Giới thiệu tổng quan về ngành điện Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối choang, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 42)

Đến thời điểm hiện nay ngành điện vẫn là ngành có tính độc quyền cao khi hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là người mua và bán điện duy nhất trên thị trường. EVN là một trong sáu tập đoàn mạnh của đất nước, giữ vài trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế.

EVN có nhiệm vụ quyết định chiến lược, định hướng chiến lược phát triển ngành điện, phát triển các dự án điện, cân đối nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ trong nước. Với vai trò tuyệt đối trong ngành điện, EVN có quyền quyết định gần như tất cả các vấn đề trong ngành như việc mua điện từ đâu, giá mua điện,...

Ngành điện hiện nay vẫn đang là ngành có nhu cầu lớn hơn khả năng sản xuất trong nước. Tình trạng thiếu điện Việt Nam vẫn còn tiếp tục xảy ra, đặc biệt là vào mùa khô khi các dự án thủy điện thiếu nước. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do giá điện thương phẩm hiện nay còn thấp không khuyến khích được tư nhân đầu tư mạnh vào các dự án điện khác mà tập trung chủ yếu vào các dự án thủy điện với chi phí vận hành thấp nên ngành điện nước ta vẫn lệ thuộc rất lớn vào thủy điện.

Việc đầu tư trong ngành được sự khuyến khích và hỗ trợ rất nhiều từ phía Chính phủ. Gần đây Chính phủ có đưa ra phương án phát triển ngành điện thiết thực, đáng nói nhất là hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp từ ngân hàng Quốc tế về tái thiết và phát triển của WB để đầu tư các dự án điện.

Các nguồn sản xuất điện nước ta hiện nay chủ yếu từ thủy điện và nhiệt điện. Các nguồn năng lượng tái tạo hiện đang được ứng dụng thử nghiệm tại một số dự án. Trong quy hoạch cung ứng điện trong tương lai, các nguồn năng lượng tái tạo này được cân nhắc phát triển, tạo ra nguồn cung ứng mới tiên tiến.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 26/2006/QĐ-TTg về lộ trình xóa bỏ độc quyền trong ngành điện sẽ gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn từ 2005 - 2014: Cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất điện, xu hướng này sẽ thay thế độc quyền.

- Giai đoạn từ 2015 - 2022: Cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực bán buôn điện.

- Giai đoạn sau 2022: Cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ, ngành điện vận động theo cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện suối choang, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)