Hiện trạng vùng sản xuất rau

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tưới thích hợp cho vùng sản xuất rau an toàn xã võng xuyên, huyện phúc thọ - thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở và đối tượng nghiờn cứu vựng rau an toàn xó Vừng Xuyờn, Phỳc Thọ, thành phố Hà Nội

2.1.1. Cơ sở nghiên cứu

2.1.1.3. Hiện trạng vùng sản xuất rau

Hệ thống kênh tưới, tiêu chính phần nhiều là kênh đất đã và đang được kiên cố theo nội dung dự ỏn “Cải tạo, nõng cấp và kiờn cố húa húa kờnh mương xó Vừng Xuyên” do Công ty Thuỷ lợi sông Tích tiến hành. Các kênh nhánh và kênh vào lô thửa đều bằng đất. Toàn bộ hệ thống kênh tưới này đều lấy nước từ nguồn nước mặt của hồ Vừng Ngoại khi trạm bơm Vừng Xuyờn hoạt động.

Vùng rau hiện chưa có khu dịch vụ, thu gom, sơ chế; đường nội vùng chưa được đầu tư; chưa có trạm bơm cấp nước riêng; thiếu hệ thống điện tự dùng, không có nguồn nước chất lượng đảm bảo để phục vụ sơ chế và canh tác rau chất lượng cao. Phần cơ sở kỹ thuật đã có nhìn chung phục vụ yêu cầu trước mắt, còn chắp vá và không phù hợp cho trồng RAT theo mô hình tập trung, trọng điểm và được kiểm soát chặt chẽ.

2. Tình hình sản xuất rau:

Rau được trồng trong điều kiện tự nhiên hoàn toàn chưa có sự can thiệp để tránh các tác động có hại như mưa, nắng, gió, sương muối… Vì thế rau trồng ở đây là các loại rau, quả thông dụng, hầu như chưa có các loại rau cao cấp, rau đặc sản.

Chủng loại rau, củ, quả khá phong phú, đa dạng gồm: các loại rau ăn lá thông thường, các loại rau lấy củ quả; các loại rau vừa ăn lá vừa lấy quả và một số loại màu xen canh. Trong đó các loại rau ăn lá thông thường và rau có quả chiếm phần lớn về diện tích và sản lượng. Các loại rau đặc sản và nhất là các loại giống mới chất lượng cao chưa được đưa vào sản xuất. Nhìn chung, rau ở đây giữ được chất lượng phổ thông, được tiêu thụ nhiều trên thị trường.

3. Phương thức sản xuất rau và công tác quản lý điều hành sản xuất

- Phương thức sản xuất: Việc sản xuất rau do các hộ gia đình quyết định về chủng loại, thời vụ và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch, tiêu thụ. Về cơ bản người dân vẫn quen với phương thức sản xuất nhỏ, lẻ thường theo kinh nghiệm truyền nhau. Việc luân canh cây rau cũng đã được thực hiện góp phần cải tạo đất, làm phong phú thêm chủng loại sản phẩm rau xanh. Một số kỹ thuật mới cũng đã được áp dụng (đặt hạt thay cho rắc hạt; dùng thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, phân bón vi sinh, tưới ẩm, chắn nắng, che sương, trồng trong nhà lưới, phủ luống bằng nilông phản quang, áp dụng IPM …). Phương thức canh tác mới GAP (phương thức thực hành nông nghiệp tốt) tuy đã được đưa vào nhưng vẫn còn là bước đầu chưa thực sự trở thành tập quán canh tác mới có tính bền vững và nhằm tới việc đăng ký thương hiệu riêng.

- Quản lý, chỉ đạo sản xuất:Hợp tác xã nông nghiệp thực hiện quản lý dịch vụ sản xuất và hướng dẫn các khâu sản xuất như chủng loại rau, giống, nước tưới, phân bón, BVTV, thu hoạch, khoanh diện tích cho từng thời vụ....Tổ chức cung ứng vật tư sản xuất, theo dừi, hướng dẫn nụng dõn thực hiện cỏc khõu sản xuất. Bảo vệ, giám sát diện tích vùng sản xuất. Phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong việc theo dừi sõu bệnh, hướng dẫn nụng dõn thực hiện theo cỏc nguyờn tắc IPM, GAP và kỹ thuật sản xuất theo các chương trình tập huấn cộng đồng. Hợp tác xã góp phần tìm kiếm thị trường và tổ chức tiêu thụ một phần sản phẩm.

4. Đánh giá về hiện trạng:

Với tỡnh hỡnh sản xuất rau ở Vừng Xuyờn cho thấy:

- Nguồn nước mặt phục vụ vùng trồng RAT tồn tại bất cập. Chi phí cao do phải bơm tối thiểu 2 cấp (trường hợp áp dụng tưới phun thủ công qui mô hộ gia đình phải bơm 3 cấp). Do vùng RAT có qui mô lớn (trên 70ha) nên những hạn chế có tính đặc thù của nguồn nước mặt sẽ làm ảnh hưởng đến việc đưa vào thâm canh các loại bộ giống mới, rau quả đặc sản có giá trị kinh tế cao nhất là trong điều kiện cần bảo đảm cung cấp ổn định, không đứt quãng sản phẩm cho thị trường.

- Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất rau an toàn như nhà lưới, hệ thống tưới, nhà sơ chế đóng gói và giới thiệu sản phẩm, lối đi lại... đều chưa có gì đáng kể cần được xem xét đầu tư thích đáng. Đồng ruộng cần được cải tạo, qui hoạch một cách thích đáng nhất là về giao thông nội đồng và kênh tưới đến lô khoảnh.

- Thời vụ, chủng loại rau, việc áp dụng quy trình sản xuất tiến bộ có tính tự phát theo quy mô hộ gia đình, chưa khoa học, thiếu cân đối khó áp dụng tiến bộ khoa học, khó phát triển các bộ giống mới trên diện rộng. Vấn đề vệ sinh môi trường, công nghệ sau thu hoạch còn là khoảng trống lớn.

- Kế hoạch sản xuất còn thiếu cụ thể, sản lượng rau cung cấp cho đầu ra không ổn định. Việc quản lý sản xuất, nhất là khâu BVTV gặp nhiều khó khăn do thói quen trong canh tác.Việc tổ chức quản lý chỉ đạo sản xuất như trên chỉ phù hợp với phương thức sản xuất nhỏ lẻ hiện tại. Khi đi vào sản xuất RAT tập trung theo hướng kỹ thuật cao và bền vững, mô hình này cần được nâng cao và tổ chức lại.

- Cùng với điều kiện hạ tầng cơ sở hạn chế, việc áp dụng quy trình kỹ thuật cao, xây dựng tập quán sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và canh tác các bộ giống rau quả mới trong sản xuất RAT vẫn còn nhiều bất cập nên chưa phát huy hết được tiềm năng đất đai và con người trước những đòi hỏi thiết thực của xã hội, của thành phố cũng như của chính người sản xuất.

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình tưới thích hợp cho vùng sản xuất rau an toàn xã võng xuyên, huyện phúc thọ - thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)