C ÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN THỦY

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối choang, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN

1.5 C ÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN THỦY

1.5.1 Yếu tố về tự nhiên

Các công trình thủy điện của nước ta thường được xây dựng trên các sông, suối vùng núi cao có điều kiện địa chất, địa hình và chế độ thủy văn phức tạp. Với

địa hình chủ yếu là đồi núi cao, dốc và hiểm trở việc tiến hành quan trắc, phân tích kết cấu nền móng, chế độ dòng chảy, lưu lượng,... vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, là việc áp dụng những thiết bị, công nghệ lạc hậu trong công tác nghiên cứu đã dẫn đến nhiều kết quả sai lệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công tác thiết kế công trình.

Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có quy phạm khảo sát địa chất, địa hình dành riêng cho các công trình thủy điện. Do đó, trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư việc khảo sát, thu thập số liệu không đầy đủ, hoặc thiếu chính xác sẽ gây ra nhiều rủi ro.

Một thí dụ điển hình về việc ảnh hưởng của yếu tố địa chất, đó là sự rò rỉ nước ở thân đập và những trận động đất liên tiếp xảy ra tại thủy điện Sông Tranh 2. Do tiến hành nghiên cứu địa chất ban đầu trước đi tiến hành không tốt, nên công trình được tiến hành xây dựng trên nền đá granit có đứt gãy đang hoạt động. Theo nghiên cứu thực tế của các nhà khoa học sau khi sự việc xảy ra cho thấy, trong granit có rất nhiều dạng khe nứt khác nhau. Nứt nẻ có thể ở dạng nứt nẻ - hang hốc lớn, tạo độ rỗng macro có độ mở khe nứt trên 100 micromet và cũng có thể đến 2 - 3cm, các hang hốc có thể có đường kính 15 - 20mm, có thể ở dạng vi nứt nẻ, độ rỗng giữa tinh thể. Granit với độ rỗng nứt nẻ - hang hốc khoảng 0,5 - 1,5% thì độ thấm lên đến 20darcy (đơn vị đo độ thấm), với đặc tính thấm thủy động học. Đá granit Sông Tranh 2 có tuổi trong khoảng 245- 250 triệu năm, hình thành trong pha kiến tạo Indosini và chịu đựng hai pha kiến tạo lớn là pha Yến Sơn trong khoảng trên dưới 180 triệu năm và pha Hymalaya bắt đầu từ 52 triệu năm về trước. Bởi vậy, granit Sông Tranh 2 chứa đựng trong mình nó nhiều hệ thống khe nứt do tác động của các pha kiến tạo nên. Do đó, khi đập chính bắt đầu tích nước, nền đá granit Sông Tranh 2 bị cà nát mạnh và có nhiều khe nứt và lỗ rỗng, quá trình khuếch tán nước phát triển quá mạnh. Đây là yếu tố mà các nhà nghiên cứu động đất thủy điện Sông Tranh 2 vừa qua chưa hề tính đến. Do đó, khi hồ bắt đầu tích nước, áp xuất lớn khiến nước thấm sâu vào nền đá granit đến một mức độ đủ làm nhẹ một khu vực cấu trúc đủ lớn, thì cấu trúc địa chất đó bắt đầu dịch chuyển và gây ra hiện tượng rung động địa chấn.

Bên cạnh sự tác động không nhỏ của các yếu tố địa chất, địa hình và chế độ thủy văn tới hiệu quả kinh tế của dự án thủy điện, phải kể đến tác động của yếu tố thời tiết. Đây là một rủi ro đặc thù với các dự án thủy điện. Lượng mưa là một trong những nhân tố chính tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy thủy điện trước sự biến đổi khí hậu, công việc dự báo thời tiết trở nên khó khăn hơn, từ đó ảnh hưởng đến việc dự báo và kế hoạch lợi nhuận của các nhà máy thủy điện.

Với vị trí địa lý nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng mưa hàng năm lớn Việt Nam có yếu tố thuận lợi để phát triển thủy điện, tuy nhiên những khó khăn trong việc dự báo thời tiết dẫn đến việc đánh giá sai nguồn nước của các hồ chứa thủy điện; khi thì các hồ trong tình trạng mực nước xuống thấp thậm chí là cạn kiệt khi mùa khô kéo dài, nhưng khi xảy ra mưa lũ mực nước dâng cao nhanh chóng vượt quá sức chịu đựng của các đập thủy điện dẫn đến việc phải tiến hành xả lũ, việc này ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, gây ra các thiệt hại kinh tế nghiệm trọng. Hiện nay, vấn đề này đang được các nhà đầu tư hết sức quan tâm trong việc đánh giá đầu tư các dự án thủy điện, do tình hình mực nước các hồ thủy điện thiếu hụt nước ngày càng nhiều, điều đó cho thấy trình trạng thủy văn ở các hồ thủy điện trên cả nước đang vô cùng khó khăn. Theo cập nhật của EVN trừ ba hồ:

Đa Nhim, Tuyên Quang, Hòa Bình có mực nước cách mực nước chết lần lượt là:

11,7m; 12,2m; 20,5m thì hầu hết các hồ thủy điện khu vực miền Trung và Tây Nguyên như: A Vương, Sông Hinh, Ialy,… đều đã sát mực nước chết. Các nhà máy chỉ chạy máy được 4-10 giờ. Cao nhất là hồ Hòa Bình tổng lượng nước về cả năm 2010 chỉ đạt 34 tỷ mP3P, thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 22,5 tỷ mP3P. Vì vậy, dù vẫn chạy 8 tổ máy nhưng sản lượng điện của Hòa Bình cũng chỉ phát được 32-36 triệu kWh/ngày thay vì 42 triệu kWh/ngày như mọi năm.

