Đê điều là công trình quan trọng, được xây dựng, tu bổ và bảo vệ qua nhiều thế hệ nhằm ngăn nước lũ, nước biển, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Quá trình hình thành và phát triển, hệ thống đê điều luôn gắn liền với đời sống và hoạt động
sản xuất của nhân dân từ đời này qua đời khác. Phần lớn các tuyến đê hiện nay đều được kết hợp làm đường giao thông, trong đó nhiều tuyến đê đã trở thành tuyến giao thông huyết mạch đi qua các khu du lịch, đô thị, dân cư. Trong quá trình phát triển của đất nước, yêu cầu đối với hệ thống đê điều, cũng như tác động trực tiếp của thiên nhiên, con người đối với đê ngày càng tăng và có diễn biến ngày càng phức tạp.
Thái Bình nằm ở hạ lưu châu thổ sông Hồng được bao bọc bởi hệ thống đê sông và đê biển khép kín với tổng chiều dài 584,6km đê trong đó có 362,8km đê từ cấp III trở lên, còn lại 221,8km đê bối, đê bao, đê vùng. Dọc theo các tuyến đê trong tỉnh có 101 kè hộ bờ với trên 100km kè lát mái và 60 kè mỏ, dưới đê có 219 cống lớn nhỏ làm nhiệm vụ tưới tiêu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cao trình mặt đất tự nhiên của Thái Bình rất thấp, về mùa lũ mực nước sông thường cao hơn mặt đất tự nhiên từ 3m ÷ 5m. Nếu vỡ đê bất cứ chỗ nào thì 1/2 tỉnh Thái Bình bị ngập sâu từ 2m ÷ 4m nước trở lên, hoặc vỡ đê biển bất cứ chỗ nào thì hàng ngàn ha đất canh tác bị nhiễm mặn phải cải tạo, thau rửa nhiều năm mới hồi phục được.
Nhiều năm qua, hệ thống đê Thái Bình được Bộ và tỉnh quan tâm đầu tư, đã tu bổ hoàn thiện mặt cắt đê ở một số đoạn, tuyến trọng điểm, tăng cường ổn định, thu hẹp đáng kể các đoạn, tuyến xung yếu. Các tuyến đê biển được tu bổ theo dự án PAM5325, mặt cắt đê cơ bản đảm bảo các chỉ tiêu thiết kế. Các tuyến đê sông, những năm trước đây do số lượng các đoạn đê thấp nhỏ lớn, nên việc tu bổ đê điều hàng năm còn dàn trải chủ yếu tôn cao theo độ chống tràn. Từ năm 2002, thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão, các đoạn đê tu bổ thường xuyên đều được thiết kế theo chỉ tiêu hoàn thiện mặt cắt với cao độ đảm bảo yêu cầu chống lũ thiết kế theo chỉ tiêu hoàn thiện mặt cắt với cao độ đảm bảo yêu cầu chống lũ thiết kế. Bề rộng mặt đê 5m, độ dốc mái phía sông m=2; phía đồng m=3 và mặt đê được gia cố đá dăm hoặc bê tông để kết hợp giao thông. Vì vậy nhiều đoạn đê được cải thiện về khả năng phòng chống lũ bảo thiết kế.
Tuy vậy, do chiều dài đê lớn, tốc độ bào mòn xuống cấp nhanh, trong khi khả năng đầu tư còn hạn chế nên vẫn còn nhiều đoạn đê còn thấp, nhỏ hơn so với tiêu chuẩn đê thiết kế.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển về tổ chức Quản lý bảo vệ đê điều ở nước ta
Việc quản lý, bảo vệ hệ thống đê điều là một nhiệm vụ không thể thiếu và là nghĩa vụ của mọi người dân, mọi tổ chức, kinh tế, để hệ thống đê điều không bị xâm hại, đảm bảo tính năng tác dụng mang lại lợi ích cho chính chúng ta.
Đảng và Nhà nước ta vô cùng quan tâm đến việc khai thác, sử dụng bảo vệ và giữ gìn hệ thống đê điều. Nhà nước vừa là bộ máy chính trị-hành chính vừa là một tổ chức quản lý kinh tế, chính trị, xã hội. Nhà nước thực hiện hai chức năng: Tổ chức xây dựng và trấn áp. Hai chức năng này thống nhất hữu cơ, tác động qua lại với nhau. Nhà nước đảm bảo thống nhất vì lợi ích cho nhân dân.
