3.2.1. Giải pháp công trình
3.2.1.1 Các vấn đề chung của đê điều toàn tỉnh
Qua phân tích, đánh giá tại chương 1 và chương 2, xác định được những vấn đề cơ bản về công trình đê điều tỉnh Thái Bình đó là:
- Ẩn họa trong thân đê như: thân đê có tính không đồng nhất cao do thân đê được hình thành qua quá trình lịch sử, thân đê được đắp từ các loại đất không được lựa chọn, việc đầm nện không theo quy chuẩn. Thân đê còn chịu tác động xấu của
các động vật đào hang (mối, chuột) tạo thành các hang, hốc, lỗ rỗng. Các phương tiện tham gia giao thông gây ra đê lún, biến dạng làm ảnh hưởng đến sự ổn định thấm của thân đê.
- Vị trí sự cố, loại sự cố, hình thức sự cố đã xảy ra và các vị trí có nguy cơ phát sinh sự cố trong lũ, những đoạn đê xung yếu, những đoạn có địa chất xấu; diễn biến, đặc điểm của công trình kè, cống vv..
- Đánh giá được nguyên nhân phát sinh sự cố trong lũ, tác hại của các sự cố biện pháp xử lý tình huống, biện pháp xử lý lâu dài sự cố thẩm lậu, đùn, sủi, nước tràn qua mặt đê, sạt lở bờ.
3.2.1.2 Giải pháp công trình
Có nhiều giải pháp công trình để nâng cao khả năng chống cho đê điều tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên với góc độ nghiên cứu của đề tài, đề xuất giải pháp xử lý cho sự thẩm lậu; đùn, sủi, nước tràn mặt đê, sạt lở bờ, tổ mối bằng các biện pháp cụ thể, đã được phân tích, đề xuất tại phần biện pháp xử lý lâu dài các sự cố đê điều tại Chương 2 của luận văn. Cụ thể như sau:
1. Xử lý tình huống
+ Thẩm lậu, rò rỉ: Nếu là thẩm lậu nước trong thì khai rãnh để tập trung nước dẫn ra ngoài chân đê, đồng thời đặt các vật liệu dễ thoát nước để giữ cho rãnh khỏi bị xói. Nếu là thẩm lậu nước đục thì cần khai rãnh và đặt tầng lọc ngược (cát thô, sỏi, đá dăm theo thứ tự từ dưới lên trên, mỗi lớp từ 15-20cm), dùng bó cây, bao rơm bó chặt đặt xuống rãnh và chèn kỹ lại.
+ Mạch đùn, mạch sủi: Nếu nước sủi yếu thì đắp bờ bao quanh khu vực sủi, để nâng cao mực nước phía đồng, làm giảm cột nước áp lực, do đó cắt không bị xói ra ngoài. Nếu nước sủi mạnh cần đắp bờ vậy quanh, chiều cao đủ đảm bảo sau đó làm giếng lọc ngược (cát thô, sỏi, đá dăm theo thứ tự từ dưới lên trên, mỗi lớp từ 20-30cm), ngoài ra có thể rải một lớp đá dăm hoặc phên rơm để làm phân tán giảm lưu tốc sủi, hạn chế trôi xói cát của lớp lọc.
+ Nước tràn mặt đê: Khi mực nước còn cách mặt đê 0,5m mà nước vẫn đang lên thì đắp con trạch bằng đất, rộng 0,7-1m. Khi mực nước cách mặt đê 0,3m hoặc
sắp tràn thì đắp con trạch bằng bao tải đất (bao nilon, bao tải đay chứa đất nhưng không lèn quá chặt), xếp sát nhau, cách mép đê phía sông 0,5-0,6m, xếp 3-4 hàng, lớp sau so le với lớp trước.
+ Sạt lở bờ kè: Nếu sạt lở sâu từ 10-15m thì dùng cụm cây buộc rọ đá (0,5- 0,8mP3P) thả xuống, khoảng cách 4-5m/cụm; nếu sạt lở sâu trên 15m thì dùng cây gỗ to và cao có nhiều cành lá có buộc rọ đá(1-1,5mP3P) thả xuống, khoảng cách 10-12m thả một cõy. Ngoài ra để củng cố chõn kố cú thể dựng rồng tre lừi đất hoặc lừi đỏ, rọ sắt đựng đá thả xuống vị trí đã định bằng xà lan hoặc bè theo nguyên tắc: từ hạ lưu lên thượng lưu, từ ngoài vào trong
2. Xử lý lâu dài:
+ Khoan phụt vữa chống thấm:
Khoan phụt vữa thân đê nhằm hạn chế dòng nước thấm tập trung từ phía sông sang phía đồng, hạn chế xói ngầm, thẩm lậu, ướt sũng mái đê phía đồng, từ đó hạn chế trượt, sạt mái đê trong mùa lũ. Tạo ra màng chống thấm cho những tuyên đê có hệ số thấm lớn hơn 10- 4cm/s, lấp bịt các khe nứt, hang cầy, tổ mối, các lỗ hổng lớn trong thân đê.