Điều kiện tự nhiên cũng tác động mạnh mẽ đến sự an toàn công trình trong giai đoạn thi công hoặc thậm chí cả khi công trình đã được đưa vào vận hành khai thác. Như vậy sẽ làm cho hiệu quả kinh tế tài chính của dự án đầu tư giảm xuống.

1.5.2 Yếu tố về chính sách kinh tế

Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh tế tài chính của dự án. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: Chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư ...

và các chính sách làm công cụ điều tiết vĩ mô hoặc vi mô như: Chính sách tài khoá ( công cụ chủ yếu là chính sách thuế và chi tiêu của Chính Phủ), chính sách tiền tệ (công cụ là chính sách lãi suất và mức cung ứng tiền), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao, chính sách về giá vật liệu, giá xuất nhập khẩu...

Các dự án thủy điện thường đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất lớn, mặt khác đây lại là các công trình được ưu tiên đặc biệt do đó được hưởng những chính sách ưu đãi lớn về vốn vay. Chính vì vậy, tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn thường chiếm một tỷ lệ cao. Cơ cấu vốn khi đầu tư các dự án này thường là vốn vay 70%, còn lại là vốn tự có. Với cơ cấu vốn như thế sự dao động lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các dự án.

Để giới hạn mức rủi ro lãi suất, các dự án thủy điện có thể vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Nếu tiếp cận được nguồn vốn này, rủi ro lãi suất sẽ được giảm đi đáng kể vì đây là nguồn vốn với mức lãi suất cố định và được ưu đãi.

Như vậy, các chính sách kinh tế tác động đến hiệu quả kinh tế tài chính của dự án, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư cho dự án thủy điện được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp. Các chính sách kinh tế tác động vào quá trình đầu tư, góp phần tạo ra một cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành một cơ cấu hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hoặc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án.

1.5.3 Yếu tố về chính trị và suy thoái kinh tế

Yếu tố về chính trị và suy thoái kinh tế ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả kinh tế của một dự án nói chung và dự án thủy điện nói riêng.

Đối với một đất nước có sự đảo chính, lật đổ chế độ hay xâm chiếm của một nước khác thì nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào cũng sẽ giảm mạnh. Chiến tranh xảy ra kéo theo giá nguyên vật liệu tăng và cản trở việc tiến hành thực hiện dự án làm tăng thời gian xây dựng và chi phí đầu tư của dự án.

Bên cạnh yếu tố chủ quan là chính trị bên trong bản thân mỗi đất nước, yếu tố khách quan bên ngoài là tình trạng suy thoái kinh tế trên thế giới cũng kéo theo sự suy giảm kinh tế của trong nước. Điều đó dẫn đến lạm phát gia tăng khiến giá cả tăng, đồng tiền mất giá ảnh hưởng lớn đến tiến độ xây dựng và tăng kinh phí đầu tư của các dự án thủy điện do hầu hết các thiết bị đều phải nhập từ nước ngoài.

Những năm vừa qua, do ảnh hưởng của lạm phát tất cả các loại vật liệu: sắt, thép, xi măng cho đến cát, đá , sỏi,... đều bị cuốn theo cơn bão giá tăng mạnh từ 10%-50%. Cuộc rượt đuổi giá cả khiến chủ đầu tư phải tăng thêm chi phí xây dựng làm giảm mạnh hiệu quả kinh tế của dự án.

1.5.4 Yếu tố về công tác đầu tư và quản lý dự án đầu tư

Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều nội dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư do nhà nước quản lý và của chính bản thân doanh nghiệp, chống thất thoát lãng phí. Bảo đảm xây dựng dự án theo quy hoạch xây dựng yêu cầu bền vững mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, bảo hành công trình xây dựng.

Việc tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự xây dựng đối với các dự án thủy điện thuộc nguồn vốn NSNN, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phỏt triển nhà nước và vốn do doanh nghiệp Nhà nước. Phõn định rừ quyền

hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.

Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo trình tự xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, trước hết là tác động đến việc tạo ra kết quả đầu tư (các đối tượng đầu tư hoàn thành) và tác động đến chi phí đầu tư.

Chất lượng của công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng nói trên sẽ tạo điều kiện cho việc tiết kiệm hay thất thoát lãng phí vốn đầu tư, cũng tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư tăng hay giảm về mặt khối lượng và mang lại nhiều hay ít các lợi ích kinh tế - xã hội khi khai thác sử dụng các kết quả đầu tư này. Do những thiếu sót trong công tác quản lý đầu tư xây dựng đã làm cho vốn đầu tư bị thất thoát lãng phí.

Một số đối tượng đầu tư hoàn thành mang lại hiệu quả sử dụng không như mong muốn làm cho hiệu quả kinh tế tài chính của dự án kém đi.

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối choang, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)