Phân tích rủi ro trong phân tích tài chính của dự án

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối choang, tỉnh nghệ an (Trang 90 - 99)

- Về phát triển lưới điện: phát triển lưới điện truyền tải và phân phối một cách đồng bộ với chương trình phát triển nguồn điện Thực hiện việc hiện đại hóa và

3.4.1 Phân tích rủi ro trong phân tích tài chính của dự án

Phân tích độ nhạy được tiến hành đối với phân tích tài chính nhằm đánh giá các trường hợp rủi ro đối với Nhà đầu tư sau khi thực hiện dự án. Phân tích độ nhạy được tính toán cho các phương án sau:

- Tổng mức đầu tư:

Trong quá trình xây dựng dự án, tổng vốn đầu tư có thể bị thay đổi vì một số lý do không lường trước được như: thay đổi thiết kế, điều chỉnh dự toán hoặc biến động quá lớn về giá,….

Theo kinh nghiệm của các chuyện gia xây dựng công trình thủy điện, tổng mức đầu tư thực tế có thể bị thay đổi ở mức biến động ± 10% giá trị dự toán.

Bảng 3-6: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá trị tổng mức đầu tư

Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng giảm tổng mức đầu tư

-10% -5% 0% +5% +10% FNPV (10P 6 Pđồng) 19.426 16.462 12.053 9.777 6.354 FIRR (%) 16,91 15,46 13,6 12,77 11,62 B/C 1,504 1,408 1,28 1,219 1,136

Theo kết quả tính toán ở bảng trên, ta nhận thấy vốn đầu tư tăng đến mức tối đa 10% so với ban đầu thì dự án vẫn đạt được hiệu quả kinh tế. Khi vốn đầu tư tăng/giảm ở mức tối đa 10% thì giá trị hiện tại ròng FNPV tăng/giảm tối đa 61% giá trị bình quân và FIRR tăng/giảm tối đa khoảng 24,3% giá trị bình quân. Kết quả này cho thấy vốn đầu tư là một biến cự kỳ nhạy với các chỉ tiêu tài chính của dự án.

- Điện lượng hàng năm:

Điện lương hàng năm cũng là một đại lượng có thể biến đổi trong thời gian vận hành nhà máy và khai thác dự án do sự thay đổi đột biên của thời tiết cũng như các điều kiện kỹ thuật khác. Theo kinh nghiệm biên độ thay đổi có thể lên đến ± 20% giá trị điện lượng trung bình tính toán.

Bảng 3-7: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá trị sản lượng điện năng hàng năm

Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng giảm sản lượng điện năng hàng năm

-20% -15% -10% -5% 0% +5% +10% +15% +20% FNPV FNPV (10P 6 P đồng) -658 2.094 5.097 8.386 12.053 15.854 19.655 23.456 27.257 FIRR (%) 9,62 10,46 11,39 12,42 13,6 14,85 16,12 17,43 18,76 B/C 0,985 1,049 1,118 1,194 1,28 1,368 1,456 1,544 1,632

Qua tính toán ta thấy sản lượng điện năng là một biến vô cùng nhạy cảm với các chỉ tiêu tài chính của dự án. Khi sản lượng điện hàng năm tăng/giảm ở mức tối đa 20% trị số thiết kế thì giá trị FNPV tăng/giảm tối đa 126% giá trị bình quân và FIRR tăng/giảm tối đa khoảng 38%.

- Giá bán điện:

Giá bán điện là một yếu tố chịu sự điều tiết của chính phủ và thường được chính phủ xây dựng dựa trên một kế hoạch phát triển dài hạn của ngành điện mà sự thay đổi của nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, các yếu tố rủi ro cũng có thể xảy ra khi gặp các biến động của tình hình kinh tế toàn cầu, biến động của các yếu tố tăng trưởng kinh tế, cung cầu trên thị trường, các khả năng xuất khẩu điện, giảm giá của nhà nước đối với chính sách đối ngoại,…. Đối với dự án thủy điện Suối Choang ta chọn mức dao động của giá điện là ±10%.

