa phùn độ ẩm không khí có thể tăng lên đến trên 90%.
Lượng bốc hơi hàng năm:
Bốc hơi hàng năm khá lớn, bình quân đạt 856mm. Các tháng V, VI, VII là các tháng có lượng bốc hơi cao nhất, bình quân đạt 70 ÷ 80mm. Các tháng II, III có lượng bốc hơi thấp nhất bình quân 50 ÷ 60mm.
Gió bão: Tốc độ gió không lớn, bình quân khoảng 1,6 ÷ 1,8m/s. Hướng gió thịnh hành về mùa hạ là Đông Nam, về mùa đông là Đông Bắc. Bão thường xảy ra vào tháng VII đến tháng IX, trong giông bão có gió mạnh đến cấp 10. Một năm có khoảng 3 ÷ 4 cơn bão ảnh hưởng đến khu vực và thường gây ra mưa to, úng ngập trên diện rộng.
Chế độ bức xạ:
Số giờ nắng cả năm trên 1.700 giờ. Mỗi tháng mùa hạ có số giờ nắng từ 170 ÷ 230 giờ. Tháng I đến tháng III có số giờ nắng ít nhất vào khoảng 40 ÷ 50 giờ.
Tình hình mưa và phân bố mưa hàng năm:
Mùa mưa từ tháng V đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
Mưa phân bố không đều trong năm. Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm tỷ lệ 84,3% tổng lượng nước mưa cả năm, tổng lượng mưa trong mùa khô chiếm tỷ lệ 15,7% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VII chiếm 19,4% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng XII chiếm 1,3%
lượng mưa cả năm. Trung bình có 114 ngày mưa/năm. Lượng mưa bình quân nhiều năm Xbq = 1598,3 mm.
Bảng 2.2: Phân bố mưa trong năm tại trạm Sơn Tây
Đơn vị: mm Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Trung bình 21,0 24,1 51,1 80,6 218,0 269,8 310,3 248,7 164,5 135,4 53,6 21,1
Lớn nhất 60,5 87,7 164,9 282,0 470,5 479,8 593,7 509,8 349,2 400,2 234,2 114,7 Nhỏ nhất 0,0 3,3 5,7 14,2 65,9 83,1 110,0 23,1 39,7 1,4 1,0 0,0 Nhận xét:
Đặc điểm khí hậu có một số thuận lợi đối với việc sử dụng đất nông nghiệp.
Tổng tích ôn cao trên 8000oC cho phép làm được 3 vụ trong năm, cho phép đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi. Mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để gieo trồng các giống cây trồng có nguồn gốc ôn đới, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Chính vì thế vùng này đã đạt được hệ số sử dụng đất cao trong những năm qua. Tuy nhiên, khí hậu cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất. Mùa đông có thời kỳ nhiệt độ xuống thấp đòi hỏi sản xuất rau xanh phải đặc biệt chú ý tới việc tránh rét, giữ ấm để cây sinh trưởng tốt.
b. Tình hình thuỷ văn:
Trong phạm vi xó Vừng Xuyờn khụng cú con sụng nào chảy qua mà chủ yếu là hệ thống mương tưới tiêu do các trạm bơm lấy nước sông Hồng vào. Nhìn chung hệ thống kênh mương và sông tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thoát nước nhưng khó khăn trong việc cấp nước. Trong mùa kiệt từ tháng XII đến tháng IV lượng mưa trong lưu vực rất nhỏ không đáng kể nhất là từ cuối tháng XII đến tháng
III, nên trong thời gian này mực nước sông xuống rất thấp dòng chảy hầu như cạn kiệt không đủ lượng nước để cấp cho sản xuất.
4. Tình hình nguồn nước a. Nguồn nước
- Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu là nước trong hệ thống mương tưới, nước cũng tích trữ trong các ao, hồ, đầm. Nước mặt có quan hệ thủy văn với tầng chứa nước ngầm nông.
- Nước ngầm:Nằm tại độ sâu từ 4,0m đến 4,80m trong tầng cát hạt nhỏ.
b. Chất lượng và trữ lượng nguồn nước tưới cho vùng RAT
- Nước mặt: Toàn bộ hệ thống kênh tưới nước cho vùng rau đều lấy nước từ nguồn nước mặt của hồ Vừng Ngoại với lượng trữ được vào khoảng 93.000m3. Hồ Vừng Ngoại được tiếp nước từ sụng Hồng qua kờnh N1 của trạm bơm Phự Sa. Theo kết quả lấy mẫu đỏnh giỏ nguồn nước tại vị trớ trạm bơm Vừng Xuyờn cho thấy nguồn nước cú màu phự sa rừ nột; trong hồ trữ được pha loóng nước khụng cú màu đen, không có mùi hôi, thể hiện nước không bị ô nhiễm các chất hữu cơ. Chất rắn lơ lửng (sự sa lắng) ở mức <50mg/l đảm bảo đạt tiêu chuẩn nước tưới cho nông nghiệp. Nước có độ pH từ 6,9 ÷ 7,1 đều đạt các tiêu chuẩn theo QCVN08-2008/BTNMT. Nước có độ dẫn điện không lớn, từ 0,18 ÷ 0,19ms/cm, chứng tỏ mức độ hoà tan của các ion trong nước nhỏ. Độ mặn của các mẫu thí nghiệm đều nhỏ, ở dưới mức độ cho phép.
