CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
2.3.4 Các p hương án kiến nghị và quy mô công trình
Dựa theo nghiên cứu so chọn quy mô công trình theo điều kiện địa hình, địa chất, dân sinh kinh tế, mức độ đền bù của khu vực nghiên cứu với ba phương án tuyến.
Phương án tuyến I: đã được nghiên cứu trong báo cáo đầu tư, các hạng mục công trình bao gồm: tuyến đập I nằm cuối bản Diềm trên vùng có độ dốc đáy sông rất thấp ~ 0,3%; tuyến năng lượng nằm bên bờ trái bao gồm cửa nhận nước, đường ống áp lực và nhà máy thủy điện.
Phương án tuyến II: cách phương án tuyến I khoảng 1400m về phía thượng lưu, tuyến đập đặt ở vị trí có cao độ lòng suối 52m, nhà máy thủy điện thuộc loại sau đập. Tuyến năng lượng nằm bên bờ trái gồm các hạng mục: cửa lấy nước, tuyến dẫn áp lực bằng bê tông cốt thép M200 dài khoảng 100m đi thẳng vào nhà máy thủy điện gồm 2 tổ máy turbine Kaplan.
Phương án tuyến III: được nghiên cứu cách phương án tuyến I về phía thượng lưu khoảng 2700m, cao độ lòng suối 60m, nhà máy thủy điện thuộc loại đường dẫn; chiều rộng mép nước tại thời điểm khảo sát 30m, tuyến năng lượng nằm bên bờ trái gồm các hạng mục: cửa lấy nước, kênh dẫn nước, tháp điều áp, đường ống áp lực và nhà máy thủy điện.
Kết quả tính toán và đánh giá chọn được phương án tuyến II cho các chỉ tiêu về kinh tế cao hơn, khả năng mất nước của hồ chứa không bị tiềm ẩn trong quá trình thi công cũng như vận hành lâu dài sau này, khối lượng và chi phí cho đền bù tuy lớn hơn phương án III nhưng nhỏ hơn phương án I và điện lượng lớn hơn. Do đó, quy mô các hạng mục công trình theo phương án được lựa chọn như sau:
- Hồ chứa:
+ MNDBT : 72 m
+ MNC : 70 m
+ Dung tích toàn bộ : 2,36.10^6 m3
+ Dung tích chết : 1,69.10^6 m3
+ Dung tích hữu ích : 0,66.10^6 m3 - Đập dâng kết hợp tràn tự do:
Phần đập không tràn:
+ Cao trình đỉnh đập : 77,5 m
+ Chiều rộng/dài vai trái : 3,5/23 m + Chiều rộng/dài vai phải : không bố trí
+ Mái thượng lưu : m=0
+ Mái hạ lưu : m=0,8
+ Chiều cao lớn nhất : H=14,5 m
Phần đập tràn:
+ Mực nước dâng bình thường : 72 m + Mực nước lũ thiết kế (p=1,5%) : 76,57 m + Mực nước lũ kiểm tra (p=0,5%) : 77,02 m
+ Cao trình ngưỡng tràn : 72 m
+ Chiều cao lớn nhất : 20 m
+ Chiều dài diện tràn : 90 m
- Cửa lấy nước:
Được bố trí bên trái tuyến đập có nhiệm vụ lấy nước vào đường ống áp lực, cao trình ngưỡng cửa lấy nước 64m, cửa lấy nước gồm 1 khoang n*b*h = 1*3,2*3,2m; lưu lượng thiết kế Q = 26,3m3; MNDBT trước cửa nhận nước 72 m.
- Tuyến năng lượng:
Đường ống chính được bố trí nối tiếp sau cửa nhận nước, kết cấu ống tròn bằng bê tông cốt thép, chế độ chảy có áp nhằm tận dụng cột nước công tác từ mực nước chết đến mực nước dâng bình thường, được nối thẳng từ cửa nhận nước đến mố phân dòng và rẽ nhánh vào 2 tổ máy của nhà máy thủy điện đường kính trong Do=3200mm, chiều dài đường ống 85m, độ dốc i=15%, lưu lượng thiết kế Q=26,3m3/s.
Đường ống nhánh gồm 2 đường ống bằng thép hàn từ mố phân dòng và rẽ nhánh vào 2 tổ máy của nhà máy thủy điện đường kính trong Dn=2000m, chiều dài mỗi đường ống 15m. Lưu lượng qua mỗi ống bằng nhau 13,15m3/s.
- Nhà máy thủy điện và kênh xả:
Được bố trí tại vị trí của nhà máy phương án II, công suất lắp máy 4MW gồm: 2 tổ máy, sử dụng turbine Kaplan, nhà máy kiểu trục đứng, kích thước mặt bằng 17,6*26m2, điện lượng trung bình hàng năm 14,2*10P6PkWh.
- Trạm phân phối điện 35kV:
Trạm phân phối được bố trí ở hạ lưu, bên trái nhà máy, kích thước của trạm phân phối là 16*34m tại nơi có địa hình thuận lợi nằm ngay sát đường vận hành của nhà máy thuận tiện cho công tác quản lý và vận hành sau này.
Máy biến áp tăng, máy biến áp tự dùng TD2 cùng toàn bộ thiết bị phân phối điện áp 35KV được bố trí ở trạm phân phối ngoài trời ở phía thượng lưu của nhà máy và nằm bên cạnh đường vào nhà máy tại cao trình 61,0m, có kích thước 16*34m.
- Đường dây 35KV:
Nhà máy thủy điện Suối Choang với công suất lắp máy 4MW, là loại nhà máy loại nhỏ trong hệ thống điện quốc gia và đóng vai trò đáng kể trong việc cung cấp điện cho các huyện Con Cuông và khu vực lân cận. Theo quy hoạch lưới điện khu vực, phương án đấu nối nhà máy thủy điện Suối Choang vào lưới điện Quốc gia như sau:
Đấu nối nhà máy thủy điện Suối Choang vào lưới điện khu vực tại thanh cái 35kV của trạm biến áp 35/0,4kV làng Diềm hiện tại, bằng một đường dây 35kV mạch đơn, chiều dài 2,5km, dùng dây dẫn AC-70. Phương án đấu nối này vừa đảm bảo vốn đầu tư ít nhất vì đường dây đấu nối rất ngắn, lại vừa giảm được tổn thất điện năng chung trong lưới điện, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho hệ thống điện và tăng được mức độ ổn định, an toàn cấp điện cho các phụ tải trong khu vực.
2.3.5 Hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối