CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Xây dựng mô hình tưới thích hợp cho vùng sản xuất rau an toàn
3.3.3. Quản lý vận hành
3.3.3.1. Tổ chức thực hiện tưới
Để đạt hiệu quả cao khi tưới thì khâu chuẩn bị là quan trọng, chuẩn bị trước khi tưới có nhiều vấn đề, ở đây chỉ nêu những điểm chính đó là chuẩn bị về nhân lực, về phương tiện máy móc và nguồn nước.
a. Kiểm tra trước khi vận hành tưới - Đối với máy bơm gồm:
Kiểm tra dầu bôi trơn máy có sạch không
Kiểm tra các bu lông có xiết chặt không
Đóng van phía ống ra của bơm ly tâm để giảm điện năng khi khởi động - Đối với động cơ điện gồm:
Kiểm tra điện trở giữa các cụm vòng cuộn
Kiểm tra điện nguồn có khớp với điện thế và tần suất
Kiểm tra dây tiếp địa của động cơ có chắc chắn không b. Chuẩn bị nhân lực điều hành tưới phun
Trước khi vào vụ tưới phải thành lập được các tổ, đội tưới cho từng khu vực và tổ chức phụ trách từng hệ thống. Trong đó gồm 1 thợ máy điều khiển máy bơm, động cơ và điều khiển chung, còn lại vài công nhân làm việc tháo lắp, vận chuyển đường ống tưới và thiết bị, theo dừi và điều chỉnh quỏ trỡnh tưới ở mặt ruộng.
Thành phần của các tổ, các đội tưới không nên thay đổi qua các năm. Trước khi bước vào vụ tưới nên tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi bồi dưỡng về kỹ thuật tưới để nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân phục vụ tưới.
c. Chuẩn bị máy móc và phương tiện
Chuẩn bị máy móc bao gồm có việc kiểm tra lại toàn bộ hệ thống tưới từ động cơ, máy bơm, các thiết bị điều khiển hệ thống, đường ống, vòi phun, đường ống nhỏ giọt và các thiết bị phụ kiện. Bộ phận nào hư hỏng phải sửa chữa và thay thế. Dựa
vào sơ đồ bố trí để chuẩn bị đủ số lượng đường ống các loại và các thiết bị, vòi phun mưa, đường ống nhỏ giọt cho đầy đủ.
Cần chuẩn bị, dự trữ đầy đủ thiết bị, phụ tùng thay thế, nhất là những bộ phận hay hư hỏng để khắc phục nhanh chóng những hư hỏng của hệ thống phun mưa, nhỏ giọt trong quá trình làm việc.
Chuẩn bị trước cả phương tiện vận chuyển máy và thiết bị từ kho ra vị trí tưới và phương tiện vận chuyển đường ống thiết bị trong quá trình tưới.
Trong những khu tưới kém an ninh về tài sản, cần phải tổ chức công tác trông coi, canh phòng máy móc, thiết bị cho chặt chẽ.
d. Chuẩn bị nguồn nước
Nguồn nước tưới phải luôn đảm bảo đầy đủ lưu lượng và trữ lượng cung cấp cho máy trong cả ngày, cả vụ tưới.
Làm bể hút cho máy bơm, bể hút phải đủ sâu (độ cao dâng nước) đủ rộng và không có rác rưởi, cỏ, bùn, cát để đảm bỏ chất lượng nước tốt, cần kiểm tra theo dừi xem mức nước tại bể hỳt cú đạt yờu cầu khụng.
Chuẩn bị về kế hoạch tưới trước khi tưới, tổ công nhân tưới phải nhận được bản kế hoạch tưới cụ thể đã được phê duyệt cùng các định mức giao khoán về tưới của cơ sở sản xuất (định mức khoán về năng suất, chất lượng tưới nước, về tiêu hao nhiên liệu...).
2. Tổ chức, kiểm soát quá trình tưới - Trình tự tưới:
Để nâng cao năng suất của hệ thống tưới và để triệt tiêu được thời gian máy ngừng hoạt động do vận chuyển lắp ráp đường ống không kịp thời, khi vị trí thứ nhất các vòi phun đang tưới thì phải vận chuyển lắp ráp đường ống thiết bị cho vị trí thứ hai. Để khi vị trí thứ nhất tưới xong, thì vị trí thứ hai các vòi phun có thể hoạt động được ngay không để thời gian chết. Trình tự tưới luân phiên và liên tục theo kiểu cuốn chiếu. Trình tự tưới là từ xa đến gần (kể từ tổ máy).
Muốn việc vận chuyển, tháo lắp đường ống, thiết bị được nhanh chóng, phải tháo trình tự từ xa về gần, và lắp theo trình tự từ gần đến xa.
- Bố trí nhân lực và tháo lắp vận chuyển
Để tránh hiện tượng nước va làm hư hỏng đường ống thiết bị trong quá trình làm việc, khi đóng mở khoá van phải từ từ chia làm các đợt và khi đóng ngắt máy bơm làm việc cũng phải thực hiện từ từ.
Đường ống và thiết bị tháo tới đâu cần vận chuyển tới đó để tránh bị mất mát, hoặc bỏ quên. Trong quá trình vận chuyển đường ống, thiết bị phải được bảo vệ, không để va đập vào cây làm rơi... nhất là đường ống dễ bị bẹp, cong...
