Hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện .1 Xét hiệu quả của các dự án theo suất đầu tư và giá điện

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối choang, tỉnh nghệ an (Trang 56 - 62)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN

2.2 T HỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN

2.2.3 Hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện .1 Xét hiệu quả của các dự án theo suất đầu tư và giá điện

a. Chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện:

- Chi phí tài chính: Việt Nam đã tiếp cận được với những nguồn vốn lớn với chi phí thấp. Điều này thường ưu ái với những dự án có chi phí đầu tư ban đầu lớn những chi phí hoạt động thấp như thủy điện.

- Chi phí nhiên liệu: Đây không phải là vấn đề đáng quan tâm của thủy điện vì đặc thù của thủy điện vốn không sử dụng nhiên liệu.

- Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư thủy điện phụ thuộc vào vị trí dự án, thông thường thì vào 1400 USD/kW nếu lãi vay được tính trong thời gian xây dựng, cần phải tính chi phí phát điện cố định trên mỗi kWh. Để tính được, ta phải biết chi phí đầu tư ban đầu, lãi suất và chi phí vốn chủ sở hữu, số giờ sử dụng hàng năm và vòng đời của nhà máy phát điện. Đa số các tổ máy thủy điện chỉ có thể chạy khoảng 4000 giờ một năm.

Bảng 2-4: Chi phí vốn đầu tư thủy điện

Chi phí

vốn/kW

Số năm hoạt động

Số năm

xây dựng Số giờ một năm

Chi phí cố định (cent/kWh)

Thủy điện $1400 40 3-6 4000 3,5

Để tính được chi phí phát điện, phải xem xét tất cả các chi phí: chi phí cố định và chi phí vận hành – quản lý (O&M). Chi phí vận hành thường vào khoảng 0,2 cent/kWh.

Bảng 2-5: Tổng chi phí đầu tư thủy điện

Chi phí cố định

(cent/kWh)

Vận hành - quản lý

(cent/kWh) Tổng

Thủy điện 3,5 0,2 3,7

b. Giá bán điện:

Giá bán lẻ điện hiện nay do bộ Công thương quy định, khi muốn thay đổi giá bán, Bộ phải trình phương án và gửi lên Thủ tướng để xin thông qua. Trên cơ sở giá

bán lẻ điện, EVN sẽ cân đối và ra quyết định về giá mua vào các nguồn điện cũng như cơ cấu nguồn. Dựa trên các tính toán chi phí bên trên, có thể thấy thủy điện là nguồn có chi phí rẻ nhất.

Về giá mua điện của EVN, giá này do EVN thỏa thuận với từng nguồn điện khác nhau và với từng công trình khác nhau, dựa trên cơ sở giá trần và sàn do Bộ Công thương quy định.

Bảng 2-6: Khung giá điện quy định theo Quyết định số 2014/QĐ-BCN

Giá điện thanh cái của các nhà máy thủy điện có công suất lắp máy > 30MW Mùa khô (từ 01/10 đến 30/06 năm sau) 2,5 - 5,0 US cent/kWh

Mùa mưa (từ 01/07 đến 30/09) 2,0 - 4,7 US cent/kWh

Giá điện thanh cái của các nhà máy thủy điện có công suất lắp máy ≤ 30MW Mùa khô (từ 01/10 đến 30/06 năm sau) 2,7 - 5,2 US cent/kWh

Mùa mưa (từ 01/07 đến 30/09) 2,5 - 5,0 US cent/kWh

c. Đánh giá đầu tư:

Bảng 2-7: Tổng hợp chi phí vốn của sản xuất thủy điện Tổng chi phí phát điện (cent/kWh)

Chi phí

cố định Nhiên liệu Vận hành - quản lý Tổng

Thủy điện 3,5 0 0,2 3,7

Với chi phí dự án thủy điện như trên và giá bán điện quy định của Nhà nước, coi các yếu tố tác động bên ngoài đến các dự án là thuận lợi thì ta có thể nhận thấy các dự án thủy điện hiện nay mang lại hiệu quả tương đối lớn. Nhưng từ dự án trên

giấy đến thực tế là cả một khác biệt rất lớn. Có hay chăng các dự án thủy điện này chỉ mang lại hiệu quả tài chính cho chủ đầu tư, còn hiệu quả kinh tế của toàn xã hội thì không phải dự án nào cũng mang lại và trong đó đã có rất nhiều các dự án sau khi hoàn thiện đưa vào sử dụng đã gây ra những thiệt hại cả về người và của không thể bù đắp được.

