Là phương pháp đơn giản và rẻ tiền nhất hiện nay mà người ta đang sử dụng.
Chất lượng và hiệu quả của phương pháp này hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết.
Nếu trời nắng và tốc độ gió lớn thì thời gian làm khô sẽ nhanh, chất lượng được đảm bảo và ngược lại. Phương pháp này rất đơn giản ta chỉ việc rải đều cá hố lên
sàn phơi bằng xi măng hoặc trên các khay bằng lưới sạch, tránh không để cho cá hố bị dính cát sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm.
Ưu điểm: Đơn giản, rẻ tiền hầu như không mất thêm chi phí.
Nhược điểm: không chủ động được hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Do vậy hiệu quả kinh tế thấp, chất lượng không được đảm bảo, nếu trời không nắng tốc độ khô của cá hố lâu làm ảnh hưởng đến chất lượng của cá hố.
1.3.2. Sấy khô cưỡng bức 1.3.2.1. Phòng sấy kiểu phòng.
a. Phòng sấy kiểu phòng thông gió tự nhiên
Đây là một phòng sấy phổ thông có thể áp dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi. Trên thực tế các ngư dân không có điện, không có nồi hơi thì việc sấy khô trên cơ bản là vào kiểu sấy này. Nhiệt lượng tỏa ra của than đốt thường là than đá hay than gỗ.
Nguyên tắc thông gió:
Dựa vào sự chênh lệch của nhiệt độ trong và ngoài phòng sấy, dẫn tới sự chênh lệch về áp suất và tạo nên dòng không khí lưu thông tự nhiên. Quá trình làm việc của nó là không khí ở ngoài trời đi vào lò đốt được gia nhiệt biến thành không khí nóng đi vào lò đem đến cho cơ thể cá hố một nhiệt lượng cần thiết để nước trong cá hố đi ra rồi qua ống thoát ẩm ra ngoài. Dựa vào phương hướng lưu thông của không khí có thể chia ra làm 2 kiểu phòng sấy:
+ Phòng sấy cung cấp hơi nóng tự nhiên từ trên xuống:
Nguyên lý làm việc của thiết bị: không khí lạnh vào lưới lọc, không khí được gia nhiệt thành không khí nóng đi qua lá chắn phân phối để cung cấp nhiệt cho nguyên liệu từ trên xuống, không khí khô hút ẩm của nguyên liệu trở thành không khí ẩm rồi đi qua ống thoát ẩm và ra ngoài. Để đảm bảo cho sự lưu thông của phòng sấy này được tốt thì nhiệt độ trong phòng sấy phải trên 800C
Nhược điểm: Nhiệt độ sấy có yêu cầu không quá 40oC nhưng với nhiệt độ thấp đó không đảm bảo cho không khí trong phòng sấy tuần hoàn được, nhất là những mùa nhiệt độ không khí ở ngoài thấp do đó loại phòng sấy này không áp dụng để
sấy những loại nguyên liệu thể keo xốp được như cá hố mà được dùng sấy những loại xốp như rong tảo và các loại bột xốp.
Mức độ khô của nguyên liệu từ trên xuống có sự khác nhau, lớp trên quá khô còn lớp dưới quá ẩm và nhiệt độ thấp nên dễ bị hư hỏng.
+ Phòng sấy cung cấp hơi nóng từ dưới lên.
Nguyên lý làm việc: gia nhiệt đốt nóng tấm kim loại rồi đốt nóng không khí.
Không khí nóng sẽ đi từ dưới lên và tiến hành sấy khô nguyên liệu. Sau khi trao đổi nhiệt không khí ẩm theo ống thoát ẩm ra ngoài. Loại phòng sấy này khá phổ biến và có nhiều ưu điểm hơn phòng sấy trên. Vấn đề lưu thông của không khí trong phòng thuận tiện hơn loại trước nhiều và tỉ lệ lợi dụng phòng sấy cũng cao hơn. Thao tác dễ dàng hơn và kết cấu hoàn thiện hơn. Khi sấy nguyên liệu ở dưới khô trước thì lấy ra và chuyển dần ở trên xuống.
b. Phòng sấy kiểu phòng thông gió nhân tạo.
Phòng sấy kiểu này đã tiến bộ hơn phòng sấy trên vì có quạt gió có thể thông gió dễ dàng và điều chỉnh được tốc độ gió theo ý muốn đồng thời luồng gió đi trong phòng sấy ổn định.
Nguyên lý làm việc: không khí qua lưới lọc gió vào hỗn hợp không khí đi qua bộ phận gia nhiệt được đốt nóng và được quạt gió thổi đi trong phòng đến lá chắn đứng, gió được phân phối theo chiều đứng rồi đi qua lá chắn đảo gió đi xuống dưới đi vào vách khuếch tán gió làm cho gió phân phối đều đặn từ trên xuống đi qua phòng sấy trở thành không khí nóng đi đến buồng sấy rồi đi ra, ẩm đi ra ngoài còn bộ phận không khí nóng còn lại đi qua lá chắn rồi về phòng hỗn hợp lại tiếp tục chu trình sau. Nhiệt độ sấy của loại phòng này cũng được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu nhiệt độ khoảng 40 – 50oC và sau khi sấy bán khô thì nâng nhiệt độ lên 70 – 80oC và sấy đến khô. Để hiệu suất được cao nên giảm nhỏ chiều dày của nguyên liệu và nên áp dụng phương pháp sấy gián đoạn. Thời gian sấy phụ thuộc vào loại nguyên liệu. Tốc độ gió ở giai đoạn đầu khoảng 3 – 4 m/s và giai đoạn sau khoảng 5 – 6 m/s.