Việc chuyển đường ống có thể dùng xe ôtô, xe bò, xe cải tiến, và cử người mang vác tuỳ theo quãng đường vận chuyển xa hay gần và tuỳ thuộc vào phương tiện giao thông
- Công nhân vận hành
Nhiệm vụ của công nhân máy bơm là vận hành trông coi, quản lý máy bơm và động cơ, bảo đảm cho máy làm việc an toàn. Ngoài ra công nhân bơm còn phải xử lý kịp thời các hư hỏng thông thường của hệ thống. Vì thế công nhân bơm phải được đào tạo có trình độ chuyên môn về cơ khí và hiểu biết về kỹ thuật tưới hiện đại. Công nhân bơm nên giữ vai trò của tổ trưởng chỉ huy tổ chức tưới thực hiện đúng kế hoạch tưới đề ra.
Các công nhân giúp việc khác trong tổ tưới có nhiệm vụ vận chuyển, lắp ráp theo dừi quỏ trỡnh tưới, và xử lý cỏc hư hỏng thụng thường trờn hệ thống đường ống, vòi phun mưa.
- Tổ chức quản lý
Lập kế hoạch tưới: Trước khi vào vụ tưới phải xác định chế độ tưới nước cho từng loại cây trồng khác nhau để thành lập lịch tưới chính xác. Trong quá trình tưới phải triệt để tuân theo các kế hoạch tưới, định mức tưới đề ra và có hiệu chỉnh kịp thời khi cần thiết.
Thành lập các đội, các tổ tưới: Các cơ sở sản xuất phải thành lập được các đội, các tổ tưới có đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ. Giao nhiệm vụ cho họ toàn diện bằng cách khoán giao định mức xăng, dầu, máy móc, diện tích tưới, chất lượng tưới cho từng tổ tưới. Các tổ các đội tưới phải được chuyên môn hoá. Để động viên
sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm của công nhân tưới cũng nên nghiên cứu chế độ khoán định mức thù lao hợp lý và nên trả lương cho công nhân theo sản phẩm (có nghĩa là theo diện tích tưới) và phải có biện pháp kiểm tra thật chính xác.
Cần thực hiện đầy đủ các quy định về bảo dưỡng máy như: Bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy bơm và động cơ trong quá trình tưới và ngoài vụ tưới (trước hay sau), bảo dưỡng tốt các thiết bị, vòi phun và các loại đường ống ở thời gian trước, trong và sau vụ tưới.
Trong quá trình vận hành, quản lý, mỗi máy, mỗi hệ thống phun mưa cần có sổ nhật ký công tác riêng và phải được ghi chép thường xuyên, đầy đủ về mọi chi tiết hoạt động của máy (hay hệ thống).
- Quản lý vận hành thiết bị lọc nước
Thiết bị lọc nước phải được thường xuyên rửa sạch; vì nếu bị bẩn sẽ làm cho các hạt bùn cát dễ chui qua đưa vào đường ống, gây tắc ống và các vòi tưới.
Đối với thiết bị lọc qua lớp cát sỏi thì sử dụng phương pháp thau rửa ngược.
Tuy nhiên, cần lưu ý là tốc độ dòng chảy ngược chiều phải điều chỉnh thích hợp đủ để rửa trôi các chất bẩn bám trong lớp cát sỏi mà không kéo cát đi.
- Cuối cùng điều kiện quan trọng và bao quát hơn cả trong công tác quản lý, khai thác hệ thống, máy móc phun mưa là: Cần thiết lập, xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật thực hành và quy trình sử dụng hợp lý, cho từng loại máy, hệ thống phun mưa và nhỏ giọt riêng, được sử dụng trong điều kiện, hoàn cảnh nước ta. Và triệt để tuân theo những quy định ghi trong các tài liệu quy trình, hướng dẫn kỹ thuật đó, có như vậy thì các kỹ thuật tưới mới phát huy cao độ hiệu quả sử dụng tốt của máy.
- Bảo quản máy móc thiết bị trong thời gian ngừng tưới
Trong thời gian ngừng tưới từ vài tuần trở lên, nhất là trong mùa mưa có yêu cầu tưới ít, cần chú ý khâu bảo quản, bảo dưỡng máy móc thiết bị để tránh mất mát, hư hại, cụ thể:
+ Với các thiết bị quan trọng, dễ tháo lắp như các vòi phun mưa, đường ống nhỏ giọt, các đường ống di động nổi trên mặt đất và phụ từng trên đó, các thiết bị
quan trắc không đặt cố định (về khí tượng, độ ẩm đất...) thì phải tháo ra, vệ sinh lau chùi, bôi dầu mỡ hay hoá chất bảo quản, thau rửa các vòi phun mưa, rồi sắp xếp thứ tự theo phân loại chức năng, thể loại, sau đó đưa vào kho an toàn để cất giữ bảo quản...
+ Với các thiết bị được xây lắp cố định trên khu tưới như máy bơm và động cơ, các đường ống được đặt chìm dưới mặt đất, cùng thiết bị khác thì phải được vệ sinh thau rửa, gia cố cho an toàn, sau đó được kiểm tra an toàn thường xuyên, định kỳ.
3.3.3.2. Kiểm soỏt, theo dừi và điều khiển quỏ trỡnh tưới