Biện pháp khoan phụt vữa đã được áp dụng xử lý thẩm lậu trên đoạn đê Hữu Luộc, kè Cự Lâm, đê Hồng Hà I, Vũ Thư (K3+500 – K15) và đê Tả Trà Lý, xử lý tổ mối trong thân đê tại các vị trí: đê Hồng Hà I (K143 – K147); Hồng Hà II (K150 – K185+650) và Hữu Trà Lý (K0 – K2, K3,5 – K15) của tỉnh Thái Bình. Biện pháp này mang lại hiệu quả rất tốt, các khoang rỗng của tổ mối được lấp kín, giảm thiểu tối đa hiện tượng thẩm lậu, mang lại sự ổn định cho các tuyến đê.
+ Xây dựng các giếng lọc ngược, giếng giảm áp
San lấp các đầm, ao phía sông để đẩy xa nguồn nước, đồng thời làm tăng bề dày lớp đất phủ, xây dựng các giếng giảm áp để hạ thấp mực nước dưới đất sao cho thỏa mãn các điều kiện ổn định thấm. Các giếng giảm áp làm giảm áp lực nước dưới đất, hạn chế sự đùn sủi của lớp đất cát phía dưới, giếng lọc ngược để giữ đất lại trong thân đê đồng thời thoát được nước trong đê ra phía ngoài.
Biện pháp này đã được áp dụng xử lý đùn sủi tại các vị trí trên tuyến đê Tả Hồng Hà II, Hữu Trà Lý, Vũ Thư, Tả Trà Lý, Đông Hưng (lấp ao, đầm; tăng bề dày lớp đất phủ); Hữu Trà Lý – Kiến Xương, Tả Trà Lý – Thành Phố (làm giếng lọc ngược, giếng giảm áp). Hiện tại sau xử lý các tuyến đê đã đảm bảo ổn định.
+ Xây dựng kè lát mái bảo vệ thân đê
Lát mái đê bằng tấm bê tông, xếp đá chít mạch, đá lát khan…, bảo vệ chân kè bằng lăng thể đá hộc, thả rồng hoặc chân ống buy, xây dựng các kè mỏ hàn chống xói lở bờ, gia cố mặt đê bằng bê tông.
Hầu hết các tuyến kè trên đê sông của Thái Bình sử dụng biện pháp thả rồng hộ chân và lát mái bảo vệ thân đê (Tả Hồng Hà I, Tả Hồng Hà II, Tả Trà Lý, Hữu Trà Lý, Hữu Luộc). Biện pháp lát mái hộ bờ, xây khung bê tông, xếp đá lát khan, lát mái chít mạch, tường bê tông cốt thép, chân ống buy thường áp dụng tại các tuyến đê biển (đê biển 5, 6, 7, 8). Ngoài ra tại các đoạn sông cong, dòng chảy mạnh còn xây dựng các mỏ hàn cứng (kè Hà Xá, Thanh Nga – đê Hồng Hà I, kè Đào Thành – Hữu Luộc), mỏ hàn đỏ bọc lừi đất (kố Hướng Điền, Ngụ Xỏ – đờ Hồng Hà II).
Hình 3.1: Thi công kè lát mái bảo vệ đê, kè biển
Đến nay hầu hết các tuyến kè đã đảm bảo ổn định và phát huy tác dụng tốt, tuy nhiên có một số đoạn đê kè do xây dựng đã lâu cùng với sự tác động của thiên tai bão lũ nên hiện tại đã hư hỏng và mất ổn định, cần được xem xét và sửa chữa lại.
+ Xây dựng tường bê tông chắn sóng, nâng cao và mở rộng mặt đê
Xây đỉnh kè đá hộc, xây tường bê tông cốt thép, tường chắn sóng và nâng cao cao độ đỉnh đê, đắp áp trúc mở rộng mặt đê để đảm bảo an toàn chống lũ, chống nước tràn qua đê, đảm bảo an toàn. Biện pháp này đã được áp dụng cho hệ thống đê biển 7 và đê biển 8 tại huyện Thái Thụy theo chương trình “Củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển”. Ngoài ra tại Thái Bình còn tiến hành trồng rừng cây chắn sóng (sú, vẹt, đước…) tại các tuyến đê giáp biển, phương pháp này đã phát huy tác dụng rất tốt đối với việc ứng phó với lũ bão và bảo vệ đê điều.