Hàm lượng sắt yêu cầu ở dưới mức 1,5mg/l; các trị số phân tích các mẫu nước ở đây đều nhỏ hơn trị số cho phép nêu trên. Hàm lượng các anion và cation chính (Al3+; Cl- ; Na+ ; Ca2+; Mg2+; SO42...) là những thành phần có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể con người, nếu tồn dư nhiều trong rau, quả và thực phẩm sẽ gây các bênh về xương, ung thư... Các mẫu khảo sát đều có giá trị nhỏ hơn trị số cho phép rất nhiều.
Các chỉ tiêu về hàm lượng các hợp chất hữu cơ như lượng ô xi hoà tan (DO);
nhu cầu ôxi sinh hoá (BOD); nhu cầu ôxi hoá học (COD)... Lượng ôxi hoà tan của các mẫu đều đảm bảo tiêu chuẩn cho sử dụng đối với nước sinh hoạt là >4mgO2 /l.
Tuy nhiên trị số này có thể sai khác một chút theo thời gian đo trong ngày. Đối với trị số của các hợp chất hữu cơ như nitrit (NO2-),nitrat ( NO3- ), ôxít phôt pho (P2O5);
amôni (NH4+ ). Trong các mẫu phân tích hàm lượng các trị số trên đều đạt tiêu chuẩn về nước sinh hoạt.
Các đặc trưng về ô nhiễm kim loại nặng như cadimi (Cd), Mangan (Mn), Thuỷ ngân (Hg), Arsen (As),... Qua phân tích các mẫu trên trong thời gian khảo sát, các trị số hàm lượng kim loại nặng đều nhỏ hơn trị số cho phép nhiều lần.
Các đặc trưng về ô nhiễm vi sinh: Các trị số phân tích về chỉ tiêu Coliforms và E.coli của các mẫu thí nghiệm đều nhỏ hơn trị số cho phép rất nhiều.
Như vậy với cỏc kết quả phõn tớch về chất lượng nước ở vị trớ trạm bơm Vừng Xuyên, tuy còn ở mức độ sơ bộ nhưng với những số liệu phân tích trên cho thấy nước tại đây không bị ô nhiễm có thể khai thác để tưới và cấp nguồn trực tiếp cho sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên, những tác nhân có thể gây ra ô nhiễm như nước thải sinh hoạt, vùng mặt nước lân cận có chăn nuôi thuỷ sản, gia cầm, gia súc... cần được cách ly vị trí lấy nguồn nước khi xây dựng công trình.
- Nguồn nước tiêu nội tại: là nước mưa, nước tích thuỷ vùng trũng, nước thải vào các kênh tiêu. Các nguồn này không dùng cho tưới RAT cả về lượng và chất.
Trong vùng hệ thống tiêu và tưới độc lập nhau vì thế việc cách ly nước thải sinh hoạt nói chung được bảo đảm, không gây ảnh hưởng đến nguồn nước tưới.
- Nước ngầm: Theo kết quả bơm nước thí nghiệm tại khu vực, lưu lượng khai thức nước ngầm đạt 22,6 m3/h. Chất lượng nước ngầm tại vị trí dự kiến khai thác được lấy mẫu thí nghiệm ở các vị trí lân cận và nước giếng khoan của dân với các chỉ tiêu chính phụ lục 1
Kết quả phân tích cho thấy nước ngầm thuộc loại nước nhạt, mềm, thuộc loại trung tính pH = 7,38. Nước có loại hình hoá học bicarbonat calci. Hàm lượng NO2- ; NO3-; NH4+. Các kim loại nặng được phân tích qua các mẫu vi lượng. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các nguyên tố đều có hàm lượng dưới giới hạn cho phép với theo các tiêu chuẩn sử dụng cho cây trồng. Riêng hàm lượng sắt vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
4. Tình hình thổ nhưỡng
Trong khu vực nghiên cứu, đất đai chủ yếu thuộc loại đất á sét trung bình đến nặng, nguồn gốc feralit trên nền phù sa cổ, hình thành do hoạt động của hệ thống sông Đáy, sông Tích và sông Hồng. Độ dày tầng canh tác từ 25 ÷ 35 cm, màu mỡ, rất thích hợp cho canh tác rau quả các loại. Các đặc trưng cơ lý của đất được thể hiện ở bảng 2.3
Bảng 2.3: Các đặc trưng cơ lý của đất ở khu vực nghiên cứu
Tầng đất (cm) 0 ÷ 40
Dung trọng đất (g/cm3) 1,20
Tỉ trọng đất (g/cm3) 2,50
Độ xốp đất (%) 46
Độ ẩm đồng ruộng (%TLĐKK) 26 ÷ 34
Độ ẩm cây héo (%TLĐKK) 12 ÷ 18
Độ ẩm đồng ruộng (%V) 31,2÷40,8
Độ ẩm cây héo (%V) 14,4 ÷ 21,6
(Nguồn: Tài liệu Phòng nông nghiệp huyện Phúc Thọ năm 2008)
2.1.1.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển nông