Vì vậy tăng cường cho quản lý, bảo vệ hệ thống đê điều một cách triệt để và hiệu quả thông qua quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân. Công trình đê điều mang tính đặc thù, để đáp ứng được yêu cầu đó:
- Ngày 28 tháng 5 năm 1948, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ký sắc lệnh số 194-SL về thành lập các Uỷ Ban bảo vệ đê điều;
- Ngày 18 tháng 6 năm 1949, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ký sắc lệnh số 68-SL “Ấn định kế hoạch thực hiện các công tác Thuỷ nông và thể lệ bảo vệ các công trình Thuỷ nông” ( có nội dung thể lệ bảo vệ đê điều)
- Ngày 23 tháng 12 năm 1963 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh điều lệ bảo vệ đê điều gồm 4 chương, 16 điềù;
- Ngày 8 tháng 5 năm 1971 Hội đồng chính phủ ra quyết định số 90-CP về việc tổ chức đội quản lý đê. ( thành lập đội quản lý đê chuyên trách để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đê điều);
- Ngày 16 tháng11 năm1989 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh số 26 LCT/HĐNN công bố pháp lệnh về đê điều gồm có 7 chương 34 điều;
- Ngày 7 tháng 9 năm 2000 Chủ tịch nước, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ký lệnh số 09/L-CTN công bố pháp lệnh đê điều gồm 7 chương, 34 điều;
- Luật đê điều số 79/2006/QH11 của Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Khung cơ cấu thể chế
Hiện nay trong khung cơ cấu thể chế xỏc định 4 cấp rừ ràng cho mục đớch Quản lý, bảo vệ đê điều gồm: Cấp Quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Hình 1.2: Tổ chức thể chế quản lý đê điều ở nước ta.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Bộ Nông nghiệp và PTNT
Các Bộ và cơ quan ngang bộ
Cục Quản lý đê điều và PCLB
UBND tỉnh
Các sở, ngành
UBND huyện Sở Nông nghiệp
và PTNT Chi cục Quản lý đê điều và PCLB
Hạt Quản lý đê (chuyên trách)
UBND xã
Đôị Quản lý đê nhân dân
- Cấp Quốc gia: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đê điều, Bộ chủ trì mọi hoạt động về đê điều-đây là tổ chức liên ngành xử lý các hoạt động quản lý đê điều. Trong Bộ Nông nghiệp & PTNT có Cục Quản lý đê điều và PCLB chịu trách nhiệm về quản lý và hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động đê điều.
- Cấp tỉnh: Về quản lý đê điều cơ cấu thể chế được lặp lại thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT. Sở Nông nghiệp &PTNT mỗi tỉnh đều có Chi cục Quản lý đê điều và PCLB với các chức năng nhiệm vụ tương tự như Cục Quản lý đê điều và PCLB ở Trung ương.
- Cấp huyện: Mỗi huyện có đê đều có lực lượng Quản lý đê chuyên trách (hạt Quản lý đê). Riêng lực lượng này về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Quốc hội quy định (thông qua Luật đê điều) để trực tiếp thực hiện quản lý đê điều.
- Cấp xã: Mỗi xã có đê đều có lực lượng Quản lý đê nhân dân để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý đê điều ở địa phương mình.
1.2.3. Công tác quản lý, bảo vệ đê điều.
- Đối với thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đê điều. Nhìn lại gần 7 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh đê điều năm 2000 đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong việc quản lý, xây dựng, tu bổ, bảo vệ đê điều. Tuy nhiên Pháp lệnh đê điều đã bộc lộ nhiều bất cập: một số quy định trong Pháp lệnh chưa cụ thể, còn mang tính định hướng nên khó thực hiện; đã nảy sinh một số vấn đề bức xúc trong quản lý đê điều (cấp quyền sử dụng đất đai trong phạm vi bảo vệ đê điều; việc sử dụng bãi sông để xây dựng công trình, nhà cửa ở những vùng đê đi qua khu đô thị, khu dân cư; việc xử lý nhà cửa, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều…). Việc phân công, phân cấp, xã hội hóa trong công tác quản lý bảo vệ đê điều chưa được trú trọng đúng mức.
Mặc dù công tác quản lý, bảo vệ đê điều cũng đã được củng cố và tăng cường, nhất là việc kiểm tra , thanh tra chấp hành Pháp luật và xử lý vi phạm về đê
điều. Song hiện tượng vi phạm pháp lệnh đê điều, như: Xây dựng nhà kiên cố, nhà tạm trong hành lang bảo vệ đê; chứa chất vật tư, chất thải trên đê; đào xẻ đê không đúng quy định; xây dựng lò gạch, lò vôi ngoài bãi sông; chặt phá cây chắn sóng…luôn diền ra hàng ngày. Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2001 có 3.652 vụ vi phạm, đã xử lý 1.244 vụ; năm 2002 có 2.884 vụ vi phạm, đã xử lý 1.350 vụ;
năm 2003 có 2.190 vụ vi phạm, đã xử lý 658 vụ; năm 2004 có 1.881 vụ vi phạm, đã xử lý 626 vụ; năm 2005 có 1.801 vụ vi phạm, đã xử lý 862 vụ;
Để đê điều phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trong giai đoạn mới Nhà nước đã ban hành Luật đê điều có hiệu lực từ 01/7/2007 nhằm mục đích cơ bản như sau:
Một là: Nâng cao hiệu lực pháp lý để điều chỉnh các vấn đề có liên quan phù hợp với tính chất quan trọng của hệ thống đê điều trong việc phòng chống lụt, bão, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ dân sinh, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Hai là: Mở rộng phạm vi điều chỉnh; cụ thể hóa các quy định đối với các hoat động liên quan đến đê điều như tổ chức lực lượng trực tiếp quản lý bảo vệ đê; phân cụng rừ trỏch nhiệm của cỏc cơ quan quản lýnhà nước, cỏc tổ chức, cỏ nhõn trong hoạt động liên quan đến đê điều, giải quyết những tồn tại bất cập của Pháp lệnh đê điều năm 2000 đã tính tới đặc thù của đê điều ở cá vùng miền khác nhau.
Ba là: Hệ thống hóa các quy định dưới luật để ban hành và thực hiện có hiệu quả để bảo đảm hiệu lực pháp lý cao hơn.
- Đối với tổ chức bộ mỏy quản lý bảo vệ đờ điều. Được Nhà nước quy định rừ trong Luật đê điều về chức năng; nhiệm vụ; quyền hạn; trách nhiệm và biên chế cho lực lượng quản lý đê chuyên trách và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, để giúp cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đê điều.
1.3. Thực trạng đê điều và công tác quản lý, bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình