3.1.1.1 Cơ cấu, thể chế, chính sách, pháp luật
- Về cơ cấu thể chế, đó được xỏc định 4 cấp rừ ràng cho mục đớch Quản lý, bảo vệ đê điều từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
- Quản lý, bảo vệ đê điều với quá trình thực hiện qua nhiều thập kỷ, song song và phù hợp với sự phát triển của xã hội. Đến nay Nhà nước đã Luật hóa vấn đề quản lý và bảo vệ đê điều bằng ban hành văn bản pháp luật cao nhất về mọi hoạt động liên quan đến đê điều đó chính là Luật đê điều. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động về đê điều, các hoạt động có liên quan đến đê điều trên lãnh thổ Việt Nam (Điều 2, Luật đê điều). Đây là hành lang pháp lý cực kỳ quan trọng cho quản lý của Nhà nước và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý bảo vệ đê điều:
“Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân”. (Điều 5, Luật đê điều).
Như vậy ở đây bảo vệ đê điều là chia sẻ trách nhiệm giữa nhà nướcvà nhân dân, giữa các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân, đối tượng tham gia quản lý bảo vệ đê điều là toàn dân.
“Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đê điều”.
“ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê”.
(Điều 42, Luật đê điều).
“Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều gồm có lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân”.(Điều 37, Luật đê điều)
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý nhà nước về đê điều được quy định tại Điều 43, Luật đê điều:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Tổ chức xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều trong phạm vi địa phương phù hợp với quy hoạch đê điều chung của cả nước, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê.
+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê.
+ Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh và tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về xây dựng và bảo vệ đê điều.
+ Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ lụt, bão gây ra đối với đê điều.
+ Thành lập lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân.
+ Quản lý lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh.
+ Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi của địa phương
+ Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện:
+ Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê trên địa bàn huyện.
+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê.
+ Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi địa phương + Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ lụt, bão gây ra đối với đê điều.
+ Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương.
+ Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trên địa bàn.
+ Huy động lực lượng lao động tại địa phương, phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa lũ, lụt, bão trên các tuyến đê thuộc địa bàn.
+ Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều.
+ Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.
+ Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
- Đặc biệt lực lượng quản lý chuyên trách quản lý đê điều, được luật quy định chi tiết tại điều 38, 39 và 40 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.
+ Nhiệm vụ: thường xuyờn kiểm tra, theo dừi diễn biến tỡnh trạng đờ điều. Phỏt hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều. Trực tiếp tham gia xử lý và hướng dẫn kỹ thuật xử lý sự cố đê . Tuần tra,
phát hiện, báo cáo kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều.
Giám sát quá trình xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Kiểm tra việc thi hành pháp luật về đê điều; phối hợp với thanh tra chuyên ngành đê điều trong việc thanh tra các vụ, việc về đê điều.
+ Quyền hạn: Lập biên bản, quyết định tạm đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật về đê điều của tổ chức, cá nhân và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Được báo cáo vượt cấp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong trường hợp khẩn cấp, có nguy cơ vỡ đê...
+ Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trước pháp luật do thiếu trách nhiệm dẫn đến vỡ đê trong các trường hợp: Công chức, viên chức trực tiếp quản lý đê không phát hiện kịp thời sự cố hư hỏng đê điều hoặc báo cáo chậm, báo cáo không trung thực, không đề xuất kịp thời các biện pháp kỹ thuật xử lý giờ đầu sự cố đê điều. Liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp thiếu kiểm tra, giám sát để các đơn vị thi công làm sai thiết kế kỹ thuật xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều; thiếu giám sát để tổ chức, cá nhân làm sai các nội dung trong giấy phép liên quan đến sự an toàn của đê điều và thoát lũ.
- Nhà nước có chính sách trong lĩnh vực đê điều: Đầu tư và ưu tiên đầu tư cho đê điều. Khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư nghiên cứu; đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều kết hợp phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này; Hỗ trợ khắc phục hậu quả của lũ, lụt, bão.
+ Lợi ích của các tổ chức cá nhân khi tham gia đầu tư đã được cụ thể hóa trong Nghị định 113/2007/NĐ-CP ban hành ngày 28/6/2007. Theo đó, các tổ chức cá nhân đầu tư nghiên cứu hoặc ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực đê điều mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng thì được hỗ trợ về kinh phí và Tổ chức, cá nhân đầu tư vào đê điều để kết hợp làm đường giao thông được Sử dụng đê theo mục đích đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Được chính quyền địa phương tạo điều kiện về mặt bằng thi công. Cho các phương tiện giao
thông hoạt động theo quy định về tải trọng của dự án đầu tư. Được phép thu phí giao thông theo quy định của pháp luật…Như vậy, nhà nước đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng tu bổ nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê điều phòng chống lụt bão.
+ Nghị định 50/CP ngày 10 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của quỹ phòng chống lụt, bão; quy định trách nhiệm đối với công dân Việt Nam: Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 60 tuổi; Nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 55 tuổi. Mọi tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đóng tại địa phương phải đóng quỹ phòng chống lụt, bão. Nguồn quỹ này chỉ được sử dụng để hỗ trợ việc tu bổ đê điều ; phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão.
Như vậy, việc tham gia đầu tư trong lĩnh vực đê điều, Nhà nước huy động toàn dân, toàn xã hội; đây cũng là một chính sách về đê điều có sự tham gia của người dân.
- Chính phủ có các giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, bao gồm : điều tiết các hồ chứa cắt giảm lũ ; trồng rừng phòng hộ đầu nguồn ; củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều; cải tạo lòng dẫn tăng khả năng thoát lũ ; thực hiện phân lũ, chậm lũ ; tràn qua các đường tràn cứu hộ và có giải pháp bảo đảm an toàn đê trong trường hợp tràn tuyến ; tổ chức hộ đê và cứu hộ đê tại quyết định số 92/2007/QĐ-TTg, ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
3.1.1.2 Sự trợ giúp của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể.
Tỉnh uỷ và các cấp uỷ Đảng đã có nhiều chủ trương, nghị quyết tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, sự phối hợp của chính quyền đối với công tác dân vận, hoạt động của mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã đổi mới phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, kịp thời giải quyết những bức xúc của nhân dân, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ
trương chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo của địa phương. Hệ thống dân vận của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động đê điều và PCLB.
3.1.1.2 Đặc tính của cộng đồng đối với quản lý, bảo vệ đê điều.
Có thể nói, nếu hành lang pháp lý là điều kiện ‘’cần’’ thì nhận thức và sự tham gia của cộng đồng là điều kiện ‘’đủ’’ để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ đê điều. Đất nước ta có truyền thống lịch sử lâu đời trong đấu tranh đắp đê ngăn lũ, phòng chống thiên tai. Tính cộng đồng ‘’làng’’, ‘’xã’’ được hình thành từ bao đời nay. Đây cũng được xem là một nhân tố ảnh hưởng tích cực tới việc quản lý, bảo vệ đê điều và nhận thức của người dân đầy đủ hơn về đê điều.
3.1.2. Những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý và bảo vệ đê điều ở Thái Bình
3.1.2.1. Ý thức của mọi người
Mặc dù Luật đê điều đã được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến cộng đồng, cán bộ các cấp đặc biệt là nhân dân ven đê, nhưng ý thức trong việc thi hành còn hạn chế.
- Một bộ phận nhân dân vì lợi ích cá nhân nên vẫn còn nhiều hành vi cố tình vi phạm, coi đê là tài sản của nhà nước và nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ.
- Chính quyền địa phương từ huyện đến xã nhiều nơi còn thiếu quan tâm chỉ đạo, hoặc chỉ đạo thiếu tích cực, việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về đê điều chưa thường xuyên, chủ yếu trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh. Thiếu kiên quyết trong ngăn chặn, xử lý vi phạm và chưa làm đúng trách nhiệm của chính quyền tại địa bàn quản lý nên kết quả xử lý vi phạm còn thấp.
3.1.2.2. Quy hoạch, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều cho Thái Bình
- Về quy hoạch: Do việc quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của các tuyến sông có đê đến nay mới đang được lập, trong khi Luật đê điều quy định một số nội dung công việc phải căn cứ, tuân theo quy hoạch phòng, chống lũ của các tuyến sông có đê đã được phê duyệt. Vì vậy đã ảnh hưởng đến việc xem xét cấp giấy phép, thỏa thuận và tham gia ý kiến cho một số hoạt động liên quan đến đê điều, đến sử dụng bãi sông và đến việ xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông.
Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, chưa được xây dựng và quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch khác có liên quan chưa được quan tâm đề cập, hoặc đề cập chưa đầy đủ về đê điều.
Quy hoạch đê điều phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê và tính kế thừa của quy hoạch đê điều. Phải có sự phối hợp giữa các địa phương trong cùng một lưu vực, không ảnh hưởng đến quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và cả hệ thống sông.
- Về việc đầu tư, xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều:
+ Do tính chất đặc thù của công trình đê điều là mặt bằng thi công thường trải dài, trực tiếp chịu ảnh hưởng của mưa, lũ, bão…nên công tác thi công thường rất khó khăn, nhiều lúc không thi công được do mưa lớn. Mặt khác, theo quy định để đảm bảo nhiệm vụ chống lũ, bão, việc xây dựng, tu bổ đê điều phải hoàn thành xong trước mùa mưa lũ trong khi mọi trình tự thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng…đều tuân thủ theo Luật Xây dựng, Luật Đất đai…thường mất nhiều thời gian nên việc hoàn thành rất khó khăn.
+ Việc giải phóng mặt bằng để thi công công trình đê điều gặp nhiều khó khăn, có nơi không đền bù được vì người dân không thỏa đáng với việc đền bù đất và tài sản trên đất theo quy định của Nhà nước, do nguồn kinh phí đầu tư cho công
tác tu bổ đê điều hàng năm rất hạn chế (tổng số trên 8000km đê trong cả nước, mức đầu tư khoảng 200tỷ /năm), đồng thời nhiều địa phương đã cấp đất cho các hộ dân đến tận chân đê. Với kinh phí như hiện nay, đầu tư đê điều với mục tiêu chính là đảm bảo yêu cầu phòng chống lũ, bão. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các tuyến đê đều kết hợp giao thông, mặc dù đã có quy định về tải trọng cho phép xe đi trên đê nhưng việc kiểm soát và đầu tư nâng cấp, sửa chữa một số tuyên đê còn khó khăn do chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giưa các đơn vị chủ quản nên công trình thường mau xuống cấp hư hỏng.
+ Đê điều là hệ thống công trình gắn liền với địa bàn từng địa phương mà tuyến đê đi qua, các công trình phụ trợ như điếm canh đê, trụ sở Hạt quản lý đê, trụ sở Ban Chỉ huy PCLB…là những công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều và là trụ sở chỉ huy điều hành công tác hộ đê. Tuy nhiên, hiện nay quy định của Luật Ngân sách không cho đầu tư xây dựng các trụ sở là chưa phù hợp với quy định của Luật Đê điều. Cần điều chỉnh Luật Ngân sách để ngân sách Trung ương có thể đầu tư cho mọi công trình gắn liền với hệ thống đê điều, phù hợp quy định tại Điều 3 Luật Đê điều.
3.1.2.3. Quản lý, bảo vệ và sử dụng đê điều ở Thái Bình
Hệ thống đê sông và đê biển của Thái Bình là một hệ thống khép kín bao quanh toàn tỉnh với chiều dài 584.6km đê, xuyên suốt 8 huyện và thành phố. Trong điều kiện nền kinh tế xã hội phát triển; hạ tầng cơ sở, sự phát triển kinh tế tư nhân ngày càng mạnh, phát triển dân sinh ngày càng tăng, điều kiện thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển hàng hoá và khai thác tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động và nhu cầu việc làm trong nhân dân là rất lớn. Ngoài ra số lượng người sinh sống ở ven đê, ven sông rất nhiều, ngoài ra mô hình làm kinh tế ở ven biển ngày càng phát triển: đầm nuôi tôm, cá, cua…. dẫn đến nhu cầu giao thông đi lại trên đê là rất nhiều.
Tuy nhiên, song song với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và toàn tỉnh thì phát sinh các yếu tố “cung và cầu”, điều đó cũng ảnh hưởng tới việc sử dụng cũng như quản lý đê điều của Thái Bình. Tình hình vi phạm trên địa bàn tỉnh