Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản khô của Việt Nam trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng các chế độ xử lý sorbitol đến chất lượng cá hố khô bằng phương pháp sấy bức xạ mặt trời kết hợp đối lưu (Trang 26 - 29)

Nhìn lại năm 2008, tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường Đông Âu như Nga và Ucraina đầy ấn tượng với 83% và 221%.

Năm 2008, thị trường Nga từ vị trí thứ 7 đã vươn lên vị trí thứ 5 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam tính theo giá trị xuất khẩu, với 217,7 triệu USD, tăng gần 83% so năm 2007. Về sản lượng nhập khẩu, Nga đứng thứ 3 sau EU và Nhật Bản.

Riêng với sản phẩm cá tra, basa, năm 2008 Nga nhập khẩu từ Việt Nam 188,4 triệu USD, tăng 109% so với cùng kỳ. Xét theo thị trường riêng lẻ Nga đang đứng đầu về nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam. Nga cũng là thị trường chính đối với thủy sản khô của Việt Nam, đứng thứ 4 sau ASEAN, Hàn Quốc & Trung Quốc. Cả năm 2008 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 19,7 triệu USD, tăng 30%. Trong năm 2008, Ucraina trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam do nhập khẩu cá tra và hàng khô tăng mạnh. Theo đánh giá của các chuyên gia ngành thủy sản,Ucraina là thị trường tiềm năng đối với thủy sản khô của Việt Nam. Hiện tại, suy giảm kinh tế, kéo theo nhu cầu nhập khẩu giảm là mối đe dọa duy nhất khi xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, trong năm 2009 thì xuất khẩu thuỷ sản khô sang Đài Loan, Ucraina và Mỹ tiếp tục tăng mạnh.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam: 3 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã XK 6.258 tấn thủy sản khô với tổng trị giá xấp xỉ 24,2 triệu USD, giảm 1,2% về khối lượng (KL) và 13,6% về giá trị (GT) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng tháng 3/2009, cả nước XK 3.232 tấn hàng khô tương đương 9,82 triệu USD, tăng 45,4% về KL và 3,5% về GT so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 80% KL so với tháng 2/2009. Diễn biến tích cực này chứng tỏ sự phục hồi dần dần của mặt hàng thủy sản XK này. Hai tháng đầu năm 2009, ASEAN, Trung Quốc là hai tâm điểm của các nhà xuất khẩu Việt Nam khi liên tục bám sát nhau tại vị trí số 1 và 2 trong danh sách thị trường nhâpj khẩu thủy sản khô từ Việt Nam. Bước sang tháng 3/2009, Hàn Quốc - thị trường kém “nổi bật” hơn đã vươn lên vị trí dẫn đầu.

Nếu tháng 2/2009, Hàn Quốc chỉ đứng thứ 3 (sau ASEAN, Trung Quốc) trong top thị trường nhập khẩu hàng khô lớn nhất từ Việt Nam, thậm chí khối lượng giảm 39,8%, giá trị giảm 14,5% so với cùng kỳ năm trước thì sang tháng 3/2009, khối lượng hàng khô Việt Nam “vào” thị trường này gấp 2,6 lần, giá trị gấp 1,46 lần

so với thị trường đứng thứ 2 (ASEAN) với 1.489 tấn, trị giá trên 3 triệu USD, tăng 408,6% về lượng và 15,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng vượt bậc này đã giúp Hàn Quốc leo lên vị trí đầu bảng về giá trị nhập khẩu hàng khô từ Việt Nam 3 tháng đầu năm 2009.

Sở dĩ, tháng 3/2009, thị trường ASEAN bị tụt hạng do cả 3 thị trường đơn lẻ:

Thái Lan, Xinhgapo và Malaixia đều đạt tăng trưởng âm: Thái Lan giảm 10,1% về KL, 16,9% về GT; Xinhgapo giảm 36,5% về lượng, 4,6% về GT; Malaixia giảm 54,6% về KL, 57% về GT so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn vào diễn biến xuất khẩu của hàng khô Việt Nam tháng 3/2009, Trung Quốc và Nhật Bản có nét “tương đồng” về sự tăng trưởng đột biến. Tháng 1/2009, cả hai thị trường này đều đạt mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ, sang tháng 2/2009, cũng tăng trưởng đột biến khi Nhật Bản tăng 210,9% về KL, 128,4% về GT, Trung Quốc tăng 38,1% về lượng, 105,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Đến tháng 3/2009, Trung Quốc giảm 24%, Nhật Bản giảm 8% về lượng so với cùng kỳ năm 2008.

Có thể nói rằng: Trong suốt quý I/2009, Đài Loan, Ucraina, Mỹ là những thị trường không đứng ở vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng tốp các thị trường NK hàng khô lớn nhất từ Việt Nam nhưng lại là “điểm nhấn” khá ấn tượng trong bức tranh XK mặt hàng này. Sự trở lại “ngoạn mục” của thị trường Ucraina và mức độ ổn định của thị trường Đài Loan và Mỹ khiến diễn biến xuất khẩu thủy sản khô Việt Nam không bị ảm đạm do sự bất ổn định tại một số thị trường NK lớn. Trong tháng 3/2009, Đài Loan tiếp tục tăng 69,5% về lượng, 76,1% về GT; Ucraina tăng 174,5%

về lượng, 129,5% về KL; Mỹ tăng đến 214,8% về KL, 124,8% về GT so với cùng kỳ năm ngoái.

Mới đây, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) đã thông báo về việc Cục Kiểm dịch Động thực vật Liên Bang Nga (VPSS) gửi công thư thông báo danh sách 30 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào Liên Bang Nga. Ngoài Ucraina, Doanh nghiệp xuất khẩu hàng khô Việt Nam có thể hi vọng vào sự hồi phục từ thị trường nhập khẩu rộng lớn này.

1.5. Ảnh hưởng của một số chất phụ gia đến chất lượng cảm quan và thời gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng các chế độ xử lý sorbitol đến chất lượng cá hố khô bằng phương pháp sấy bức xạ mặt trời kết hợp đối lưu (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)