Hình 3.2: Trồng rừng cây chắn sóng bảo vệ đê biển
Trên toàn tỉnh Thái Bình có gần 600km đê sông và đê biển, nhưng điều kiện chưa cho phép để có thể tu bổ tất cả các tuyến đê. Do đó trước mắt cần tập trung tu bổ cho những đoạn đê có nhiều tổ mối; những vị trí có thẩm lậu, lỗ dò chưa được xử
lý; đoạn đê có đùn sủi và nguy cơ đùn sủi hoặc sạt trượt, nâng cao cao độ mặt đê ở những đoạn đê thấp để đảm bảo an toàn và ứng phó với mưa bão.
Các biện pháp công trình đã nêu ở trên mới áp dụng cho một số đoạn đê, từ điều kiện thực tế, hiện trạng của các tuyến đê cũng như yêu cầu cần sửa chữa để có thể mở rộng áp dụng các biện pháp trên cho nhiều tuyến đê hơn, đảm bảo an toàn cho tất cả các tuyến đê trên toàn tỉnh Thái Bình.
3.2.2. Giải pháp phi công trình
Qua phân tích, đánh giá tại Chương 1 và Chương 2, rút ra được những mặt tích cực, những mặt còn hạn chế, vấn đề còn tồn tại cũng như những thách thức khó khăn trong lĩnh vực hoạt động Quản lý bảo vệ đê điều như: chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước nói chung, cơ quan quản lý về đê điều nói riêng và sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể về công tác quy hoạch, kế hoạch, thi hành pháp luật, quản lý bảo vệ đê điều, sự tham gia của cộng đồng vào lĩnh vực đê điều… Đó là những hoạt động liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, tỉnh cần có nhiều giải pháp để giải quyết. Với góc độ đề tài, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ đê điều như sau:
3.2.2.1. Về chỉ đạo, điều hành, thực hiện của các cấp, các ngành ở Tỉnh.
- Quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê và tính kế thừa của quy hoạch đê điều.
- Lâp quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn Tỉnh, lập quy hoạch sử dụng đất ngoài bãi sông có đê (phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ được phê duyệt); quy hoạch các khu vực bến bãi tập kết vật liệu xây dựng, thống nhất các tiêu chuẩn thiết kế, quản lý xây dựng các bến bãi và hoạt động của các cầu tàu, bến bãi đã cấp phép.
- Quy hoạch khai thác tài nguyên cát ở lòng sông, bãi sông và bãi bốc xếp vật liệu xây dựng, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển dân sinh kinh tế và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Nghiên cứu quy định mở rộng hành lang bảo vệ đê đối với vùng đã xảy ra đùn, sủi hoặc có nguy cơ đùn, sủi gây nguy hiểm đến an toàn đê.
- Kiểm tra, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều và phòng chống lụt bão tới các tổ chức, cá nhân; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh vi phạm; tăng cường việc đôn đốc chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương trong công tác quản lý, xử lý các vi phạm Luật Đê điều và Pháp lệnh Phòng chống lụt bão. Việc xử lý phải kiên quyết, dứt điểm và nghiêm minh theo quy định của pháp luật, chống tái phạm và vi phạm mới.
- Chỉ đạo tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành của Tỉnh trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, rà soát các loại văn bản do các cơ quan nhà nước cấp cho các tổ chức, cá nhân mà hoạt động của các tổ chức, cá nhân này đang vi phạm Luật đê điều và Pháp lệnh Phòng chống lụt bão, để có biện pháp thu hồi giấy phép sử dụng đất, giấy phép kinh doanh…
- Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam ở tỉnh và các tổ chức đoàn thể trong hoạt động quản lý bảo vệ đê điều.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục thường xuyên nâng cao nhận thức cộng đồng về đê điều.
3.2.2.2. Tổ chức, thực hiện trong bộ máy chi cục đê điều và PCLB
Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão Thái Bình giúp Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đê điều; thực hiện chức năng của Văn phòng Ban chỉ huy PCLB tỉnh, có nhiệm vụ tham mưu cho Ban chỉ huy PCLB tỉnh xây dựng và chỉ đạo thực hiện các phương án phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai trong phạm vi địa bàn tỉnh. Tổ chức hộ đê, phòng chống lụt bão,
bảo vệ các khu kinh tế, dân cư trong địa phương và khắc phục hậu quả do lũ, bão gây ra. Nhằm chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao, Chi cục cần tập trung thực hiện tốt một số việc sau:
- Rà soỏt lại chức năng nhiệm vụ của đơn vị, trờn cơ sở đú xỏc định rừ hơn chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban để điều chỉnh bổ sung phù hợp.
