Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tưới thích hợp cho vùng sản xuất rau an toàn xã võng xuyên, huyện phúc thọ - thành phố hà nội (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở và đối tượng nghiờn cứu vựng rau an toàn xó Vừng Xuyờn, Phỳc Thọ, thành phố Hà Nội

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu 3 nhóm rau: nhóm rau ăn bắp và ăn chồi (lá), nhóm rau ăn củ và nhóm rau ăn quả.

2.1.2.1. Nhóm rau ăn bắp và ăn chồi (lá)

Chọn cây đại diện là cây cải bắp. Cải bắp được trồng khá phổ biến trên thế giới và trong nước. Cải bắp là cây ưa khí hậu ẩm, lạnh với nhiệt độ trung bình từ 15

÷ 220C. Cải bắp là một trong những cây rau đại diện cho các cây vụ Đông Xuân ở đồng bằng sông Hồng.

- Thời vụ gieo trồng của cây cải bắp, có 3 vụ:[1]

+ Vụ sớm: gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng cuối tháng 8 đầu tháng 9, thu hoạch tháng 11, 12.

+ Vụ chính: gieo tháng 9 đến tháng 10, trồng giữa tháng 10 đến hết tháng 11, thu hoạch tháng 1 đến tháng 2 năm sau.

+ Vụ muộn: gieo tháng 11, trồng giữa tháng 12, thu hoạch tháng 2 đến tháng 3 năm sau.

- Đặc điểm sinh trưởng của cây cải bắp:

Cải bắp là cây trồng hàng năm có tổng thời gian sinh trưởng khoảng 100 ngày và được chia thành 4 thời kỳ sinh trưởng như sau:[10]

+ Thời kỳ cây con: Thời kỳ này bắt đầu từ mọc mầm đến khi cây con đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuất. Thời gian của thời kỳ này khoảng 20 ngày.

+ Thời kỳ hồi xanh – trải lá: Thời kỳ cây cải bắp cần đủ nước để phục hồi và tăng trưởng về số lượng lá và đường kính tán cây. Thời gian của thời kỳ này khoảng 35 ngày.

+ Thời kỳ cuốn: Thời kỳ này cây cải bắp đã có sinh khối khá lớn nên yêu cầu về nước và chất dinh dưỡng nhiều. Thời gian của thời kỳ này khoảng 30 ngày.

+ Thời kỳ chín: Cây cải bắp ngừng tăng trưởng về trọng lượng, nhưng vẫn tích lũy các chất dinh dưỡng vào bắp. Thời gian của thời kỳ này khoảng 15 ngày.

- Các biện pháp canh tác: Làm đất, bón phân, luân canh, mật độ, khoảng cách trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh của từng nhóm rau theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2.1.2.2. Nhóm rau ăn củ[1]

Chọn cây đại diện là cây khoai tây. Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao vì vậy, khoai tây là cây lương thực chủ yếu của nhiều nước trên thế giới.

Ở nước ta, khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Thời vụ trồng khoai tây, có 3 vụ:

+ Vụ sớm: trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 12.

+ Vụ chính: trồng vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, thu hoạch vào cuối tháng 1, đầu tháng 2.

+ Vụ Xuân: trồng vào tháng 12, thu hoạch vào đầu tháng 3.

- Đặc điểm sinh trưởng của cây khoai tây:[10]

Dựa vào đặc tính sinh lý nước của khoai tây chia ra 4 thời kỳ sinh trưởng, phát triển và tổng thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày:

+ Thời kỳ nảy mầm – cây con: Thời gian của thời kỳ này khoảng 15 ngày.

+ Thời kỳ hình thành tia củ (thân ngầm): Thời gian của thời kỳ này khoảng 20 ngày.

+ Thời kỳ tia củ phát triển và củ phình to (thân lá phát triển): Thời gian của thời kỳ này khoảng 35 ngày.

+ Thời kỳ chín (thân lá ngừng phát triển): Thời gian của thời kỳ này khoảng 20 ngày.

- Các biện pháp canh tác: Làm đất, bón phân, luân canh, mật độ, khoảng cách trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh của từng nhóm rau theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2.1.2.3. Nhóm rau ăn quả [1]

Chọn cây đại diện là cây cà chua. Cà chua là một loại rau phổ biến nhất ở nhiều nước chiếm vị trí thứ 2 sau khoai tây, là cây mùa ấm, được trồng ở mọi nơi, trong mọi quy mô miền núi, đồng bằng … trồng ở diện tích sản xuất lớn, trồng trong vườn gia đình … do tính thích ứng cao của nó. Quả cà chua là nguyên liệu chính trong công nghiệp chế biến thực phẩm ở các dạng thực phẩm khác nhau, vì nó có giá trị dinh dưỡng rất cao và có giá trị chữa bệnh trong y học.

- Thời vụ trồng cà chua, có 4 vụ:

+ Vụ sớm: gieo tháng 7, 8 thu hoạch vào cuối tháng 10 đến tháng 12.

+ Vụ chính: gieo từ giữa tháng 9 đến tháng 10, thu hoạch từ cuối tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

+ Vụ muộn: gieo từ tháng 11 đến tháng 12, thu hoạch tháng 2 đến tháng 4 năm sau.

+ Vụ xuân hè: gieo hạt tháng 1 đến tháng 2, thu hoạch tháng 5 đến tháng 6 - Đặc điểm sinh trưởng của cây cà chua:[10]

Cà chua là cây sinh trưởng vô hạn, trong cùng một thời gian cà chua vừa sinh trưởng dinh dưỡng (sinh trưởng thân, cành, lá) vừa sinh trưởng sinh thực (ra hoa, làm quả) nên yêu cầu về nước nhiều. Chu kỳ sinh trưởng của cây cà chua là 110 ngày được chia thành 4 thời kỳ sinh trưởng:

+ Thời kỳ cây con: Thời kỳ này kể từ khi trồng cây con đến khi cây phục hồi xanh. Thời gian của thời kỳ này khoảng 10 ngày.

+ Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Thời kỳ này tính từ khi cây con bắt đầu sinh trưởng thân lá đến bắt đầu ra nụ. Thời gian của thời kỳ này khoảng 30 ngày.

+ Thời kỳ bắt đầu ra hoa, tạo quả: Thời kỳ này cây cà chua thực hiện hai nhiệm vụ song song đó là sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Thời gian của thời kỳ này khoảng 35 ngày.

+ Thời kỳ chín đến bắt đầu thu hoạch. Thời gian của thời kỳ này khoảng 35 ngày.

- Các biện pháp canh tác: Làm đất, bón phân, luân canh, mật độ, khoảng cách trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh của từng nhóm rau theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tưới thích hợp cho vùng sản xuất rau an toàn xã võng xuyên, huyện phúc thọ - thành phố hà nội (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)