Bảng 3-8: Ảnh hưởng của việc thay đổi giá bán điện

Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng giảm giá bán điện

-10% -5% 0% +5% +10% FNPV (10P 6 Pđồng) 5.143 8.433 12.053 15.854 19.655 FIRR (%) 11,4 12,44 13,6 14,85 16,12 B/C 1,119 1,196 1,28 1,368 1,456

Theo kết quả tính toán ở trên, giá bán điện cũng là một biến nhạy cảm với các chỉ tiêu tài chính của dự án. Khi giá bán điện tăng/giảm ở mức tối đa 10% thì giá trị FNPV tăng/giảm tối đa 63% giá trị bình quân và FIRR tăng/giảm tối đa khoảng 18,5%. Tuy nhiên, đây lại là biến số có thể kiểm soát được nên sẽ không xét đến trong phân tích tình huống và phân tích mô phỏng.

Để xác định biến nào nhạy cảm nhất với các chỉ tiêu hiệu quả (FNPV, FIRR) cũng như để xác định biến số chính có tác động lớn nhất đến chỉ tiêu hiệu quả. Ta tiến hành tính toán độ co giãn của các chỉ tiêu hiệu quả (FNPV, FIRR) theo các biến đầu vào (tổng mức đầu tư, sản lượng điện, giá bán điện).

Trên cở sở đó tìm biện pháp nhằm giảm xuống mức thấp nhất sự biến động theo chiều hướng xấu của các biến đầu vào. Từ đây giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư và tăng hiệu quả của dự án.

Độ co giãn của chỉ tiêu FNPV theo các biến đầu vào:

- Co giãn của FNPV theo biến tổng mức đầu tư (K): Tổng mức đầu tư tăng 10% so với dự kiến ban đầu, FNPV giảm từ 12,053 tỷ đồng xuống 6,354 tỷ đồng.

(Dấu âm thể hiện FNPV nghịch biến với tổng mức đầu tư K)

- Co giãn của FNPV theo biến sản lượng điện (E): Sản lượng điện giảm 10% so với sản lượng điện dự kiến ban đầu, FNPV giảm từ 12,053 tỷ đồng xuống 5,097 tỷ đồng.

(FNPV đồng biến với sản lượng điện)

- Co giãn của FNPV theo giá bán điện(L): Giá bán điện giảm lên 10% so với dự kiến ban đầu, FNPV giảm từ 12,053 tỷ đồng xuống 5,143 tỷ đồng.

(Dấu âm thể hiện FNPV nghịch biến với giá bán điện)

Biểu đồ 3-4: Độ co giãn của FNPV theo các biến đầu vào

U

Nhận xét:U Qua tính toán và biểu đồ trên đây ta nhận thấy giá trị của chỉ tiêu hiệu

quả NPV nhạy cảm nhất với biến sản lượng điện, sau đó là biến giá bán điện và ít nhất là vốn đầu tư.

Độ co giãn của chỉ tiêu FIRR theo các biến đầu vào:

- Co giãn của FIRR theo biến tổng mức đầu tư (K): Tổng mức đầu tư tăng 10% so với dự kiến ban đầu, FIRR giảm từ 13,6% xuống 11,62%.

(Dấu âm thể hiện FIRR nghịch biến với tổng mức đầu tư K)

- Co giãn của FIRR theo biến sản lượng điện (E): Sản lượng điện giảm 10% so với sản lượng điện dự kiến ban đầu, FIRR giảm từ 13,6% xuống 11,39%.

(Dấu dương thể hiện FIRR đồng biến với sản lượng điện E)

- Co giãn của FIRR theo giá bán điện (L): Giá bán điện tăng lên 10% so với dự kiến ban đầu, FIRR giảm từ 13,6% xuống 11,4%.

(Dấu âm thể hiện FIRR nghịch biến với giá bán điện)

Biểu đồ 3-5: Độ co giãn của FIRR theo các biến đầu vào

U

Nhận xét:U Qua tính toán và điểu đồ trên đây ta nhận thấy giá trị của chỉ tiêu hiệu

quả FIRR nhạy cảm nhất với biến đầu vào là sản lượng điện, sau đó là giá bán điện và ít nhạy cảm nhất với biến vốn đầu tư.