- Sắp xếp bố trí lại cán bộ, trên cơ sở đánh giá năng lực, chuyên môn của từng cán bộ. Điều chuyển lại cho hợp lý lực lượng cán bộ cả về năng lưc công tác cũng như chuyên môn nghiệp vụ, cho phù hợp với nhu cầu công việc của từng phòng, ban, hạt quản lý đê.
- Chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác Quản lý đê điều và PCLB như: có kế hoạch cử cán bộ đi học các khóa học nghiệp vụ về quản lý Nhà nước;
nghiệp vụ về quản lý đê; các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn.
- Thực hiện cơ chế khoán quỹ lương, để tạo nguồn kinh phí để thúc đẩy cơ chế thi đua khen thưởng (thưởng, phạt) tạo động lực kích thích cán bộ làm việc.
Thay vì, cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách, việc thi đua khen thưởng hầu như không có thưởng về kinh tế do đó cán bộ xem việc khen thưởng như hình thức phong trào, vì vậy hiệu quả công tác không cao.
- Xây dựng lại quy chế làm việc của Chi cục, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị và trên nguyên tắc coi trọng bàn bạc dân chủ, đề cao vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân phụ trách. Quy chế quy định các vấn đề cơ bản là:
+ Chế độ làm việc của lãnh đạo Chi cục và mối quan hệ của các phòng, ban, hạt quản lý đê trực thuộc; vai trò, trách nhiệm, sự chỉ đạo, điều hành, thực hiện của người phụ trách và của cán bộ công chức, viên chức.
+Mối quan hệ làm việc giữa lãnh đạo Chi cục với cơ sở Đảng với các tổ chức đoàn thể.
+ Mối quan hệ công tác của lãnh đạo Chi cục với UBND tỉnh, Cục Quản lý đê điều & PCLB, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT,
UBND các huyện, thị xã.
+ Chế độ quản lý, xử lý văn bản và chế độ thông tin báo cáo.
+ Chế độ kiểm tra giải quyết khiếu nại tố, cáo của công dân.
- Trên cơ sở quy chế của Chi cục, mỗi phòng, ban, hạt quản lý đê với chức năng nhiệm vụ xây dựng quy chế hoạt động của mình .
3.2.2.3. Quản lý đê có sự tham gia của người dân
Luật đê điều quy định trách nhiệm và quyền hạn cho UBND cấp xã về đê điều. Để hỗ trợ thực hiện tốt được trách nhiệm quyền hạn của mình, cần phải có một lực lượng trực tiếp quản lý đê thực hiện. Lực lượng này cũng được Luật đê đièu quy định nhiệm vụ, quyền hạn và đươc UBND cấp xa trực tiếp quản lý, đó là lực lượng quản lý đê nhân dân. Qua phân tích đánh giá tại chương 1, chương 2 và (phần 3.1) chương 3, đã phân tích, đánh giá xác định vai trò quan trọng của lực lượng quản lý đê nhân dân. Việc thành lập lực lượng này là cần thiết. Nhưng hiện nay chưa có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT và những quy định cho lực lượng này còn một số vấn đề hạn chế như: thiếu hệ thống chính sách đầy đủ thúc đẩy hoạt động hiệu quả và bền vững. Trách nhiệm của lực lượng quản lý đê nhân dân và mối quan hệ với lực lượng quản lý đờ chuyờn trỏch chưa được xỏc định rừ ràng. Chưa cú quy định cụ thể về trách nhiệm của quản lý đê nhân dân. Do đó mô hình cơ cấu tổ chức của lực lượng quản lý đê nhân dân được đề xuất ở đây mới chỉ mang tính định hướng. Mô hình như sau:
- Tên tổ chức: tổ quản lý đê nhân dân.
- Chức năng: là một tổ chức do UBND xã trực tiếp quản lý và giúp UBND xã thực hiện việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trên địa bàn.
- Nhiệm vụ, quyền hạn: ( theo quy định tại Điều 41, Luật đê điều)
- Tổ chức: 1 tổ trưởng, 1 đến 2 tổ phó và lực lượng tổ viên tùy theo chiều dài km đê do xã quản lý, với số lương 2 đến 3 người/1km.
+ Tổ trưởng, do phó Chủ tịch UBND xã kiêm nhiệm, bởi quản lý đê nhân dân cũng như quản lý đê chuyên trách phát hiện hành vi vi phạm, có quyền lập biên