Theo báo cáo kiểm tra đánh giá hiện trạng đê, kè, cống sau lũ, bão năm 2009 và trước mùa lũ, bão năm 2010 của các huyện, thành phố, các đơn vị trong ngành và sự quản lý theo dừi cụng trỡnh của Chi cục Đờ điều và Phũng chống lụt bão cho thấy hiện trạng công trình đê điều trước lũ, bão năm 2010 như sau:
1.3.1.1 Đê Hồng Hà I
Đê Hồng Hà I từ Triều Dương đến Phú Nha dài 17km từ K133-K150 thuộc huyện Hưng Hà quản lý.
1. Đối với đê:
- Cao trình đê đủ cao trình thiết kế ứng với mực nước 13,1m tại Hà Nội, đê Hồng Hà I đã được đắp tường nghiêng chống thấm mái ngoài.
- Mặt cắt ngang đê: Mặt đê rộng từ 4-5m, mái phía sông ms=2, mái phía đồng md=3, toàn bộ chiều dài đê Hồng Hà I đã được đắp cơ rộng 3-4m, riêng đoạn đê từ K133-K134.5 có 2 tầng cơ.
- Nền và thân đê có một số đoạn nằm trên nền đất xấu như: đoạn K133 – K135, K136 – K140 và K143- K145 hàng năm xuất hiện nhiều mạch đùn, mạch sủi ở chân đê phía đồng, trong đó có những mạch sủi nước đục phải xử lý rất phức tạp, tốn kém, trong thân đê có nhiều tổ mối và các ẩn họa, hàng năm phát hiện và xử lý khoảng 100 tổ mối. Tuy vậy cũng còn một số tổ chưa phát hiện được, do đó trong lũ bão phải kiểm tra, phát hiện để xử lý kịp thời.
Khoan phụt vữa gia cố đê được 3km từ K143-K146.
- Tre chắn sóng từ K136-K142 phát triển tốt do thị trấn Hưng Nhân, xã Tiến Đức có biện pháp bảo vệ totó, một số đoạn đê tre chắn sóng còn thưa thớt, hoặc tre mới trồng, bị trâu bò phá chưa phát huy tác dụng như đoạn K133-K136 và K142- K150.
- Cứng hóa mặt đê: toàn bộ đê đã được cứng hóa bằng rải đá dăm nước từ K133-K134.5 và K142-K150 trong đó từ K143-H145 mặt đê bị hư hỏng do xe chở vật liệu đi lại nhiều, đổ bê tông được từ K134.5-K142.1.
- Đường hành lang chân đê: Đổ bê tông mặt đường từ K137+200 – K137+850.
2. Đối với kè:
Toàn tuyến đê có 7 kè lát mãi và 3 hệ thống mỏ hàn lái dòng. Phần lớn các kè được xây dựng từ lâu nên nhiều kè bị hư hỏng, tuy một vài năm gần đây đã được đầu tư tư bổ sửa chữa, củng cố, nhưng trong quá trình sử dụng một số kè vẫn bị sát lở mất đá, hoặc trong lũ, bão thường có diễn biến phức tạp như:
+ Kè Lão Khê: Xây dựng từ lâu, qua nhiều năm không được tu sửa nên kè bị xô tụt mất đá rất nhiều, nhất là đoạn đầu kè năm 2005 phải được xử lý khẩn cấp sau bão số 7 dài 210m. Đoạn nối tiếp với cống Lão Khê dài 350m mái kè dốc, bị sạt lở, xô tụt cục bộ nhiều chỗ.
+ Hệ thống kè mỏ Hà Xá: Nằm ở khu vực phân lưu của sông Hồng vào sông Luộc, chế độ dòng chảy diễn biến phức tạp, phía sông Luộc có 8 mỏ,mỏ 5 sửa chữa năm 2002 đến nay ổn định, mỏ 6 bị sạt lở xô tụt đã nhiều, đã được tu sửa năm 2001 và 2002, hiện nay bãi phía hạ lưu mỏ 6 vẫn tiếp tục sạt lở chạy dài về phía kè Tân Hà.
Hệ thống kè và mỏ về phía sông Hồng gồm 5 mỏ được xây dựng từ năm 1991-1995 hệ thống này ổn định đang được bồi lấp.
+ Kè Tân Hà: Kè này bảo vệ cho hàng trăm hộ dân của xã Tân Lễ mùa lũ bão năm 2005, nhất là ảnh hưởng của bão số 7 gây sạt lở bãi cuối kè hàng trăm mét cách chân đê chỉ còn 5-10m, đã cho xử lý khẩn cấp được 260m, nhưng vẫn còn đang diễn biến tiếp.
+ Kè An Tảo: Cuối kè bồi, bãi thượng lưu lở nhẹ không đáng kể.
+ Hệ thống kè Nhật Tảo: Kè Nhật Tảo từ K199,1-K140,3 gồm kè lát mái và hệ thống 3 mỏ hàn lái dòng. Kè này thường có diễn biến phức tạp, hàng năm
phải đầu tư kinh phí tu bổ và xử lý ứng cứu. Lũ năm 2002 và năm 2004 mỏ 2 bị cắt phần thân và mũi mỏ phải xử lý bằng đá hộc và rọ thép. Năm 2008, 2009 kè không có diễn biến gì, hệ thống kè Nhật Tảo luôn chịu sức ép lớn của dòng chảy do hợp lưu hai nhánh sông Hồng sau khi vượt qua bãi nổi, vì vậy là trọng điểm xung yếu I của tỉnh, thường cú diễn biến phức tạp cần được theo dừi chặt chẽ.
+ Kè An Nghiệp: Bãi đỉnh kè hẹp, năm 1999 sau khi được tu bổ sửa chữa, củng cố đoạn cuối kè đến nay kè ổn định, thượng lưu kè đang bồi.
+ Kè Thanh Nga: Dự án nâng cấp năm 2006 được hơn 900m, năm 2007 làm tiếp 410m và 3 mở nối với phần tu sửa năm 1999 ổn định.
+ Kè Phú Nha: Những năm 1996-1997 và 2005 đã được tu sửa, nối dài tới cửa Trà Lý, mái và chân kè ổn định, kè nằm sát đê, bãi hẹp, trong lũ bão cần phải theo dừi, khi cú diễn biến sạt lở phải xử lý kịp thời.
3. Đối với cống
Có hai cống dưới đê là cống Lão Khê và cống xả tiêu trạm bơm Minh Tân, chất lượng công trình đảm bảo chống lũ, bão. Cống Lão Khê có khẩu độ lớn. Công ty khai thác thủy lợi Bắc Thái Bình cần sơn sửa cánh van, phai và chú trọng khi vận hành trong mùa lũ. Cống trạm bơm Minh Tân đê quai bể xả còn nhỏ hơn đê chính, năm 2007-2008 đã sửa chữa rò bể xả, bể hút, khi vận hành trạm bơm trong lỳc lũ cao và bơm tiờu ỳng phải theo dừi chặt chẽ và cú phương án hộ đê.
Tóm lại: Đê Hồng Hà I tuy chất lượng tương đối khá, nhưng lại là đê đầu nguồn có một số đoạn nền và thân đê xấu nên khi lũ cao, kéo dài phải chú trọng các đoạn có nhiều mạch sủi, thẩm lậu mái đê và các kè nằm sát đê đang có diễn biến.
1.3.1.2 Đê Hồng Hà II
Từ An Điện đến cống Tám Đạc (K150-K200,4) dài 50,4km thuộc hai huyện Vũ Thư và Kiến Xương quản lý.
1. Đối với đê:
- Cao trình đê cơ bản đủ cao trình thiết kế, tuy vậy còn đoạn từ K173,0- K174,5 thấp hơn cao trình thiết kế từ 0,1-0,4m cá biệt có đoạn từ K193-K198,5 cao trình mặt đê thiết kế thiếu từ 0,7-1,2m.
- Mặt cắt ngang đê: Chiều rộng mặt đê hầu hết đạt từ 4-5m, cá biệt còn có đoạn mặt đê còn nhỏ so với thiết kế từ 0,5-1m như đoạn K150-K153, K157,5-K158. K179-K185,6, mái đê ms=3, md=2 nhưng vẫn còn nhiều đoạn dốc không đảm bảo mái như K150-K151, K162-K164, K173-K177 mái đê mới đạt m=1.5-1.7, chân đê có nhiều ao hồ, ruộng trũng, đặc biệt đoạn từ K193- K198 mái đê dốc đứng m=0.5-1.0, đoạn này đê rất thấp, bé, bên ngoài có đê bối Hồng Tiến, Bình Định, Bình Thanh đang được củng cố nâng cấp.
Đê có cơ phía đồng từ K150-K173, còn lại chưa có cơ.
- Nền và thân đê địa chất nền đê xấu như đoạn K150-K150,3; K154,7- K155,2; K159-K163; K185,6-K192, khi lũ cao, kéo dài thường xuất hiện nhiều mạch sủi, thẩm lậu.
Khoan phụt vữa gia cố thân đê 1km từ K165,5-K166,5.
Thân đê có những đoạn đắp bằng đất xấu, mái đê dốc, chân đê có nhiều đầm, ao sâu khi có lũ báo động số 2 trở lên kéo dài, thường xuất hiện nhiều vòi nước, thẩm lậu ở mái đê phía đồng như đoạn K157,5-K158,6; K163-K169;
K171-K172,8; K181-K183; K189,6-K192. Trong đê còn nhiều tổ mối và các ẩn họa khác, hàng năm phát hiện và xử lý từ 200-300 tổ mối. Tuy vậy cũng còn một số tổ chưa phát hiện được, trong lũ bão phải kiểm tra, phát hiện để xử lý kịp thời.
- Tre chắn sóng phát triển khá tốt, phát huy tác dụng chống sóng bảo vệ đê điều, trừ đoạn từ K153-K155; K166+500-K167+500, K186-K192 phát triển kém.
- Mặt đê bê tông được K161,7-K165,6; K170,5-K173; K174,5-K179;
K185,65-K187 và K190-K193, đá láng nhựa K151-K161,7; K166.5-K170,5;
K179-K185,65; K193-K198,5, cứng hóa bằng đá dăm nước K165,6-K166,5;
K173-K174,5; K187-K190 và K198,5-K200,4 như vậy đến năm 2009 toàn bộ mặt đê Hồng Hà II đã được cứng hóa.
- Đường hành lang chân đê: mới được 2,4km từ K151,4-K152 và K153,5-K155,3.
2. Đối với kè:
Có 10 kè lát mái và 3 hệ thống mỏ hàn lái dòng.
- Kè Hồng Lý (K150-K151,5) và mom phân lưu vào cửa Trà Lý: Kè được làm từ năm 1991 đến năm 1994 thì hoàn chỉnh, lũ 2003 kè phía sông Hồng bị sạt lở phải xử lý đột xuất một đoạn kè dài trên 100m. Sau lũ năm 2003 và đầu năm 2004 mom phân lưu và đoạn kè phía cửa sông Trà Lý tiếp tục có diễn biến sạt lở nghiêm trọng phải tập trung xử lý khắc phục kịp thời đưa công trình vào chống lụt bão, đến nay đã phát huy tác dụng rất tốt. Bãi cuối kè Hồng Lý lở 2 đoạn, một đoạn dài 280m, một đoạn dài 270m, sâu từ 0,7-1,1m cách chân đê bối Hồng Lý chỗ gần nhất 3m, năm 2007 đã xử lý đoạn nguy hiểm nhất dài 280m.
- Kè Hướng Điền (K155,7-K158,05): Gồm hệ thống kè lát mái dài 2,5km và 5 mỏ lái dòng. Hiện tại cả 5 mỏ đều có hiện tượng xô tụt đá ở mái, mũi và mặt mỏ từ (5-10)m2, con bơn nổi giữa sông (K156) do khai thác cát nhiều tạo nên khả năng thoát lũ tốt hơn, nhưng dòng chủ lưu đi sát cuối kè làm cho đoạn kố lỏt mỏi hạ lưu xụ trụt dài hàng trăm một. Trong lũ bóo phải theo dừi chặt chẽ, có phương án hộ đê và xử lý kịp thời khi kè có diễn biến.
- Kè Đại An (K165,85-K166,1): từ thượng lưu đến giữa kè xô tụt, mất đá hoàn toàn dài 150m, giữa kè chỉ còn lại một đoạn ngắn, tiếp đến cuối kè xô tụt hết.
- Kè Ngô Xá (K167,57-K169,15): gồm kè lát mái dài 1500m và 3 mỏ lái dòng, mỏ 1 nằm hoàn toàn trên bãi, mỏ 3 ổn định, mỏ 2 đang có diễn biến sạt lở, bãi thượng lưu tiếp tục lở chậm, phần kè lát mái từ sau mỏ 2, k167+570 đến
K168+800 sạt lở hầu như không còn đá, chân kè ổn định. Đoạn cuối kè K168+800 đến K169+150 mái kè bị xô tụt cục bộ.
- Kè Vũ Tiến (K169,9-K172,25): Đoạn đầu kè từ K169+900 đến K171+400 mái kè mất đá hoàn toàn, giữa kè K171+400 đến K172 mái kè xô tụt đá cục bộ, từ K172 đến K172+250 mái và chân kè ổn định.
- Kố Thỏi Hạc (K181+300 đến K182+450): Nằm ở bờ lừm của đoạn sụng cong gấp tạo ra dòng chảy quẩn ở khu vực từ giữa kè về hạ lưu đã gây xói chân kè tạo thành lạch sâu làm cho mái kè, đỉnh kè sạt lở mất đá cục bộ nhiều đoạn.
Thượng lưu kè đang có xu hướng bồi, đoạn xử lý khẩn cấp sau bão số 7 năm 2006 ổn định, bãi cuối kè tiếp tục lở chậm.
- Kè Vũ Bình (K188+200 đến K189+200): gồm kè lát mái và 8 kè mỏ, hai năm 2001 và 2002 được đầu tư kinh phí tu bổ sửa chữa phần lát mái giữa các mỏ và làm tiếp đoạn cuối kè, hiện nay hệ thống kè này khá ổn định, chỉ bị xô tutụt cục bộ kè lát mái đoạn giữa mỏ 5 và mỏ 6.
- Kè Minh Tân (K190+750-K191+470): Năm 1999 được đầu tư kinh phí làm tiếp đoạn bãi đầu kè, song do dòng chảy tại đây vẫn chưa ổn định, mái kè bị xô tụt cục bộ dài 200m, bãi đầu kè vẫn tiếp tục lở chậm lấn vào bãi từ (1- 2)m, sõu từ (0,5-1,5)m, trong lũ, bóo phải theo dừi chặt chẽ và cú phương ỏn bảo vệ đoạn kè sát đê, đề phòng diễn biến.
- Kè Duy Nhất, kè Vũ Đoài, kè Vũ Vân (huyện Vũ Thư): 3 kè này nằm ở tuyến ngoài trực diện với lũ, bão bảo vệ bối bãi và dân cư ngoài bãi, mái kè ở một số đoạn bị sạt lở cục bộ chưa được đầu tư kinh phí tu sửa. Bãi thượng lưu kè Duy Nhất, thượng lưu kè Vũ Đoài vẫn tiếp tục lở, dòng chảy tại khu vực này diễn biến phức tạp cần kiểm tra theo dừi thường xuyờn.
3. Đối với cống:
Đê Hồng Hà II có 27 cống lớn, nhỏ dưới đê và 1 băng két. Trong đó huyện Vũ Thư có 12 cống và 1 băng két, huyện Kiến Xương có 15 cống.
- Cống An Điện, Bách Thuận, Bồng Tiên, An Thái, cống 54, của huyện Vũ Thư, cốn Cù Là, cống Mộ Đạo, cống Nguyệt Giám của huyện Kiến Xương cần chủ động thả phai dự phòng khi có lũ, bão.