2.2.3.2 Xét hiệu quả của các dự án trên thực tế:

Nước ta có tiềm năng thủy điện khá lớn, tập trung ở vùng Tây Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, ngành điện Việt Nam hiện nay vẫn có cầu lớn hơn cung và nhu cầu dự báo sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn với tốc độ cao hơn hai lần tăng trưởng GDP, do đó việc đầu tư vào nguồn cung của thủy điện luôn được khuyến khích và quan tâm của chính phủ về các chính sách thuế, lãi suất.

Tính đến cuối năm 2012, cả nước hiện còn 899 dự án thủy điện (24.880 MW), trong đó, đã đi vào vận hành phát điện 260 dự án (13.694,2 MW); đang thi công xây dựng 211 dự án (6.712,6 MW) để đưa vào vận hành từ nay đến năm 2017...

Việc đầu tư thuỷ điện không đơn giản, bởi suất đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, phần lớn các dự án thuỷ điện nằm ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, đường điện đấu nối truyền tải xa. Bên cạnh đó hệ thống truyền tải điện chưa đáp ứng nhu cầu đấu nối từ các nhà máy thuỷ điện... Mặt khác, hạ tầng cơ sở trong khu vực nông thôn miền núi quá yếu kém nên công tác vận chuyển vật tư thiết bị và cấp điện thi công không đơn giản. Ngoài ra, việc đầu tư thuỷ điện còn chịu nhiều yếu tố như: trượt giá do suy thoái kinh tế, chính sách tín dụng, thiên tai lũ lụt, hạn hán kéo dài.... làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của các dự án.

Hiện nay, các dự án thủy điện lớn trên 30MW hầu hết đều do EVN làm chủ đầu tư. Công tác khảo sát, thiết kế, lựa chọn công nghệ xây đựng đập, lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công đều do các đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm

thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn được phép áp dụng. Việc thi công xây dựng các công trình này cũng đều do các tập đoàn, tổng công ty, công ty chuyên về xây dựng, có nhiều kinh nghiệm, năng lực đảm nhận.

Công tác giám sát và quản lý chất lượng thi công được đánh giá là thực hiện theo đúng các chỉ dẫn, yêu cầu. Không những vậy, các dự án này bên cạnh việc xác định những tác động tiềm năng tích cực thường nhìn thấy được của dự án như: năng lượng thủy điện, nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, lợi ích từ nuôi trồng thủy sản và giải trí từ hồ chứa, giao thông thủy hay sự giảm nhẹ những thiệt hại do lũ, do xâm nhập mặn của nước biển; còn chú trọng nhiều đến việc tính toán các tác động tiềm năng tiêu cực đặc biệt là thiệt hại cho xã hội và môi trường thường vô hình và tương đối khó xác định như: rủi ro vỡ đập, hiệu ứng nhà kính, tác động của chiếm đất đai, phá rừng, sự mất đi những di tích lịch sử, di sản văn hóa,… Chính vì vậy, các dự án thủy điện lớn thường đạt được hiệu quả kinh tế rất lớn (riêng năm 2012 cung cấp chiếm khoảng 81% lượng điện của thủy điện) và ít xảy ra những sự cố.

Bên cạnh các dự án thủy điện lớn được Chính phủ quan tâm, các dự án thủy điện vừa và nhỏ cũng được ưu tiên trong các chiến lược và chính sách phát triển năng lượng đã được Chính phủ phê duyệt. Bởi lẽ, từ thực tế vận hành cho thấy hàng năm các dự án thủy điện vừa và nhỏ đảm bảo cung cấp nguồn điện tại chỗ cho địa phương với một sản lượng điện đáng kể, nhất là ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, lưới điện quốc gia chưa thể vươn tới. Trong năm 2012, sản lượng điện do các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ cung cấp chiếm khoảng 19% tổng lượng điện phát ra từ thủy điện và 7% sản lượng điện toàn hệ thống. Các dự án thủy điện nhỏ chủ yếu khai thác địa hình tự nhiên, hồ chứa có dung tích nhỏ với chế độ điều tiết tích, xả nước trong ngày nên ít gây ảnh hưởng đến môi trường-xã hội.

Tuy nhiên, do phát triển quá “nóng” nên việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ thời gian qua đã bộc lộ nhiều vấn đề tồn tại. Cụ thể do thiếu kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch nên Ủy ban Nhân dân các tỉnh đã quá dễ dàng trong việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cũng như chấp thuận chủ trương

nghiên cứu đầu tư khiến Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung.

