Hiện trạng nguồn điện Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối choang, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 47)

- Về phát triển lưới điện: phát triển lưới điện truyền tải và phân phối một cách đồng bộ với chương trình phát triển nguồn điện Thực hiện việc hiện đại hóa và

2.1.3 Hiện trạng nguồn điện Việt Nam

2.1.3.1 Tình hình cung cấp điện:

Theo số liệu báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tổng điện thương phẩm cả nước năm 2010 đạt 85,59 tỷ kWh, tăng 12,6% so với năm 2009, trong đó điện cho công nghiệp và xây dựng tăng 17,31%, nông nghiệp và thủy sản tăng 32,87%, thương mại và dịch vụ tăng 11,36%, quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 7,07%.

Năm 2010 điện sản xuất và nhập khẩu của toàn hệ thống điện quốc gia đạt 100,1 tỷ kWh, tăng 15,1% so với năm 2009. Công suất cực đại toàn hệ thống năm 2010 là 15,5 MW.

Bảng 2-1: Điện thương phẩm kế hoạch và thực tế Năm Điện thương phẩm (GWh) TSĐ-VI TSD-VI (PD) Thực tế PA 15% PA 16% PA 17% 2006 51720 51720 51720 51514 51295 2007 59892 60668 61236 61301 58438 2008 69235 71042 72443 73623 67417 2009 79689 82622 84975 88937 76046 2010 91948 97111 101148 106724 85590

Bảng 2-2:Công suất lắp đặt kế hoạch và thực tế

Năm Pmax (MW) TSĐ-VI TSD-VI (PD) Thực tế PA 15% PA 16% PA 17% 2006 10466 10466 10466 10187 10187 2007 12039 12195 12309 12322 11286 2008 13820 14180 14460 14696 12636 2009 15824 16476 16973 17629 13867 2010 18100 19117 19911 21009 15500

Mặc dù sản lượng điện có sự tăng trưởng tuy nhiên tình hình cung cấp điện năm vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các tháng mùa khô. Vào mùa khô tình hình hạn hán nghiêm trong kéo dài làm suy giảm công suất và sản lượng các nhà máy thủy điện, một số nhà máy nhiệt điện mới (Hải Phòng, Quảng Ninh, Uông Bí 2, Cẩm Phả,..) lại vận hành không ổn định thường xảy ra sự cố, trong khi đó nhu cầu về điện lại tăng cao do nắng nóng dẫn đến việc mất cân đối cung cầu về điện.

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng thiếu điện là do nhiều dự án nguồn bị chậm tiến độ nhiều năm qua. Theo quy hoạch điện VI, yêu cầu đến hết năm 2009 hệ thống điện phải đạt công suất lắp đặt là 21000 MW, tuy nhiên đến nay công suất này chỉ đạt 18400 MW trong đó công suất khả dụng chỉ đạt 14500-15500 MW.

2.1.3.2 Nguồn cung điện:

Hiện nay ở nước ta có hai nguồn sản xuất điện năng chủ yếu đó là thủy điện và nhiệt điện. Nhiệt điện hiện nay chủ yếu là ba nguồn: nhiệt điện than, nhiệt điện khí và nhiệt điện dầu. Thời gian gần đây một số dự án sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời được ứng dụng nhiều hơn, góp phần tạo thêm nguồn cung cấp điện năng. Tổng công suất lắp đặt nguồn điện tính đến ngày 31/12/2010 là 21250MW, trong đó thủy điện chiếm tỷ trọng là 38%, nhiệt điện là 56%, diesel và nguồn điện nhỏ khác là 2% và điện nhập khẩu là 4%.

Trong các nguồn cung cấp điện chính thì thủy điện vẫn chiếm tỷ trọng cao, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu. Tuy nhiên trong kế hoạch phát triển nguồn điện của chính phủ thì tỷ trọng thủy điện sẽ giảm dần trong cơ cấu tổng nguồn điện sản xuất. Điều đó được thể hiện khi từ 2006 đến 2010 tỷ trọng các nguồn thủy điện giảm từ 46,63% xuống còn 38%, thay vào đó là sự gia tăng của các nguồn nhiệt điện bao gồm nhiệt điện than và nhiệt điện khí.

Bảng 2-3: Nhu cầu và phát triển thủy điện

Năm 2005 2010 2015 2020 2025

Tổng Nlm (MW) 11286 25857 - 27000 60000 - 70000 112000 181000

Thủy điện 4198 10211 19874 24148 30548

Biểu đồ 2-1:Cơ cấu nguồn điện 2006

Biểu đồ 2-2:Cơ cấu nguồn điện 2010

Theo kế hoạch phát triển nguồn cung cấp điện của EVN thì đến 2025, sẽ chú trọng nâng dần tỷ tọng của nhiệt điện than trong cơ cấu, giảm mạnh tỷ trọng của thủy điện và nhiệt điện khí, đáng chú ý hơn là sự xuất hiện và đóng góp đáng kể các nguồn năng lượng mới đó là năng lượng nguyên tử và năng lượng tái tạo.

Biểu đồ 2-3:Cơ cấu nguồn điện 2020

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối choang, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)