- Cống trạm bơm Tân Lập, Việt Thuận, Vũ Vân, không sử dụng đã lấp, trong mùa lũ bão phải kiểm tra độ lún sụt đắp củng cố lại để đảm bảo an toàn.
- Cống Ngô Xá, cống Thái Hạc, cống Nguyệt Lâm là những cống có khẩu độ lớn, lại gần sông cần lưu lý trong quản lý vận hành, đóng cánh cống, thả phai dự phòng trong mùa lũ, bão. Cống Tân Đệ đang trong thời kỳ xây dựng, trong mùa lũ bão phải kiểm tra, củng cố lại đê quai thượng lưu, đóng cánh cống và thả phai dự phòng.
- Các cống trạm bơm Phù Sa, Nguyên-Tiến-Đoài, Lịch Bài cần kiểm tra kỹ phai, cánh, thả phai kịp thời trong mùa lũ.
Huyện Kiến Xương còn một số cống được xây dựng từ lâu, cống ngắn so với mặt cắt đê hiện tại lại bị hư hỏng chưa được tu sửa như cống Dương Liễu, cống Tân Ấp, cống Khả Phú. Các cống này đều bị nứt gãy rò rỉ, khả năng an toàn trong lũ bão rất kém, do đó phải có biện pháp bảo vệ trong lũ bão.
- Ngoài ra còn một số cống dưới đê bao, đê bối bảo vệ dân sinh sống ngoài bãi, bị hư hỏng như: Cống Tây Thành có hiện tượng mạch sủi ở kênh hạ lưu, cống Phán Xá cánh không khít máy đóng mở nặng, cống Phú Thiện đã lấp bịt, cống Vũ Đoài cũ (huyện Vũ Thư) đã lấp bịt năm 2008, cống mới xây chưa được thử thỏch qua lũ cần theo dừi đề phũng. Cống Ngừ Quỳnh và một số cống dưới đê bối Bình Thanh, Bình Định, Hồng Tiến (huyện Kiến Xương) là những cống chất lượng kém, trong lũ bão phải có phương án bảo vệ, làm giàn van và hệ thống đóng mở cống Cao Bình 1, không được để các cống này bị bục trong lũ, gây vỡ đê bối đột ngột, làm thiệt hại cho nhân dân trong vùng bối.
Tóm lại: Đê Hồng Hà II thuộc loại đê xung yếu, trong lũ bão phải chú trọng các khu vực có mạch sủi chân đê, thẩm lậu mái đê và các kè có diễn biến sạt lở, các cống bị hư hỏng hoặc hệ thống đóng mở, cánh van, phai không đảm
bảo an toàn. Bão lớn trùng hợp với lũ cao, phải có biện pháp bảo vệ mái đê, chú ý nhữgn đoạn không có cây chống sóng hoặc tre chống sóng mới trồng chưa phát huy tác dụng và có phương án chống tràn cho những đoạn đê còn thấp.
1.3.1.2 Đê Tả Trà Lý
Đê Tả Trà Lý từ Phú Nha đến cống Nam Cường (K0-K42), dài 42km, thuộc huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Thành phố và Thái Thụy quản lý.
1. Đối với đê:
Cao trình đê Tả Trà Lý cơ bản được đắp củng cố đủ cao trình thiết kế.
- Mặt cắt ngang đê: Chiều rộng mặt đê hầu hêté mới đạt 4m, còn từ K16- K17; K20,8-K21,8; K30-K33 mới đạt từ (3-3,5)m, mái đê mx=3, mđ=2, K35- K39 mái đê mđ≤2. Đê có cơ K0-K33, từ K33-K42 không có cơ.
- Nền đê có nhiều đoạn rất xấu, trong đồng còn nhiều ao đầm chưa lấp hết, nên khi có lũ từ báo động 2 trở lên kéo dài, đoạn đê K2-K3; K5-K9; K10- K11; K18-K20; K34,4-K34,6 thường xuất hiện nhiều mạch sủi và thẩm lậu mái, chân đê phải xử lý. Trong thân đê có nhiều tổ mỗi và chuột phá hoại, hàng năm phát hiện và xử lý (200-300) tổ. Tuy vậy cũng không thể phát hiện hết được, nên trong lũ bão phải kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời.