Thực tế triển khai cũng cho thấy, Ủy ban Nhân dân các tỉnh chưa chú ý nhiều đến các yếu tố về xã hội, môi trường, phụ tải, hệ thống đấu nối điện, năng lực và kinh nghiệm của các nhà đầu tư, công tác đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) bị xem nhẹ, chất lượng chưa cao do chưa có quy định yêu cầu bắt buộc, báo cáo ĐMC chưa được lồng ghép vào quy hoạch phát triển thủy điện,… mà chỉ chú trọng đến yếu tố về kinh tế, dẫn tới cấp phép đầu tư cho quá nhiều dự án, thậm chí cả những dự án không có trong quy hoạch và sau này phải kiến nghị bổ sung, điều chỉnh.

Chủ đầu tư các dự án thủy điện nhỏ chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, thiếu cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm nên quản lý chất lượng chưa chặt chẽ, không phát huy hiệu quả kinh tế của các dự án. Vụ vỡ đập thủy điện La Krêl 2 ở Gia Lai ngày 12/6 vừa qua là một ví dụ. Cá biệt hiện nay vẫn còn chủ đầu tư cố tình không tuân thủ việc đăng ký và thực hiện việc đăng ký an toàn đập mặc dù đã được thông báo, nhắc nhở bằng công văn nhiều lần. Đó là chưa kể có hơn 1.000 nhà máy nằm rải rác khắp các tỉnh miền núi đang cần một khoản tiền không nhỏ để đầu tư lưới truyền tải do được xây dựng không theo quy hoạch dẫn đến khi xây dựng xong không có đường đấu nối vào lưới điện quốc gia, lại phải kiến nghị chờ Tập đoàn Điện lực Việt Nam có phương án giải quyết, là gánh nặng trong điều kiện hiện nay.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã và sẽ góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp và ngân sách cho các địa phương có dự án; tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương. Việc đầu tư xây dựng các hồ chứa thủy điện cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc trữ và điều hòa nước cho các nhu cầu khác, đặc biệt là vào mùa khô. Các chuyên gia năng lượng khẳng định: việc phát triển các dự án thủy điện cần phải cân đối các lợi ích.

Bộ Công Thương vừa thông báo đã thống nhất với các tỉnh loại khỏi quy hoạch 338 dự án thủy điện với tổng công suất 1.088,9 MW gồm: 2 dự án thủy điện bậc thang (118 MW) và 336 dự án thủy điện nhỏ (970,9 MW); đồng thời không tiếp

tục xem xét đưa vào quy hoạch 169 vị trí tiềm năng thủy điện (362,5 MW). Theo đánh giá của Bộ Công Thương, các dự án, vị trí tiềm năng thủy điện bị loại bỏ đều thuộc đối tượng hiệu quả kinh tế thấp, tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực đến môi trường - xã hội, ảnh hưởng đến quy hoạch hoặc dự án ưu tiên khác, nhà đầu tư trả lại do không khả thi hoặc không có nhà đầu tư quan tâm

Điển hình như tỉnh Quảng Nam có 18 dự án thủy điện được tạm dừng theo đề xuất của chính quyền địa phương sau khi rà soát quy hoạch thủy điện, xem xét năng lực của nhà đầu tư, hiệu quả của từng dự án. Các dự án bị tạm dừng gồm: A Vương 4, A Vương 5, A Vương 3, Nước Bươu, Nước Xa, A Banh, Đăk Pring, Đăk Ring 2, Chà Vàl, Sông Bung 3, Sông Bung 3A, Nước Biêu, Đăk Di 1, Đăk Di 2, Đăk Di 4...

UBND tỉnh Bình Phước cũng loại bỏ 8 trong tổng số 14 dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn vì không hiệu quả về kinh tế, chiếm nhiều đất và có thể gây tác động không tốt tới môi trường sinh thái.Đó là các dự án: Cần Lê, Đak Quore, Thọ Sơn, Đoàn Kết, Đak Wai, Suối Rạt, Đak Nhau, Tôn Lê Chàm. Ngoài ra, dự án thủy điện Thống Nhất (công suất 2MW) cũng bị thu hồi do tiến độ thực hiện rất chậm dù đã được gia hạn nhiều lần, chiếm diện tích đất lớn và tác động không tốt đến môi trường và đời sống người dân.

2.3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối choang, tỉnh nghệ an (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)