DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN 2.2.1 Tổng quan về thuỷ điện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối choang, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 50)

- Về phát triển lưới điện: phát triển lưới điện truyền tải và phân phối một cách đồng bộ với chương trình phát triển nguồn điện Thực hiện việc hiện đại hóa và

DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN 2.2.1 Tổng quan về thuỷ điện ở Việt Nam

2.2.1 Tổng quan về thuỷ điện ở Việt Nam

Việt Nam là một trong số các nước có nguồn tài nguyên nước phong phú trên thế giới, với tổng lượng dòng chảy nước mặt bình quân hàng năm là 835 tỷ mP

3

P

. Tuy nhiên, do nguồn nước mặt phân bố không đều giữa các vùng và các tháng trong năm, khoảng 70-75% lượng mưa tập trung vào 3-4 tháng mùa mưa, trong đó có những tháng đạt tới 20-30% tổng lượng mưa cả cả năm, gây nên cảnh lũ lụt; nhưng ngược lại, trong mùa khô thì nhiều nơi không đủ nước, gây nên tình trạng hạn hán nghiêm trọng.

Với nguồn tài nguyên nước mặt phong phú nêu trên là 2360 sông suối lớn nhỏ trong phạm vi cả nước, đoạn thượng nguồn và trung du cuả các sông suối này thường có độ dốc tương đối lớn, nên rất thuận lới cho phát triển và khai thác thuỷ điện.

Với đặc điểm nêu trên, Việt Nam là nước có nguồn trữ năng thuỷ điện tương đối phong phú và là một trong 14 nước giàu nguồn tài nguyên thuỷ điện trên thế giới.

Tổng trữ lượng lý thyết nguồn tài nguyên thuỷ điện (tức tổng tiềm năng nguồn tài nguyên thuỷ điện theo lý thuyết) của Việt Nam đạt khoảng 300 tỷ kWh/năm, với tổng công suất lắp máy tương ứng là 34,68 triệu kW.

Tổng trữ lượng kinh tế - kỹ thuật ngồn tài ngyên thuỷ điện (tức tổng trữ năng nguồn tài nguyên thuỷ điện có thể khai thác một cách thuận lợi về mặt kỹ thuật và có hiệu quả về mặt kinh tế) đạt khoảng 80 đến 100 tỷ kWh/năm, với tổng công suất lắp máy tương ứng khoảng 18 đến 20 triệu kW. Trong đó:

- Thủy điện loại vừa và loại lớn (loại có công suất trạm N > 10.000 kW/trạm): có 142 địa điểm, với tổng công suất từ 18 – 18,65 triệu kW (chiếm 90 - 93% tổng trữ năng kinh tế - kỹ thuật nguồn tài nguyên thủy điện).

- Thủy điện nhỏ các loại (loại có công suất trạm N > 10.000 kW/trạm): có tổng công suất từ 1,6 – 2,0 triệu kW (chiếm 7 – 10% tổng trữ năng kinh tế - kỹ thuật nguồn tài nguyên thủy điện).

Cùng với việc sản xuất điện năng, hồ chứa nước của nhiều nhà máy thủy điện loại vừa và loại lớn còn đảm nhiệm việc tham gia cắt lũ, cung cấp nước cho vùng trung du và hạ du của lưu vực sông, kết hợp giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản và du lịch trong vùng hồ; trong đó có một số công trình thủy điện tham gia phòng lũ hạ du như: thủy điện Hòa Bình, thủy điện Thác Bà, thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Sơn La, trong các tháng mùa lũ thì nhiệm vụ cắt lũ cho hạ du là nhiệm vụ số một của các công trình này chứ không phải phát điện và quy trình vận hành hồ chứa của các nhà máy thủy điện phải tuân thủ theo sự điều hành của Ban phòng chống lụt bão Trung ương. Do đó, các công trình thủy điện này thực chất là công trình thủy lợi - thủy điện làm nhiệm vụ trị thủy và khái thác tổng hợp tài nguyên nước.

Theo TCXDVN 285-2002, quy mô trạm thủy điện được phân thành 5 cấp: - Cấp 1(loại lớn): Nlm ≥ 300 MW

- Cấp 2 (loại vừa): 50 ≤ Nlm < 300 MW - Cấp 3 (loại vừa): 5 ≤ Nlm < 50 MW - Cấp 4 (loại nhỏ): 0,2 ≤ Nlm < 5 MW - Cấp 5 (loại nhỏ): Nlm < 0,2 MW

- Trạm thủy điện có Nlm > 1000 MW được coi là trạm thủy điện siêu cấp Theo Bộ Công nghiệp tại quyết định 709/QĐ-NLDK ngày 13/4/2004, quy mô trạm thủy điện được chia thành:

- Loại lớn: Nlm ≥ 30 MW - Loại vừa: 3 ≤ Nlm < 30 MW - Loại nhỏ: 200kW ≤ Nlm < 3 MW

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối choang, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)