- Tre chắn sóng: phần lớn tre chắn sóng dọc đê phát triển tốt nhưng cũng còn một số đoạn do quản lý và chăm sóc không tốt nên thưa thớt, phát triển kém như K0-K3; K15-K16; K17,5-K21,9; K25,6-K26; K39-K40. Nhiều đoạn mái kè là mái đê, có chỗ bãi hẹp không trồng được tre chắn sóng, khi có lũ bão trùng hợp phải có biện pháp chống sóng những đoạn đê này.
- Cứng hóa mặt đê: Mặt đê đã được đổ bê tong từ K2,8-K3,3; K4,6-K7,6;
K16,8-K20,8; K21,8-K30 và K30,5-K31,5. Rải đá cấp phối được từ K0-K2,8;
K3,3-K4,6; K7,6-K16,8; K33,0-K42; nhựa hóa được từ K20,8-K21,8 và K31,5- K33. Đến 2010 toàn bộ tuyến đê Tả Trà Lý đã được cứng hóa.
- Đường hành lang chân đê: Làm được ở 3 xã Bạch Đằng, Hồng Giang, Hoa Nam dài 2,3km, chiều rộng (5-7)m chưa được cứng hóa, gồm K7,5-K7,9;
K8,4-K8,6; K9,5-K10; K12,5-K13; K15,7-K16,4.
Bê tông hóa được K15,7-K16,5; K28,2-K28,85.
2. Đối với kè:
- Đê Tả Trà Lý có 15 kè lát mái. Nhìn chung các kè thuộc triền đê này đều ở sát đê, có chỗ mái kè là mái đê, rất nguy hiểm, một số kè xây dựng từ lâu bị hư hỏng không được tu bổ, sửa chữa thường xuyên, hiện nay nhiều kè đang bị sạt lở, xô tụt mất đá cục bộ. Có 6 kè mới được tu bổ, nâng cấp ổn định alf kè Hồng Phong, Bồ Xuyên Tả, Thái Hà. Kè Hậu Thượng, Hậu Trung 1 năm 2008, Hậu Trung 2 năm 2009. Còn lại đều có diễn biến sạt lở, xô tụt đá như: An Lập, Đại Đồng Tả, Hoa Nam, Vinh Quang, Phương Cúc, Đông Thọ, đoạn đầu kè Hiệp Trung, Sa Cát. Kè Đồng Phú sau xử lý khắc phục 2005 đến nay đã ổn định, nhưng bãi cuối kè đang lở dài 200m.
3. Đối với cống:
- Đê Tả Trà Lý có 17 cống lớn nhỏ dưới đê. Trong đó có 7 cống trạm bơm: Tịnh Xuyên, Hậu Thượng, An Lập, Đông Hòa, Hoàng Diệu, Xóm Đền, Sa Lung, các cống này đều là những cống nổi cần kiểm tra kỹ cánh và phai dự phòng khi lũ từ báo động II trở lên có biện pháp chống rò rỉ qua cánh cống.
- Các cống ngầm trừ cống Sa Lung mới xây dựng, cống Cống Hộ mới được tu sửa, còn cống Tịnh Xuyên, Hậu Thượng, Đồng Cống, Đồng Bàn, Cống 39, Thuyền Quan đều xây dựng từ lâu, có một số cống ngắn so với đê, bị hư hỏng, đã được tu sửa nối dài, hiện tại các cống hoạt động bình thường. Lưu ý cống có khẩu độ lớn như: Hậu Thượng, Đồng Cống, Thuyền Quan.
- Cống Quan Hỏa đã sửa chữa nhiều lần phải hoành triệt, đề nghị kiểm tra lại nếu chưa đảm bảo an toàn phải đắp củng cố them. Cống Quan Hỏa mới đang tiến hành thi công yêu cầu phải hoàn thành trước 30/4/2010. Cống An Lại