1.3.3. Sấy khô bằng bức xạ hồng ngoại kết hợp với sấy lạnh
Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ 0.75 m.
Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ. Tia hồng ngoại do các vật được nung nóng phát ra.
Vật có nhiệt độ thấp chỉ phát ra tia hồng ngoại. Chẳng hạn như cơ thể con người ở nhiệt độ 37oC chỉ phát ra tia hồng ngoại trong đó mạnh nhất là tia có bước sóng ở vùng 9 m.
Trong ánh sáng mặt trời, có khoảng 50% năng lượng của chùm ánh sáng thuộc về tia hồng ngoại.
Tia hồng ngoại là tia nhiệt có bước sóng từ 0,45 – 0,76 m.
Kỹ thuật hồng ngoại là một trong những lĩnh vực khá tiên tiến. Kỹ thuật hồng ngoại có đặc thù riêng của mình và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, nông nghiệp, y học và nghiên cứu khoa học, sấy thực phẩm và hoa quả…
Lĩnh vực ứng dụng kỹ thuật sấy bức xạ hồng ngoại ngày càng mở rộng và phát triển.
Trong sấy bức xạ gradien nhiệt độ trong vật liệu đạt trị số rất lớn, trung bình từ 20 – 50oC. Giai đoạn đẳng tốc gradien nhiệt độ thấp hơn trong giai đoạn giảm tốc . Theo kinh nghiệm, quá trình sấy bức xạ nên thực hiện với lớp vật liệu mỏng (không quá 10 – 15 mm). Khi sấy lớp vật liệu dày cần tiến hành theo chế độ luân phiên (chu kỳ bức xạ và chu kỳ thải ẩm bằng không khí)
1.3.4. Tổng quan về phương pháp sấy năng lượng mặt trời 1.3.4.1. Tổng quan về thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.
- Năng lượng mặt trời (NLMT ) là nguồn năng lượng mà con người biết sử dụng từ rất sớm, nhưng ứng dụng NLMT vào các công nghệ sản xuất và trên quy mô rộng thì mới chỉ thực sự vào cuối thế kỷ 18 và cũng chủ yếu ở những nước nhiều năng lượng mặt trời, những vùng sa mạc. Từ sau các cuộc khủng hoảng năng
lượng thế giới năm 1968 và 1973, NLMT càng được đặc biệt quan tâm. Các nước công nghiệp phát triển đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng NLMT.
- Hiện nay NLMT được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh nông nghiệp để sấy các sản phẩm như ngũ cốc, thực phẩm ... nhằm giảm tỷ lệ hao hụt và tăng chất lượng sản phẩm. Ngoài mục đích để sấy các loại nông sản, NLMT còn được dùng để sấy các loại vật liệu như gỗ.
Hình 1.1: Máy sấy ca cao bằng năng lượng mặt trời
1.3.4.2. Thiết bị sấy bức xạ mặt trời ở phòng thí nghiệm
Hình 1.2: Thiết bị sấy năng lượng mặt trời ở phòng thục hành CNL * Cấu tạo:
Thiết bị sấy được thiết kế với 2 bộ phận chính là quạt gió để tạo không khí luân chuyển và buồng sấy có ghờ để khay để sản phẩm lên đó.
Hai bên buồng sấy là tấm tôn được gắn kín phía trên là tấm kính thủy tinh trong suốt nhằm mục đích là chắn bụi và đặc biệt là tạo ra hiệu ứng lồng kính tăng nhiệt
độ trong buồng sấy để cung cấp năng lượng cho nguyên liệu rút ngắn thời gian sấy.
Phía dưới buồng sấy là có 4 chân của thiết bị sấy và có bánh ở dưới chân để di chuyển dể dàng.
* Nguyên tắc hoạt động: Dùng điện năng để chạy mô tơ quạt gió tạo dòng không khi mát luân chuyển ở dưới tấm kính trong suốt và tác nhân sấy ở dây là nguốn ánh nắng mặt trời tự nhiên được chiếu bức xạ qua tấm kính thủy tinh trong suốt cung cấp năng lượng cho nguyên liệu làm cho nước trong nguyên liệu thoát ra bề mặt và được quạt gió mang đi. Khi đó nguyên liệu được sấy khô.
* Ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản, dễ vận hành.
- Rẻ tiền
- Tác nhân sấy là ánh nắng mặt trời đây là nguồn năng lượng sạch,rẻ tiền, phong phú dễ tìm.
- Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt lớn nên rút ngắn được thời gian sấy.
- Do vận dụng được tấm kính thủy tinh trong suốt nên tạo được hiệu ứng lồng kính tăng nhiệt độ lên làm cho cho quá trình thoát ẩm được nhanh hơn rút ngắn thời gian sấy.
- Khi gặp sự cố thì dễ khắc phục được ngay.
- Sản phẩm sấy có chất lượng khá tốt.
Hiện nay người ta đang tích cực thu năng lượng mặt trời để đưa vào sấy nguyên liệu và sử dụng để gia nhiệt trong các khâu sản xuất khác
* Nhược điểm:
- Do sử dụng ánh nắng mặt trời nên phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
- Nhiệt độ ngoài trời không ổn định nên cường độ sấy không ổn định.
- Thiết bị còn cồng kềnh, khó tự động hóa.
1.4. Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản khô của Việt Nam trong những