U

Kết luận:

Từ các kết quả tính toán và phân tích ở trên ta thấy các chỉ tiêu hiệu quả FNPV, FIRR rất nhạy cảm trước sự thay đổi của các biến đầu vào. Tuy nhiên, các

giá trị của các chỉ tiêu hiệu quả vẫn nằm trong phạm vi an toàn cho phép. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện đầu tư dự án nhà đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng đối với các biến số chính đầu vào tác động trực tiếp đến các chỉ tiêu hiệu quả là tổng vốn đầu tư và sản lượng điện. Kiểm soát và quản lý chúng chặt chẽ hơn nhằm hạn chế những tác động xâú, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

3.4.1.2 Phân tích tình huống:

Phân tích tình huống là một phương pháp phân tích rủi ro cổ điển, trong đó các chỉ tiêu tài chính của dự án được tính toán trong các tình huống giả định tốt, xấu hoặc xấu nhất đối với dự án.

Các biến rủi ro trong phân tích tình huống được sử dụng của dự án là vốn đầu tư và sản lượng điện hàng năm:

- Tình huống tốt nhất đối với biến vốn đầu tư là giảm 10% và xấu nhất là tăng 10% so với giá dự toán;

- Tình huống tốt nhất đối với biến sản lượng điện là tăng 20% và xấu nhất là giảm 20% so với giá trị thiết kế;

Kết quả tính toán các tình huống được thể hiện dưới bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 3-9: Kết quả tính toán các tình huống

Stt Các tình huống phân tích

Các biến thay đổi Các chỉ tiêu tài chính Vốn đầu tư Sảnđiện lượng (10FNPV

P6 6 Pđồng) FIRR (%) B/C 1 Tốt nhất -10% +20% 33.522 22,35 1,856 2 Tốt -5% +10% 22.937 17,67 1,559 3 Bình thường 0% 0% 12.053 13,6 1,28 4 Xấu +5% -5% 4.988 11,28 1,11 5 Xấu +5% -10% 1.697 10,31 1,037 6 Xấu nhất +10% -20% -7.507 7,79 0,841

Kết quả tính toán cho thấy khi các biến đầu vào cũng thay đổi một lúc với tình huống xấu nhất thì dự án không đạt hiệu quả trên quan điểm của chủ đầu nữa.

3.4.1.3 Phân tích mô phỏng:

Phương pháp phân tích mô phỏng Monte Carlo được ứng dụng trong phân tích mô phỏng của dự án thủy điện Suối Choang. Các biến dự báo của mô phỏng là FNPV và FIRR. Các biến rủi ro của mô phỏng là vốn đầu tư và điện lượng trung bình năm.

Để thuận tiện cho việc thực hiện mô phỏng ta sử dụng phần mềm Crystal Ball để phân tích mô phỏng.

Crystal Balllà phần mềm được chạy trên nền Microsoft Excel dùng để phân tích rủi ro và dự báo. Phần mềm này dùng kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo trên các biến không chắc chắn được người sử dụng định nghĩa như là một phân phối xác suất phù hợp để dự báo một dãy kết quả cũng mức độ tin cậy.

Vốn đầu tư được mô phỏng từ giả thiết sẽ có giá trị biến thiên ±10% xung quanh giá trị vốn đầu tư dự toán. Phân phối xác suất được lựa chọn cho biến vốn đầu tư là phân phối tam giác.

Sản lượng điện năng trung bình hàng năm được mô phỏng từ giả thiết sẽ biến thiên ±20% xung quanh giá trị điện năng trung bình năm thiết kế. Phân phối xác suất được lựa chọn cho biến rủi ro này là dạng phân phối tam giác.

Bảng 3-10: Kết quả xác định biến rủi ro và các phân phối xác suất

STT Biến rủi ro Đơn vị tính Dạnh phân phối Miền giá trị Min Trunh bình Max 1 Vốn đầu tư 10P 6 P đồng Tam giác 64.658,67 71.124,53 78.236,99 2 Sản lượng điện hàng năm 10 P 6 P kWh Tam giác 11,83 14,20 17,04

Bảng 3-11:Kết quả phân tích mô phỏng

Chỉ tiêu Xác suất vọng Kỳ Phương sai Độ lệch chuẩn Min Max

FNPV (>0) 10P 9 P đồng 97,89% 12,45 1,94 8,33 -7,63 34,18 FIRR (>9,82%) 97,89% 13,8 0,047 3,75 6,23 23,14

Phân tích mô phỏng cho thấy FNPV, FIRR đều đạt chỉ tiêu yêu cầu với xác suất rất lớn là 97,89%. Từ kết quả phân tích này cho thấy mức độ rủi ro đối với dự án là tương đối thấp.

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối choang, tỉnh nghệ an (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)